Dấu hiệu định khung của Tội vô ý làm chết người

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 26)

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội vô ý làm chết ngƣời

1.1.3. Dấu hiệu định khung của Tội vô ý làm chết người

Về dấu hiêu định khung tăng nặng của Tội VYLCN, cơ sở cho việc tăng nặng là số người chết từ hành vi VYLCN gây ra. Khoản 2 Điều 128 BLHS 2015 quy định làm chết từ 02 người trở lên, trong khi đó, BLHS năm 1999 dùng cụm từ “làm chết nhiều người”. Về bản chất điều luật khơng có gì thay đổi, nhưng về hình thức cách thay đổi cụm từ này cho thấy BLHS cụ thể hơn số lượng người chết góp phần áp dụng pháp luật một cách dễ dàng hơn.

1.1.4. Hình phạt của Tội vơ ý làm chết người

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định.

Đối với Tội VYLCN, Điều 128 quy định hai loạt hình phạt đó là cải tạo khơng giam giữ và hình phạt tù.

+ Cải tạo khơng giam giữ

BLHS năm 2015 bổ sung thêm một loại hình phạt là cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm. So với BLHS năm 1999 quy định này là quy định tiến bộ hơn, linh hoạt hơn trong việc áp dụng hình phạt phản ánh đúng mức độ nguy hiểm xã hội của hành vi.

Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ 06 tháng đến 3 năm được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết để cách ly người phạm tội khỏi xã hội17

.

Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt khơng tước đi tự do của người bị kết án mà họ được cải tạo ngoài xã hội với sự giám sát và giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương. Nếu theo sự sắp xếp của hệ thống hình phạt từ nhẹ đến nặng thì đây là hình phạt chính nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền nhưng lại nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn. Tính chất nghiêm khắc của hình phạt cải tạo khơng giam giữ thể hiện ở việc tuy người bị kết án không bị tước quyền tự do thân thể, không bị cách ly khỏi cộng đồng nhưng người bị kết án phải chịu gám sát, quản lý rất chặt chẽ từ chính quyền địa phương và gia đình. Việc quy định hình phạt này đối với Tội VYLCN đã mở ra khả năng cho Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với trường hợp phạm tội mà chưa đến mức độ phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Quy định mới này cũng phần nào đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quy định

“Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm”. Do đó đây được xem là một trong những điểm

tiến bộ của BLHS năm 2015 đối với Tội VYLCN so với BLHS năm 1999.

+ Tù có thời hạn

Tù có thời han là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong khoảng thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo.

Đây là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù chung thân nhưng lại nặng hơn hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người bị

17

kết án chính là việc tước tự do của họ, người bị kết án phải chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế của trại giam. Họ được phép học văn hóa, học nghề, tham gia lao động do trại giam tổ chức và được tạo điều kiện để hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Đối với Tội VYLCN, BLHS 2015 quy định mức hình phạt tại hai Khoản gồm:

+ Khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp làm chết một người.

+ Khoản 2 (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết từ hai người trở lên.

Từ đó có thể nhận xét rằng, so với BLHS năm 1999 thì hình phạt của Tội VYLCN BLHS năm 2015 là nhẹ hơn, vì mức thấp nhất của hình phạt là cải tạo khơng giam giữ, cịn Điều 98 BLHS 1999 chỉ quy định hình phạt từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu áp dụng hình phạt tù mà người phạm tội có nhều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tịa án có thể áp dụng dưới 01 năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Nếu tịa áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ mà người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ tạ Khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tịa án có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cảnh cáo. Đây cũng là quy định có lợi cho người phạm tội

Đối với Khoản 2 Điều 128, làm chết 02 người trở lên thì bị phạt từ 03 năm đế 10 năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó, khi quyết định hình phạt, ngồi căn cứ vào Điều 50 BLHS thì cịn phải căn cứ vào hậu quả của hành vi. Nếu người phạm tội làm chết 03, 04, 05,… người trở lên thì mức hình phạt phải cao hơn trường hợp chỉ làm chết 02 người. Nếu người phạm tội chỉ làm chết 02 người và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tịa án có thể phạt người phạm tội dưới 03 năm tù, thậm chí dưới 01 năm tù. Đây là quy định mới có lợi cho người phạm tội vì theo Điều 47 BLHS năm 1999 thì quy định khơng được dưới

mức thấp nhất của khung hình phạt nhẹ hơn liền kề18. Tuy nhiên, theo quan điểm cá

nhân, tịa án khơng nên áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ hay các loại hình phạt khác nhẹ hơn vì hậu quả gây ra thuộc trường hợp rất nghiêm trọng.

1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác

Thực tiễn xét xử cho thấy, việc làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội này với một số tội khác có liên quan để định tội danh chính xác, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không phải trường hợp nào cũng dễ dàng. Việc phân biệt tội

18

Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015. Phần thứ hai, Các tội phạm. Chương XIV:

phạm này với một số tội phạm khác trong BLHS mà dấu hiệu của chúng dễ có sự nhầm lẫn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Do đó, để áp dụng Điều 128 BLHS vào thực tiễn, ta cần phân biệt với một số tội sau đây:

1.2.1. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội giết người (Điều 123)

Giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Tội VYLCN có một số đặc điểm để phân biệt với tội giết người như sau:

* Giống nhau

Về khách thể, Tội VYLCN và Tội giết người đều xâm phạm đến tính mạng

của cơng dân; quyền được sống của con người. Đây là những quyền thiêng liêng, cao quý mà người phạm tội đã xâm phạm đến dưới sự bảo vệ của pháp luật hình sự.

