1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác
1.2.5. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ (Điều 260)
25
Ví dụ: Trần Văn A dùng dao chém anh Lê Văn M do A nghi ngờ M có quan hệ bất chính với vợ mình. Trong lúc A chém M thì vợ của M là chị Nguyễn Thị B và con trai anh A là Trần Vũ K can ngăn. Do sợ chém M trúng con mình lại nên A vứt bỏ dao chạy vào nhà lấy khẩu súng tự chế bắn vào chân M nhưng không trúng, anh M bỏ chạy, A đuổi theo bắn tiếp hai phát thì một phát trúng vào đùi anh M, một phát trúng vào ngực K làm K gục xuống. Anh A thấy con mình bị trúng đạn nên nhờ mọi người đưa đi cấp cứu, cả hai người đều được đưa tới bệnh viện nhưng do mất nhiều máu cả hai đều tử vong trên đường đi. Trong trường hợp này, A chỉ cố ý gây thương tích với anh M dẫn đến anh M bị chết, khơng cố ý gây thương tích với con mình nên A chỉ bị truy cứu TNHS theo Khoản 4 Điều 134 và Tội VYLCN mà nạn nhân chính là Trần Vũ K con của anh A.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một tội danh nằm trong Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của BLHS 2015 được quy định tại Điều 260 BLHS, trước đây là Điều 202 BLHS năm 1999.
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được hiểu là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
Từ thực tiễn xét xử cho thấy, rất nhiều vụ án cơ quan tiến hành tố tụng có sự nhầm lẫn trong việc xác định tội danh giữa hai tội này, nhất là khi hậu quả chết người đã xảy ra. Do đó, khi so sánh hai tội này chúng ta sẽ thấy được những điểm khác biệt, hạn chế các trường hợp xác định sai tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
So với Tội VYLCN tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ có những điểm giống và khác nhau như sau:
*Giống nhau:
Về chủ thể: cả hai tội danh đều quy định chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên
có năng lực TNHS.
Về lỗi: Cả hai đều thực hiện với lỗi vơ ý, có thể là vơ ý vì q tự tin hoặc vơ
ý vì cẩu thả.
*Khác nhau:
Về khách thể: Tội VYLCN và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (dẫn đến hậu quả chết người) đều xâm phạm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ cịn xâm phạm đến quy tắc hành chính trong lĩnh vực giao thơng vận tải. Quy tắc đó chính là các quy định của Luật giao thơng đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến trật tự an tồn cơng cộng.
Về hành vi khách quan:
- Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ vi phạm các quy định của người tham gia giao thơng đường bộ, đó là hành vi khơng thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ các quy dịnh của pháp luật về tham gia giao thơng đường bộ26
. Có thể thấy, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả chết người là hành vi VYLCN. Tuy nhiên, đây hành vi làm chết người
26
ở đây xuất phát từ sự vi phạm quy tắc hành chính trong lĩnh vực giao thơng vận tải đường bộ. Hành vi này diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, tâm lý của người dân khi tham gia giao thông đường bộ nên nhà làm luật đã tách riêng hành vi VYLCN này thành một tội danh riêng và phân loại ra thành nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau để điều chỉnh trực tiếp.
Cần lưu ý rằng, trong quá trình áp dụng, tội vi phạm quy định về điều tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thơng đường bộ đã có lỗi vi phạm qui định về an tồn giao thơng đường bộ được xác định trên cơ sở các quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải là nguyên nhân dẫn đến chết ngƣời.
Nếu người tham gia giao thông đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ ví dụ: khơng mang theo bằng lái, không giữ nguyên hiện trường khi va chạm xảy ra,… thì khơng xem xét để định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại điều 260 BLHS. Ngoài ra,hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ không bị truy cứu TNHS theo Điều 260 mà bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như Tội VYLCN (Điều 128), Tội VYLCN do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129) hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi
đông người (Điều 295) BLHS27
.
- Yếu tố “hậu quả chết người”. Đối với Tội vơ ý làm chết người thì hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Còn đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ thì hậu quả có thể là gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tài sản của người khác.