1.3. Quy định về Tội vô ý làm chết ngƣời của một số quốc gia trên thế giới và
1.3.2. Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Thái Lan
Về vị trí của điều luật quy định về Tội vô ý làm chết người
BLHS của Thái Lan hiện hành được ban hành năm 1956, được quy định thành hai phần: phần quy định chung về tội phạm và hình phạt, và phần quy định về các tội phạm cụ thể với 398 Điều gồm 3 quyển. Quyển 1 “Các quy định chung” từ Điều 01 đến Điều 106, Quyển 2 “Các tội phạm cụ thể” từ Điều 107 đến Điều 366. Quyển 3 “Các tội vi cảnh” từ Điều 367 đến Điều 398.
Phần chung được kết cấu gồm hai Thiên. Thiên 1 “Các quy định áp dụng với mọi tội phạm” gồm 09 chương quy định về định nghĩa, áp dụng pháp luật hình sự, hình phạt và các biện pháp bảo đảm an tồn cho cơng chúng, TNHS, nỗ lực phạm tội, chính phạm và tịng phạm (trong vụ đồng phạm), phạm nhiều tội, tái phạm và thời hiệu. Thiên 2 “Các quy định áp dụng riêng với tội vi cảnh”.
Phần các tội phạm cụ thể được quy định gồm 12 Thiên. Trong đó Thiên thứ 10 quy định về “Các tội xâm phạm tính mạng và thân thể”.
Các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người được quy định tại Quyển 2 - Thiên thứ 10 BLHS của Thái Lan. Trong đó Chương I quy định “Các tội xâm phạm tính mạng của con người”. Tội VYLCN được quy định trong chương này tại Điều 29131. Đây là một điều luật quy định về lỗi bất cẩn và phải chịu TNHS. Theo đó, Điều 291 quy định như sau : “Người nào bất cẩn (vô ý) gây ra cái chết
cho người khác sẽ bị phạt tù đến 10 năm và phạt tiền đến 20 nghìn bạt (baht)”.
Về hình thức
BLHS Thái Lan khơng đặt tên tội danh như BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây được xem là điểm khác biệt so với BLHS Việt Nam.
Về nội dung
Xét về định nghĩa pháp lý, BLHS Thái Lan cũng giống như Việt Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quy định về tội danh này đi theo hướng không đưa định nghĩa trong điều luật.
Xét về yếu tố lỗi, BLHS Thái Lan không phân chia yếu tố CTTP thành hành vi, tình huống và kết quả để áp dụng mặt chủ quan đối với mỗi yếu tố CTTP mà chỉ đòi hỏi ý định được áp dụng cho mọi yếu CTTP ngoại trừ một số loại tội chỉ cần lỗi “bất cẩn” (vơ ý) hoặc thậm chí là một số tội bị truy cứu TNHS mà không cần xét
đến lỗi của người vi phạm (trách nhiệm nghiêm ngặt (Điều 104 BLHS Thái Lan)32
. Đối với lỗi vô ý, tại Điều 59 quy định rằng, thực hiện hành vi với lỗi bất cẩn33. là việc thực hiện một tội phạm một cách khơng có chủ ý nhưng đã không
thực hiện mức cẩn trọng mà người khác kỳ vọng một cách hợp lý trong bối cảnh, điều kiện mà người phạm tội đang ở trong đó, và thực tế người thực hiện hành vi có thể thực hiện sự cẩn trọng như vậy nhưng đã không thực hiện một cách đầy đủ. Khái niệm hành vi cũng bao gồm bất cứ hậu quả nào mang lại bởi việc không thực
31Điều 291 BLHS Thái Lan.
32
Phí Thị Ngọc Hương (2011), tlđd (7), tr. 73.
33
hiện một hành vi nhất định mà hành vi ấy phải được thực hiện để ngăn ngừa hậu quả đó xảy ra. Điều luật 291 thể hiện rõ lỗi của hành vi là lỗi bất cẩn (hay lỗi vô ý theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam). Việc xác định như thế nào là bất cẩn dựa trên quy định tại điều 59 BLHS Thái Lan Căn cứ vào Điều 291 BLHS Thái Lan, ta thấy chỉ quy định một CTTP bất cẩn (vô ý) làm chết người, không quy định khung tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Và như vậy, đối với trường hợp người phạm tội bất cẩn làm chết nhiều người cũng vẫn chỉ áp dụng hình phạt khơng q 10 năm tù. Đây được xem là sự khác biệt cũng như hạn chế hơn so với pháp luật Việt Nam. Vì việc cân nhắc và đánh giá về tính chất, mức độ và hình phạt áp dụng hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng, khơng có ranh giới pháp lý can thiệp đối với loại tội phạm này.
