hình sự Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về tình hình áp dụng pháp luật xử lý Tội vơ ý làm chết người
Theo số liệu thống kê của Cơ quan điều tra Bộ Công an, VKSNDTC và TANDTC trong giai đoạn 2014-2018, các Cơ quan điều tra đã khởi tố 332 vụ/351 bị can, các VKSND đã truy tố 403 vụ/445 bị can và các TAND đã xét xử sơ thẩm 476 vụ/512 bị cáo về Tội VYLCN. Về việc quyết định và áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phạm Tội VYLCN trong quá trình xét xử về cơ bản phù hợp với quy định của luật vừa đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
Bảng 1 – Thống kê số vụ án và bị cáo đƣa ra xét xử sơ thẩm hình sự Tội vơ ý làm chết ngƣời ở Việt Nam (2014 – 2018)
Năm Số vụ Số bị cáo 2014 101 110 2015 85 87 2016 85 94 2017 98 103 2018 107 118 Tổng 476 512
Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC, Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ 01 tháng 01 năm 2014 đến 31 tháng 12 năm 2018
Bảng 2. Số liệu đình chỉ và trả hồ sơ giải quyết các vụ án vô ý làm chết ngƣời (2014-2018) Năm Số phải giải quyết Số đã giải quyết Chuyển hồ sơ
Đình chỉ Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát Xét xử Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Tổng số Số vụ trả hồ sơ nhƣng Viện kiểm sát Tổng số Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
không đồng ý 2014 112 121 0 0 0 0 9 9 1 101 110 2015 103 106 0 0 0 0 15 16 0 85 87 2016 91 100 0 0 0 0 4 4 0 85 94 2017 105 141 0 0 1 1 7 7 2 98 103 2018 122 136 0 0 0 0 15 16 0 107 118 Tổng 533 604 0 0 1 1 50 52 3 476 512
Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao
Từ số liệu thống kê ở bảng trên có thể thấy trong giai đoạn từ 2014-2018, các Tịa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 533 vụ/ 604 bị cáo về Tội VYLCN (Điều 98 BLHS năm 1999 và Điều 128 BLHS năm 2015), trong đó Tịa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử 476 vụ với 512 bị cáo; đình chỉ xét xử 01 vụ với 01 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS là 50 vụ với 52 bị cáo, trong đó có 03 vụ trả hồ sơ nhưng VKS khơng đồng ý do chưa có sự thống nhất giữa quan điểm của VKS và Tòa án. Việc trả hồ sơ cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, trong số 50 hồ sơ Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, có 94% các trường hợp được VKS chấp nhận, một số ít trường hợp VKS khơng chấp nhận do cịn có quan điểm khác nhau. Về cơ bản, quan điểm của Tịa án và VKS trong q trình giải quyết vụ án về Tội VYLCN là thống nhất nhận thức về áp dụng pháp luật. Số vụ mà Tòa án đưa ra xét xử lưu động từ năm 2014 - 2018 là 66/476 vụ, chiếm tỷ lệ 13,865% trong tổng số các vụ đã đưa ra xét xử sơ thẩm chứng tỏ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về phòng, chống tội phạm này đã được chú trọng.
Riêng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo thống kê từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn TPHC đã thụ lý 45 vụ án về Tội VYLCN với 45 bị cáo. Trong đó đưa ra xét xử sơ thẩm (sau đây gọi tắt là vụ án) 30 vụ phạm Tội VYLCN với số lượng tương đương là 30 bị cáo. Cụ thể, năm 2014 xảy ra 06 vụ với 06 bị cáo, 2015 là 06 vụ 06 bị cáo; 2016 08 vụ - 08 bị cáo; 2017 là 05 vụ - 05 bị cáo và 2018 là 05 vụ- 05 bị cáo.
2.1.2. Thực tiễn định tội danh Tội vô ý làm chết người và một số hạn chế
Định tội danh là một vấn đề hết sức quan trọng, là giai đoạn cơ bản trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Tất cả những việc làm trước đó (từ khởi tố, điều tra, truy tố) suy cho cùng là nhằm phục vụ cho việc định tội danh được chính xác. Định tội danh đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần
thiết đầu tiên cho việc truy cứu TNHS người phạm tội. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, người áp dụng sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó.
