Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội làm chết người trong khi th

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 30 - 32)

1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác

1.2.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội làm chết người trong khi th

hành công vụ (Điều 127)

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép19. Khi so sánh với Tội VYLCN, tội làm chết người trong khi thi hành cơng vụ có những điểm giống và khác như sau:

* Giống nhau:

Về khách thể: Cả hai tội này thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, tính mạng của người khác. Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ và hành vi VYLCN đều xâm phạm đến khách thể là tính mạng của người khác.

* Khác nhau

Về hành vi khách quan: hành vi khách quan hai tội phạm này đều là hành vi

làm chết người do không tuân thủ các quy tắc an toàn. Tuy nhiên đối với Tội VYLCN những quy tắc an toàn này là trong điều kiện sinh hoạt thơng thường cịn

tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là trong điều kiện thi hành cơng vụ

đã dùng vũ lực ngồi những trường hợp cho phép của pháp luật.

Để xác định hành vi khách quan của tội này cần căn cứ vào Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017. Điều luật này xác định cụ thể các trường hợp được nổ súng vào đối tượng ngay lập tức hoặc sau khi

19

đã cảnh báo bằng mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên. Ví dụ: Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; hoặc đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó,… hoặc người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên vào trường hợp đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hoặc cơng cụ, phương tiện khác tấn cơng hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác20.

Do đó, việc dùng vũ khí ngồi những trường hợp pháp luật cho phép là việc dùng vũ khí trái với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017. Đối với trường hợp dùng vũ lực khác ngoài những trường hợp pháp luật cho phép thường được hiểu là việc dùng vũ lực vượt quá sự cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ21.

Hành vi dùng vũ lực (vũ khí) gây chết người trong khi thi hành cơng vụ thì bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 127 BLHS.

Về đối tượng tác động: đối tượng tác động của Tội VYLCN là bất kỳ con

người đang sống nào bị người phạm tội làm chết mà khơng địi hỏi mối liên quan nào đặc biệt với người phạm tội. Còn đối tượng tác động của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là con người đang sống và có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ công vụ của người phạm tội. Nghĩa là, nạn nhân của hành vi phạm tội này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công vụ sử dụng vũ lực để bắt giữ hoặc ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị hại không phải là người vi phạm pháp luật nhưng vì một tình huống mà họ trở thành nạn nhân như người đi đường bị trúng đạn vì lỗi của người thi hành cơng vụ.

Về chủ thể: chủ thể của Tội VYLCN là chủ thể thường, còn chủ thể của tội

làm chết người trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành cơng vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, những cơng dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra,

20

Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 83

21

canh gác, bảo vệ theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơng dân vì lợi ích chung của xã hội mà đã sử dụng một loại cơng cụ nào đó để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó xâm phạm tính mạng của người khác thì cũng được coi là người thi hành công vụ.

Về mặt chủ quan: Lỗi đối với Tội VYLCN là lỗi vơ ý, bao gồm hai hình thức

lỗi vơ ý vì cẩu thả và vơ ý vì q tự tin. Lỗi đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý hoặc vô ý. Trong thực tiễn tội này thường được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên một số ít trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành cơng vụ với lỗi VYLCN (ví dụ trong khi thi hành cơng vụ người thi hành công vụ bắn lạc đạn vào người qua đường làm nạn nhân chết).

Không giống Tội VYLCN khơng có động cơ, mục đích phạm tội, tội làm chết người trong khi thi hành cơng vụ có động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ thực hiện hành vi làm chết người trong khi thi hành cơng vụ là vì thi hành cơng vụ, do hành vi trái pháp luật của người nạn nhân xâm phạm đến quyền, lợi ích chung của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Những hành vi xâm phạm tính mạng của người khác do hống hách, coi thường tính mạng của người khác hoặc do tư thù

đếu không thuộc hành vi của tội phạm này22

. Mục đích thực hiện hành vi là bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hình phạt: tội làm chết người trong khi thi hành cụng vụ thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cao hơn Tội VYLCN.

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)