Xét về tuổi chịu TNHS, pháp luật hình sự Thái lan thiên về trừng trị tội phạm. Việc quy định tuổi chịu TNHS của Thái Lan quá thấp, người từ đủ bảy tuổi đã phải chịu TNHS - bị trừng phạt của pháp luật hình sự. Tại Quyển 1 Thiên 1 điều 73, 74 quy định rằng người chưa q 7 tuổi thì khơng phải chịu TNHS. Và người đủ 7 tuổi nhưng chưa đủ 14 tuổi khi phạm tội thì Tồ án khơng áp dụng hình phạt mà sẽ áp dụng chế độ giao người này cho người hoặc tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc giáo dưỡng, chăm sóc đặc biệt34.
Xét về hình phạt, điều luật quy định hai loại hình phạt là tiền và tù khơng q 10 năm. Vì điều luật chỉ quy định mức cao nhất mà không quy định mức thấp nhất của khung hình phạt, đây là điểm thiếu sót dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật định tính, chủ quan khơng tương xứng với mức độ của hành vi phạm tội.
Sau khi xem xét Tội VYLCN của BLHS Thái Lan tôi cho rằng cách quy định của pháp luật Việt Nam về Tội VYLCN là tiến bộ và dễ áp dụng hơn.
1.3.3. Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Thuỵ Điển
Về vị trí của điều luật quy định về Tội vơ ý làm chết người
BLHS Thuỵ Điển được xây dựng năm 1962 và chính thức đưa vào áp dụng năm 1965. Với ba phần, gồm 37 chương, 409 điều (đã bãi bỏ Chương 32 và 36 điều tại các chương 6, 7, 8, 13, 16, 17, 20, 26, 31, 33, 34, 35, 36 và 38). Trong đó, phần một là những quy định chung được quy định với hai chương từ Chương I đến Chương II, phần hai quy định về tội phạm với 22 Chương từ Chương III đến Chương XXIV, và phần ba quy định với 14 Chương từ Chương XXV đến XXXVIII.
34
https://www.samuiforsale.com/law-texts/thailand-penal-code.html truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2019 lúc 18 giờ 22 phút.
Tội VYLCN được quy định tại phần 2 Chương III quy định về các tội phạm chống lại sự sống và sức khỏe, tại Điều 7.
Điều 7 quy định: “Người nào thông qua sự bất cẩn (vô ý) gây ra cái chết cho
người khác sẽ bị kết Tội vơ ý làm chết người thì bị phạt tù tối đa hai năm hoặc nếu phạm tội ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền.
Nếu phạm tội nghiêm trọng, phạt tù sẽ ít nhất là sáu tháng và nhiều nhất là sáu năm. Nếu hành động được thực hiện bằng lái xe cơ giới, cần đặc biệt cân nhắc xem tội phạm đó có nghiêm trọng hay khơng, người phạm tội có chịu ảnh hưởng của chất có cồn hay chất kích thích khác hay khơng.(Luật 1993:1462)”.35
Về hình thức
BLHS Thụy Điển cũng như Trung Hoa và Thái Lan không đặt tên tội danh mà quy định trực tiếp vào ngay điều luật.
Về nội dung
Xét về định nghĩa pháp lý
Điều 7 BLHS Thuỵ Điển quy định Tội VYLCN theo hướng không nêu định nghĩa trong điều luật. BLHS cũng không quy định riêng trường hợp phạm Tội VYLCN với hành động được thực hiện bằng lái xe cơ giới thành điều luật riêng và cũng không quy định hành động thực hiện bằng lái xe cơ giới vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ như pháp luật hình sự Việt Nam. Người phạm Tội VYLCN khi lái xe cơ giới thì sẽ được coi là một trường hợp xem xét đặc biệt, Tòa án áp dụng căn cứ theo quy định của điều luật này, cho dù có vi phạm hay khơng vi phạm quy định về điều khiển xe cơ giới.