Tội VYLCN ln là một trong những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao đối với xã hội. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về Tội VYLCN vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập, điều đó thể hiện qua việc định tội danh của tội này trong thực tiễn,cụ thể như sau:
Một là, nhầm lẫn trong việc xác định bị cáo phạm tội giết người hay VYLCN
Tình huống 1: Cơ quan Điều tra khởi tố Tội VYLCN, VKS truy tố và Tòa án xét xử tội giết ngƣời
Châu Việt Cường vốn hành nghề ca sỹ tự do. Trong khoảng thời gian từ 24 giờ ngày 4/3/2018 đến 10 giờ 30 phút ngày 5/3/2018, Châu Việt Cường cùng Đoàn Quý Nguyên (tức ca sỹ Nam Khang) đến chơi tại căn hộ do Phạm Đức Thế thuê ở phố Nguyễn Văn Ngọc (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội). Nguyên gọi điện thoại rủ thêm bạn là Đỗ Phượng Anh (sinh năm 1995, trú tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đến chơi cùng. Khoảng 3 giờ cùng ngày, chị Đỗ Phượng Anh đi cùng bạn là chị Trần Mỹ Huyền (sinh năm 1998, trú tại thôn Đồi 1, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đến nhà Thế. Tại đây, tất cả đã ba lần cùng nhau sử dụng ma túy tổng hợp Ketamin. Sau đó, Nguyên đi về trước.
Đến khoảng 8 giờ ngày 5/3/2018, Cường và chị Huyền bị ảo giác ma túy dẫn tới khóc lóc, ngồi vái lạy nhau. Cường nghĩ chị Huyền bị ma nhập nên chạy xuống sân tập thể, bốc một vốc tỏi của một người bán hàng ở đó, mang lên ném về phía chị Huyền đang ngồi. Sau đó, Cường tự ăn tỏi và nhét nguyên củ tỏi chưa bóc vỏ có kích thước 4,5 cm x 6 cm vào miệng chị Huyền. Thế và Phượng Anh nghĩ Cường và chị Huyền bị ma nhập nên cũng mang tỏi đã bóc ném về phía Cường và xung quanh phòng.
Khi chị Huyền nằm xuống đệm, Cường tiếp tục ngồi lên bụng chị Huyền để nhét tổng cộng 33 nhánh tỏi vào trong khoang miệng của chị Huyền. Thấy vậy, Phượng Anh bảo Thế kéo Cường ra nhưng chị Huyền đã tử vong vì ngạt cơ học do tỏi bít tắc hồn tồn đường hơ hấp. Qua pháp y tử thi, cảnh sát tìm thấy 33 nhánh tỏi gây tắc phế quản, tắc đường hô hấp khiến cô gái trẻ tử vong.
Lúc lực lượng Công an phường Cống Vị (quận Ba Đình) đưa Châu Việt Cường và Phạm Đức Thế về trụ sở làm việc thì phát hiện và thu giữ trong ví của Thế có 1,326 gam ma túy tổng hợp Ketamin, do Thế cất giấu để sử dụng.
Ngày 6/3/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an quận Ba Đình (Hà Nội, nơi xảy ra vụ án mạng) đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Châu Việt Cường, về tội danh VYLCN theo Điều 128 Bộ luật Hình sự (2015).
Tuy nhiên, ngày 12/10/2018 VKSND quận Ba Đình trả lại hồ sơ vì cho rằng hành vi của Cường có dấu hiệu của tội giết người.
Ngày 7/3/2019, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 13 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Việt Cường (sinh năm 1978, tên gọi khác là Châu Việt Cường, thường trú tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) về tội “giết người” theo quy định tại Khoản 2 Điều 123; Phạm Đức Thế (sinh năm 1981, thường trú tại thôn Phú Hậu, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) bị phạt bảy năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
theo quy định tại Điều 249, khoản 2 - Bộ luật Hình sự năm 201546
.
