Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội vô ý làm chết người do

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 32 - 34)

1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác

1.2.3. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội vô ý làm chết người do

phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129)

* Giống nhau:

Về khách thể: Cả hai tội này thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, tính mạng của người khác. Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ và hành vi VYLCN đều xâm phạm đến khách thể là tính mạng của người khác

* Khác nhau

Hai tội danh này có một số điểm khác biệt như sau:

Về mặt khách quan: Tội VYLCN và Tội VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đều thể hiện ở việc người phạm tội đã không tuân

22

Nguyễn Ngọc Hịa (2017), Bình luận khoc học BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017- Phần các

thủ các quy tắc an toàn. Chúng chỉ khác nhau về lĩnh vực của quy tắc an toàn phải chấp hành. Một bên là quy tắc an tồn trong điều kiện sinh hoạt thơng thường, một bên là quy tắc an tồn trong nghề nghiệp, trong hành chính.

VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiêp là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao động mà người phạm tội phải có trách nhiệm hay nghĩa vụ do nghề nghiệp quy định. Ví dụ: Một y tá tiêm thuốc Pênixiline cho người bệnh nhưng không thử phản ứng, dẫn đến bệnh nhân bị chết do phản ứng thuốc23. Những vi phạm quy tắc nghề nghiệp của người phạm tội là những vi phạm thuộc phạm vi một ngành, một nghề do Nhà nước quy định có tính chất nghiệp vụ cao để đảm bảo an toàn cho mọi người. Do làm một nghề mà nghề đó trực tiếp liên quan đến tính mạng của con người, nên phải tuân thủ quy tắc an toàn, nếu vi phạm dễ dẫn đến chết người. Cũng là VYLCN, nhưng người vi phạm quy tắc nghề nghiệp mà làm chết 02 người trở lên phải chịu TNHS nặng hơn. Tuy nhiên, BLHS đã có nhiều tội phạm độc lập quy định hành vi VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp như: các tội về an tồn giao thơng, các tội về an toàn lao động,… nên khi xác định hành vi phạm tội này cần chú ý xem hành vi này đã được quy định thành tội độc lập hay chưa. Nếu BLHS chưa có quy định thì mới coi là Tội VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp.

VYLCN do vi phạm quy tắc hành chính là trường hợp làm chết người do

không thực hiện đúng những quy tắc xã hội do luật hành chính điều chỉnh24. Những

quy tắc này có thể do các cơ quan hành chính trung ương quy định như: Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, các ngành; nhưng cũng có thể do cơ quan hành chính ở địa phương hoặc một đơn vị sản xuất quy định. Các quy phạm hành chính này tương đối rộng, vì các quan hệ xã hội nếu khơng do các ngành luật khác điều chỉnh thì hầu hết do luật hành chính điều chỉnh. Ví dụ: một người chặt cây ven đường trái quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm đứt dây dẫn điện để người qua đương bị điện giật chết. Khi xác định hành vi VYLCN do vi phạm quy tắc hành chính thì phải căn cứ vào việc hành vi làm chết người có quy phạm hành chính nào điều chỉnh hay không? Nếu hành vi làm chết người do ngành luật khác điều chỉnh, mặc dù ngành luật đó do cơ quan hành chính ban hành thì khơng thuộc trường hợp làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính. Ví dụ: Hành vi vi phạm các quy định định về xây

23

Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015. Phần thứ hai, Các tội phạm. Chương XIV:

các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Hà Nội; tr. 93.

24

dựng làm chết người thì khơng thuộc trương hợp VYLCN do vi phạm quy tắc hành chính mà thuộc về trường hợp phạm tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298).

Về chủ thể: Chủ thể của Tội VYLCN là chủ thể thường. Chủ thể của Tội

VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là chủ thể đặc biệt - người phạm tội phải là người có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó.

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)