Về hành vi, nhà làm luật không quy định cụ thể các hành vi VYLCN trong điều luật (điểm này giống cách quy định của luật hình sự Việt Nam), tội danh này được xác định tuỳ thuộc vào thực tiễn giải quyết, xem xét đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này xuất phát từ việc các hành vi VYLCN rất phong phú và đa dạng, nếu quy định cụ thể sẽ không thể bao trùm được các hành vi phạm tội này diễn ra trong thực tế, dễ bỏ sót tội phạm. Do đó, khi áp dụng các quy định của Tội VYLCN sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Ngoài quy định về hành vi VYLCN, pháp luật hình sự Thuỵ Điển cịn quy định về trường hợp người vô ý gây ra một mối nguy hiểm chết người cũng phải chịu TNHS tại Điều 9 Phần 2 Chương 3, đây là một điểm khác biệt so với luật hình sự
Việt Nam. Tội phạm quy định tại điều này chưa gây ra hậu quả chết người mà hậu quả chết người mới chỉ dừng lại ở nguy cơ cũng đã phải chịu TNHS. Điều 9 Chương 2 BLHS Thuỵ Điển quy định như sau:“Người nào do cẩu thả đẩy người
khác vào tình thếi nguy hiểm đến tính mạng hoặc có khả thương tích nặng hoặc bệnh nặng cho người khác thì bị phạt tiền hoặc phạt tù không quá 2 năm về tội vô ý gây nguy hiểm cho người khác.”36
Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Thuỵ Điển còn quy định tại Điều 10, Điều
1137 về hành vi VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, và hành vi chuẩn bị thực
hiện tội giết người, tội ngộ sát, hoặc gây thương tích, hoặc khơng tố giác tội phạm tại Điều 10, Điều 11.
Điều 10: “Người nào cố ý hoặc bất cẩn khi thực hiện nghĩa vụ phòng ngừa bệnh tật hoặc tai nạn theo quy định của Luật môi trường làm việc (1977:1160) mà thực hiện tội phạm quy định tại Điều 7-9 thì bị kết án về tội phạm mơi trường theo những quy định trên. (Luật 1991:679)”.
Điều 11: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt các tội giết người, ngộ sát, giết trẻ sơ sinh, gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác khơng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng cũng như âm mưu đồng phạm giết người, ngộ sát hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến dức khỏe của người khác, khơng tố giác tội phạm thì áp dụng hình phạt được quy định tại Chương 23 của Bộ luật này.(Luật 1991:679)”.
Điều 11 quy định về truy cứu TNHS đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, trong đó có nêu lên chuẩn bị thực hiện tội ngộ sát (VYLCN). Đây là điểm khác biệt rất lớn so với BLHS Việt Nam vì theo lý luận chung đối với tội vơ ý thì khơng đặt ra vấn đề xem xét các giai đoạn thực hiện tội phạm như chuẩn bị phạm tội, thực hiện tội phạm. Nếu có sự chuẩn bị phạm tội, như vậy, khơng cịn là lỗi vơ ý nữa. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, để đảm bảo việc phòng ngừa tội phạm xảy ra ngay cả đối với các tội được thực hiện với lỗi vô ý, thiết nghĩ nên quy định trong luật thực định Việt Nam các điều luật với những tội danh về không đảm bảo các quy tắc an tồn cơng cộng theo tinh thần của điều luật trên. Tác giả Phí Thị Ngọc Hương cũng từng đề xuất : khi phát hiện người quản lý, sử dụng đường dây điện, để cột điện mục nát, đổ gãy dây điện rơi xuống đường có nhiều người qua lại, người chủ sử
36
Điều 9 Phần 2 Chương III BLHS Thụy Điển.
37
dụng không kịp thời khắc phục tình trạng nguy hiểm này, có thể bị xem xét truy cứu
TNHS về khơng đảm bảo quy tắc an tồn cơng cộng38.
Xét về yếu tố lỗi, Điều 2 Chương I quy định: “Trừ khi có quy định khác, hành vi chỉ bị coi là tội phạm nếu được thực hiện một cách cố ý. Nếu hành vi được thực hiện trong trạng thái tự đầu độc hoặc nếu người thực hiện hành vi bằng cách khác tự làm cho mình tạm thời mất khả năng nhận thức hành vi đó vẫn bị coi là tội
phạm (Luật 1994: 458).”39
Tội VYLCN trong BLHS Thụy Điển thực hiện thông qua sự cẩu thả, bất cẩn (carelessness); lỗi ở đây chính là sự vô ý của người thực hiện hành vi phạm tội đã dẫn đến chết người.
