Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội giết người (Điều 123)

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 30)

1.2. Phân biệt Tội vô ý làm chết ngƣời với một số tội khác

1.2.1. Phân biệt Tội vô ý làm chết người với Tội giết người (Điều 123)

Giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Tội VYLCN có một số đặc điểm để phân biệt với tội giết người như sau:

* Giống nhau

Về khách thể, Tội VYLCN và Tội giết người đều xâm phạm đến tính mạng

của công dân; quyền được sống của con người. Đây là những quyền thiêng liêng, cao quý mà người phạm tội đã xâm phạm đến dưới sự bảo vệ của pháp luật hình sự.

Về chủ thể: Chủ thể của Tội VYLCN và Tội giết người là chủ thể thường,

nghĩa là những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của hai tội trên.

Về động cơ, mục đích, Tội VYLCN và Tội giết người đều không bắt buộc

phải có động cơ, mục đích. Tuy vậy, trong Tội giết người, trong một số trường hợp động cơ là yếu tố định khung hình phạt.

* Khác nhau:

Về mặt khách quan: Tội giết người trong pháp luật hình sự hiện hành được

quy định là CTTP vật chất. Nghĩa là dấu hiệu khách quan của tội này bao gồm hành vi giết người, hậu quả làm cho nạn nhân tử vong, mối qua hệ nhân quả giữa nạn nhân và hậu quả.

Hành vi giết người ở đây là việc tước đoạt tính mạng trái pháp luật của người khác được thực hiện dưới dạng hành động như (đâm, chém, bắn, bóp cổ, dìm xuống nước,…). Trong một số trường hợp, tước đoạt tính mạng của người khác được thực hiện dưới dạng không hành động như người mẹ khơng cho con bú để bé chết vì khát sữa. Những hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác nhưng không chứa đựng khả năng phát sinh hậu quả chết người thì khơng trở thành hành vi khách quan của tội giết người (Ví dụ: dùng dao rạch nhẹ vào cánh tay nạn nhân).

Hậu quả của tội giết người là nạn nhân bị tử vong. Dấu hiệu này là cơ sở xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Nếu hành vi giết người đã đưa đến hậu quả nạn nhân tử vong thì tội giết người đã hồn thành; nếu nạn nhân chưa chết thì được coi là giết người chưa đạt.

Về mặt chủ quan, lỗi đối với Tội VYLCN là lỗi vơ ý, bao gồm hai hình thức

Tội giết người được thực hiện với lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Trong trường hợp này dù hậu quả chết người chưa xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì vẫn định tội danh là giết người chưa đạt. Đối với trường hợp giết người do lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng để mặc hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này, việc định tội danh tùy vào thực tế. Nếu hành vi tác động trái luật đến thân thể của người khác do lỗi cố ý gián tiếp gây ra hậu quả chết người thì định tội danh về giết người ; nếu nạn nhân chỉ bị thương tích thì định tội danh là tội cố ý gấy thương tích khi thỏa mãn các điều kiện khác được quy định trong BLHS.

Một phần của tài liệu Tội vô ý làm chết người theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)