Nhận xét: Đây là một vụ việc có tính chất và hậu quả rất nghiêm trọng, dẫn
đến chị Huyền tử vong. Xét về việc định tội danh, Châu Việt Cường đã phạm tội gì phải dựa trên bốn dấu hiệu cấu thành tội phạm gồm: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm.
- Về khách thể: tính mạng của chị Huyền đã bị xâm hại. Đây là dấu hiệu của các tội về xâm phạm tính mạng con người đã quy định trong BLHS. Trong đó có 2 tội danh gồm Tội VYLCN và tội giết người đều phù hợp.
- Về mặt khách quan: là những dấu hiệu của hành vi phạm tội. Ở đây chính là việc Châu Việt Cường nhét tỏi vào miệng chị Huyền, đây chính là hành vi gây ra cái chết cho người khác, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chị Huyền tử vong. Bản thân Châu Việt Cường cũng đã thừa nhận (kể lại) và phù hợp với lời khai của các nhân chứng.
- Về mặt chủ thể: là người thực hiện hành vi phạm tội. Trong vụ án này Châu Việt Cường đã thừa nhận chính bản thân đã thực hiện hành vi nhét tỏi vào miệng chị Huyền. Cả 3 yếu tố trên đều có thể là những yếu tố/dấu hiệu cấu thành của tội "giết người" hoặc VYLCN.
Do vậy, yếu tố cuối cùng và cũng là quan trọng nhất: mặt chủ quan – việc
xác định đúng các yếu tố thuộc mặt chủ quan sẽ giúp cho việc xác định tội danh phù hợp với người thực hiện hành vi phạm tội. Châu Việt Cường có cố ý giết hại chị Huyền không? Theo các thông tin và lời khai của các nhân chứng cho đến thời điểm
46
https://dantri.com.vn/phap-luat/khoi-to-ca-si-chau-viet-cuong-toi-giet-nguoi-0181116173447501.htm truy cập ngày 10 giờ 30 phút ngày 10 tháng 4 năm 2019.
sử dụng chất ma tuý, Châu Việt Cường khơng có ý định sát hại chị Huyền. Chị Huyền tử vong không phải là kết quả của một hành vi cố ý (có ý thức) của Châu Việt Cường - trong trường hợp Châu Việt Cường tỉnh táo. Tức là chị Huyền đã bị tử vong do hành vi của Châu Việt Cường thực hiện trong thời điểm Cường bị ngáo đá (do sử dụng ma tuý). Do bị ngáo đá, Cường đã mất nhận thức, khơng thể kiểm sốt được hành vi của mình. Từ đó đã “lỡ tay” làm chết chị Huyền. Như vậy, nếu nói Châu Việt Cường đã vơ ý (lỡ tay, khơng cố ý) làm chết chị Huyền cũng thì cũng có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, vấn đề ở đây, là trường hợp của Châu Việt Cường rơi vào tình huống “phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh
khác” - quy định tại Điều 13 BLHS 201547
. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, do sử dụng chất ma tuý như Châu Việt Cường, thì “vẫn phải chịu TNHS”. Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng nếu như người thực hiện hành vi bị bệnh mãn tính hoặc hạn chế về khả năng ý thức thì có thể xem xét về hành vi VYLCN. Tuy nhiên, ở đây người thực hiện hành vi hồn tồn bình thường, khi sử dụng ma túy đá đã biết có thể bị kích thích gây ra ảo giác, nhưng cố tình đưa mình vào thế bị mất năng lực nhận thức. Do vậy, họ biết cho nhiều tỏi vào trong miệng của người khác sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng người khác và thực hiện đều chủ động được cả về hành vi lẫn biết được hậu quả. Do vậy, trong trường hợp này Châu Việt Cường phải chịu trách nhiệm về tội “giết người”. Tơi đồng ý với bản án của Tịa án đối với Châu Việt Cường về tội giết người vì dù ngáo đá, nhưng do Cường tự ý sử dụng ma t chứ khơng ai ép buộc thì Cường vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự - như đối với trường hợp như anh đang “bình thường”.