Xét về tuổi chịu TNHS,
Điều 6 Chương I BLHS Thụy Điển quy định: “Không áp dụng chế tài đối với
người phạm tội khi chưa đủ 15 tuổi. (Luật 1988: 942)” 40. Như vậy, BLHS Thụy
Điển quy định tuổi chịu TNHS là từ đủ 15 tuổi.
Xét về hình phạt, có chính sách đặc biệt với người chưa thành niên phạm tội đó là chỉ bị phạt tiền. Đối với người đã thành niên thì bị phạt tù tối đa là hai năm. Khơng quy định mức hình phạt tối thiểu cho trường hợp phạm tội thơng thường đối với hình phạt tù mà chỉ quy định mức cao nhất của hình phạt là phạt tù không quá hai năm.
1.3.4. Tội vơ ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Cộng hồ Liên bang Đức
Về vị trí của điều luật quy định về Tội vơ ý làm chết người
BLHS hiện hành của Đức được ban hành ngày 13 tháng 11 năm 1998, (đăng công báo Liên bang Luật I trang 945-3322). Tội VYLCN được quy định ở Chương XVI – tội ác chống lại sự sống (chapter sixteen offences against life). Điều 212: tội ngộ sát – Manslaughter, Điều 213. Trường hợp ít nghiêm trọng của tội ngộ sát- Murder under mitigating circumstances và Điều 222: Bất cẩn gây án mạng – hay còn gọi là VYLCN. (Negligent Homicide).
Nghiên cứu các quy định trong luật Hình sự Cộng hịa Liên bang Đức, tội ngộ sát được hiểu là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người tức là được thực hiện với lỗi cố ý và trường hợp giết người này không giống với tội giết
38
Phí Thị Ngọc Hương (2011), tlđd (7), tr. 76.
39
Điều 2 Chương 1 BLHS Thụy Điển: “Section 2 Unless otherwise stated, an act shall be regarded as a crime only if it is committed intentionally. If the act has been committed during self-induced intoxication or if the perpetrator has in some other way himself brought about the temporary loss of the use of his senses, this shall not cause the act to be considered non-criminal. (Law 1994:458)”.
40
Điều 6 Chương 1 BLHS Thụy Điển: “Section 6 No sanction shall be imposed upon a person for a crime committed before attaining the age of fifteen. (Law 1988:942)”.
người được quy định trong Điều 211 tội giết người (murder) của Bộ luật này. Tại điều 211 – tội giết người (murder) quy định: “1. Kẻ giết người bị trừng phạt bằng
hình phạt tù chung thân. 2. Kẻ giết người là bất cứ ai giết chết một người vì ham muốn, để đáp ứng ham muốn tình dục của mình, từ sự tham lam hoặc động cơ thấp hèn khác, xảo quyệt hoặc tàn nhẫn hoặc với phương tiện nguy hiểm cho công chúng hoặc để thực hiện một tội phạm khác hoặc để che giấu một tội phạm khác.”41 Và
như vậy theo quy định tại điều 212 thì người nào giết người mà không phải là kẻ giết người (murder - được quy định tại điều 211) thì phạm tội ngộ sát (manslaugter) theo quy định tại điều 21242
. Về hình thức
Cũng giống như BLHS Việt Nam, BLHS Đức có đặt tên cho từng điều luật cụ thể. Cá nhân tôi cho rằng việc đặt tên điều luật là điều cần thiết. Vì ngồi việc khái quát được nội dung điều luật đó quy định gì thì nó cịn giúp cho việc tìm kiếm, áp dụng dễ dàng hơn, tránh trường hợp bỏ sót các quy định pháp luật.
Về nội dung
Xét về định nghĩa pháp lý, BLHS Đức không mô tả, định nghĩa thế nào là VYLCN mà dùng phương pháp loại trừ đó là “người nào giết chết người khác mà
khơng phải là kẻ giết người (murder)” thì được xem là phạm tội ngộ sát. Mặc dù tội
danh được quy định là tội ngộ sát, nhưng khái niệm về ngộ sát được quy định tại điều 212 BLHS Liên bang Đức không giống khái niệm về tội ngộ sát mà một số quốc gia khác cùng sử dụng thuật ngữ “manslaugter”. Tội ngộ sát ở đây khơng phải là Tội VYLCN như trong pháp luật hình sự Việt Nam. Pháp luật hình sự Việt Nam khơng có quy định nào giống với quy định này của BLHS Liên bang Đức.
Về hành vi, Theo quy định tại Điều 212 “ người nào giết người mà không