Về chủ thể: Chủ thể của Tội VYLCN và Tội giết người là chủ thể thường,

nghĩa là những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của hai tội trên.

Về động cơ, mục đích, Tội VYLCN và Tội giết người đều không bắt buộc

phải có động cơ, mục đích. Tuy vậy, trong Tội giết người, trong một số trường hợp động cơ là yếu tố định khung hình phạt.

* Khác nhau:

Về mặt khách quan: Tội giết người trong pháp luật hình sự hiện hành được

quy định là CTTP vật chất. Nghĩa là dấu hiệu khách quan của tội này bao gồm hành vi giết người, hậu quả làm cho nạn nhân tử vong, mối qua hệ nhân quả giữa nạn nhân và hậu quả.

Hành vi giết người ở đây là việc tước đoạt tính mạng trái pháp luật của người khác được thực hiện dưới dạng hành động như (đâm, chém, bắn, bóp cổ, dìm xuống nước,…). Trong một số trường hợp, tước đoạt tính mạng của người khác được thực hiện dưới dạng không hành động như người mẹ khơng cho con bú để bé chết vì khát sữa. Những hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác nhưng không chứa đựng khả năng phát sinh hậu quả chết người thì khơng trở thành hành vi khách quan của tội giết người (Ví dụ: dùng dao rạch nhẹ vào cánh tay nạn nhân).

Hậu quả của tội giết người là nạn nhân bị tử vong. Dấu hiệu này là cơ sở xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Nếu hành vi giết người đã đưa đến hậu quả nạn nhân tử vong thì tội giết người đã hồn thành; nếu nạn nhân chưa chết thì được coi là giết người chưa đạt.

Về mặt chủ quan, lỗi đối với Tội VYLCN là lỗi vơ ý, bao gồm hai hình thức

Tội giết người được thực hiện với lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Trong trường hợp này dù hậu quả chết người chưa xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì vẫn định tội danh là giết người chưa đạt. Đối với trường hợp giết người do lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy khơng mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng để mặc hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này, việc định tội danh tùy vào thực tế. Nếu hành vi tác động trái luật đến thân thể của người khác do lỗi cố ý gián tiếp gây ra hậu quả chết người thì định tội danh về giết người ; nếu nạn nhân chỉ bị thương tích thì định tội danh là tội cố ý gấy thương tích khi thỏa mãn các điều kiện khác được quy định trong BLHS.

1.2.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127) hành công vụ (Điều 127)

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép19. Khi so sánh với Tội VYLCN, tội làm chết người trong khi thi hành cơng vụ có những điểm giống và khác như sau:

* Giống nhau:

Về khách thể: Cả hai tội này thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, tính mạng của người khác. Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ và hành vi VYLCN đều xâm phạm đến khách thể là tính mạng của người khác.

* Khác nhau

Về hành vi khách quan: hành vi khách quan hai tội phạm này đều là hành vi

làm chết người do không tuân thủ các quy tắc an toàn. Tuy nhiên đối với Tội VYLCN những quy tắc an toàn này là trong điều kiện sinh hoạt thơng thường cịn

tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là trong điều kiện thi hành công vụ

đã dùng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép của pháp luật.

Để xác định hành vi khách quan của tội này cần căn cứ vào Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017. Điều luật này xác định cụ thể các trường hợp được nổ súng vào đối tượng ngay lập tức hoặc sau khi

19

đã cảnh báo bằng mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên. Ví dụ: Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; hoặc đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó,… hoặc người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên vào trường hợp đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hoặc cơng cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành cơng vụ hoặc người khác20.

Do đó, việc dùng vũ khí ngồi những trường hợp pháp luật cho phép là việc dùng vũ khí trái với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017. Đối với trường hợp dùng vũ lực khác ngoài những trường hợp pháp luật cho phép thường được hiểu là việc dùng vũ lực vượt quá sự cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ21.

Hành vi dùng vũ lực (vũ khí) gây chết người trong khi thi hành cơng vụ thì bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 127 BLHS.

Về đối tượng tác động: đối tượng tác động của Tội VYLCN là bất kỳ con

người đang sống nào bị người phạm tội làm chết mà khơng địi hỏi mối liên quan nào đặc biệt với người phạm tội. Còn đối tượng tác động của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là con người đang sống và có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ công vụ của người phạm tội. Nghĩa là, nạn nhân của hành vi phạm tội này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công vụ sử dụng vũ lực để bắt giữ hoặc ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị hại khơng phải là người vi phạm pháp luật nhưng vì một tình huống mà họ trở thành nạn nhân như người đi đường bị trúng đạn vì lỗi của người thi hành công vụ.

Về chủ thể: chủ thể của Tội VYLCN là chủ thể thường, còn chủ thể của tội

làm chết người trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành cơng vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, những cơng dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra,

20

Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 83

21

canh gác, bảo vệ theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơng dân vì lợi ích chung của xã hội mà đã sử dụng một loại cơng cụ nào đó để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó xâm phạm tính mạng của người khác thì cũng được coi là người thi hành công vụ.

Về mặt chủ quan: Lỗi đối với Tội VYLCN là lỗi vơ ý, bao gồm hai hình thức

lỗi vơ ý vì cẩu thả và vơ ý vì q tự tin. Lỗi đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý hoặc vô ý. Trong thực tiễn tội này thường được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên một số ít trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành cơng vụ với lỗi VYLCN (ví dụ trong khi thi hành công vụ người thi hành công vụ bắn lạc đạn vào người qua đường làm nạn nhân chết).

Không giống Tội VYLCN khơng có động cơ, mục đích phạm tội, tội làm

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)