Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 35)

1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác

1.2.4. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người (Khoản 4, 5 Điều 134)

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác, gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác dưới dạng thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định.

* Giống nhau:

Về khách thể: Đối với Tội VYLCN hành vi này trực tiếp xâm phạm đến tính

mạng của người khác. Đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người thì ngồi xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người, người phạm tội cũng xâm phạm đến tính mạng của người khác. Như vậy có thể thấy trường hợp này cả hai tội đều có khách thể giống nhau.

* Khác nhau

Trên thực tế, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường khó phân biệt với Tội VYLCN do hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 134 BLHS có phần giống nhau; hoặc khi xem xét các vụ việc gồm nhiều tình huống xảy ra liên tiếp thì dấu hiệu khách quan của hai tội này khó có ranh giới xác định. Do đó để phân biệt rõ ràng, ta cần xem xét những yếu tố sau:

Về chủ thể: Chủ thể của Tội VYLCN là từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này khơng

thuộc các tội mà tuổi chịu TNHS có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê ở Khoản 2 Điều 12 BLHS. Còn đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người đủ

14 tuổi trở lên trong trường hợp hành vi phạm tội thuộc các Khoản 3, 4, và 5; trường hợp hành vi phạm tội thuộc các Khoản 1 và 2 thì là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Về mặt chủ quan: lỗi tại Khoản 4, 5 Điều 134 BLHS 2015 người phạm tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng lại vô ý đối

với hậu quả chết người, lỗi dẫn đến chết người là lỗi vô ý từ hành vi của họ gây ra. Do đó, có nhiều khả năng xác định sai và dẫn đến định tội danh sai. Nghị quyết số 01/HDDTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC có giải thích về trường hợp này như sau: “Thương tích dẫn đến chết người trước hết là thương tích

nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này, nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả. Thí dụ: đâm vào hơng nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tỉnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên nạn nhân bị chết.

Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trường hợp gây thương tích khơng phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho bị chết sớm hơn, nếu khơng bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết”.

Tuy nhiên, trường hợp nạn nhân chỉ bị thương tích nhẹ, nhưng vì lý do khách quan làm cho nạn nhân chết thì khơng được xem là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người. Ví dụ: Trần Văn A bị Nguyễn Quang N đâm vào bụng, A được mọi người cấp cứu đưa vào bệnh viện, trước khi lên bàn mổ, một y tá đã tiêm nhầm thuốc nên sau khi rút kim tiêm ra thì A bị chết.

Nếu Điểm a Khoản 4 Điều 134 số lượng người chết là 01 người thì Điểm a Khoản 5 Điều 134 số lượng người chết là 02 trở lên. Tất cả những người bị chết ở đây đều phải do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe gây nên, nếu có 02 người chết nhưng trong đó có 01 người khơng phải do cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe gây nên thì tùy từng trường hợp, người

phạm tội bị truy cứu TNHS theo Khoản 4 của Điều luật và tội phạm tương ứng25.

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)