Tình huống 2: Cơ quan Điều tra khởi tố về tội giết ngƣời, VKS truy tố và Tòa án xét xử Tội VYLCN
Theo cáo trạng, chi Phượng cùng anh Nam kết hôn vào năm 2000, có 2 con. Trong thời gian bn bán tại chợ Tân Bình (TP.HCM), Phượng ngoại tình với một người đàn ông khác. Cuối năm 2013, Phượng sinh con với người này, đặt tên là Na.
Khi thấy bé Na càng lớn càng khơng giống mình, anh Nam đã đưa bé đến bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM xét nghiệm ADN. Kết quả cho thấy anh không phải cha đẻ của bé.
47
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Tối 9/2/2016, anh Nam hỏi sự việc nhưng Phượng né tránh. Tức giận, anh Nam đánh vợ rồi đóng cửa phịng lại khơng cho Phượng ra ngồi. Đến nửa đêm, người chồng mở cửa phòng cho vợ xuống tầng trệt ngủ.
Lo lắng sau này chồng mình sẽ đối xử khơng tốt với bé Na nên trong đêm đó, Phượng đã tìm cách tự tử nhiều lần nhưng đều được phát hiện, ngăn cản.
Lúc ơm con nằm ngửa trên người, vì tay trái của cơ này có đeo nhiều vịng kim loại nên đã tiếp xúc mạnh vào vùng cổ, làm chẹn đường hô hấp khiến bé tử vong. Sau đó, Phượng tự tử, lấy kéo cắt đứt cổ tay, tỉ lệ thương tật là 23%.
Sáng 10/2/2016, anh Nam kêu vợ dậy ăn sáng thì thấy trên cổ tay vợ có vết cắt đầy máu và bé Na đã tử vong. Anh đưa vợ đi cấp cứu rồi đến cơng an trình báo vụ việc.Ngày 18/2/2016, Phượng bị khởi tố tội Giết người. Đến ngày 3/1/2017, Cơ
quan CSĐT Công an TP.HCM thay đổi tội danh thành Vô ý làm chết người48
. Ngày 25/9/2017 Tịa gia đình và người chưa thành niên (thuộc TAND TP.HCM) đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Huỳnh Thị Kim Phượng (SN 1979, ngụ quận Bình Tân) về Tội VYLCN. Tuy nhiên, khi đến phần xét hỏi, Tòa đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án “mẹ làm chết con gái hai tuổi” vì có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội giết người.
Ngày 14/12, sau 1 tuần nghị án, Tòa án đã tuyên 2 năm tù đối với Huỳnh Thị Kim Phượng (38 tuổi, ngụ quận Bình Tân) về Tội vơ ý làm chết người. Nạn nhân của vụ án là bé Na (3 tuổi), con ruột của Phượng.
Tại phiên xét xử ngày 7/12, VKS đã đề nghị tòa xử phạt Phượng 3-4 năm tù. Chồng của bị cáo và cha đẻ của bị hại cũng xin tịa giảm nhẹ hình phạt cho vợ của mình.
Hội đồng xét xử xét thấy không đủ cơ sở xác định Phượng cố ý làm chết con mình. Để đảm bảo ngun tắc suy đốn vơ tội, giới hạn của việc xét xử nên HĐXX chấp nhận quan điểm truy tố của VKS về Tội VYLCN. Bị cáo Phượng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, đại diện hợp pháp của bị hại có đơn bãi nại và xin giảm nhẹ hình phạt. Ngồi ra, bị cáo Phượng cịn ni 2 con nhỏ chưa đủ 18 tuổi, trong đó có một bé gái đang ở tuổi phát triển tâm sinh lý rất cần sự quan tâm, chỉ dẫn, dạy dỗ của người mẹ.
48
https://news.zing.vn/nguoi-me-vo-y-lam-chet-con-linh-an-2-nam-tu-post804038.html truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019 lúc 14 giờ 20 phút.
https://www.tinmoi.vn/vu-be-gai-chet-oan-sau-khi-me-lo-chuyen-ngoai-tinh-tuyen-an-nguoi-me-2-nam- tu-011470265.html truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019 lúc 15 giờ 05 phút.
Nhận xét: Khi vụ án này xảy ra, có rất nhiều quan điểm về tội danh của
Phượng. Có quan điểm cho rằng ý thức chủ quan của Phượng là mong muốn bé Na