Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống CAMEL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 40 - 102)

Việc sử dụng chỉ số CAMEL trong việc đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại bị tác động bởi nhiều yếu tố, bởi mỗi quốc gia có nền kinh tế cũng như chế độ chính trị khác nhau nên những mục tiêu kinh tế cũng không đồng nhất.

- Chế độ hạch toán kế toán của từng nước, những chỉ tiêu hạch toán của từng hệ thống kế toán.

- Những quy định của Ngân hàng Nhà nước về mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại. Chỉ số CAMEL được đưa ra áp dụng với các nước phát triển, do đó những chuẩn mực của hệ thống phù hợp với các thông lệ cũng như điều kiện quốc tế. Chính vì vậy khi áp dụng vào Việt Nam chỉ số này vừa phải theo chuẩn mực quốc tế vừa phải theo những quy định đặc thù tại Việt Nam để nâng cao hơn việc áp dụng chỉ số này.

- Năng lực của các cán bộ giám sát cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc sử dụng chỉ số này bởi trong việc tính toán các chỉ tiêu, cũng như đưa ra những đánh giá của toàn hệ thống.

- Tùy điều kiện hiện có của hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia mà các chỉ số an toàn mà hệ thống CAMEL đưa ra sẽ phù hợp và đúng hơn với chuẩn mực cũng như đảm bảo mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng nhưng không gây khó khăn trong hoạt động cho cả hệ thống.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CHỈ SỐ CAMEL TRONG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TẠI ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA 2.1 Hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Số lượng, loại hình và mạng lưới ngân hàng thương mại

Trong gần hai thập kỷ qua kể từ khi ngành ngân hàng Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa, hệ thống NHTM đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và loại hình. Nếu năm 1991 mới chỉ có 9 ngân hàng thương mại thì năm 2010 đã có 106 NHTM.

Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Loại hình ngân hàng Số lượng Số lượng CN Số lượng PGD

NHTM Nhà nước 8 1426 3406

NHTM Cổ phần 38 846 2489

Ngân hàng liên doanh 5 25 30

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 15 -

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 45 49 20

Ngân hàng 100% vốn Nhà nước 5 5 -

Nguồn: UBGSTCQG

Số lượng các ngân hàng tăng thêm chủ yếu thông qua việc cấp phép mở cửa chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cấp phép thành lập mới các NHTM cổ phần. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của ngành dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam. Số lượng các ngân hàng ở Việt Nam khá lớn và đã có sự phát triển đa dạng về hình thức sở hữu.

2.1.2. Thị phần của các ngân hàng thương mại

2.1.2.1 Thị phần tiền gửi

Có thể thấy trong những năm gần đây thị phần của nhóm NHTMCP đang ngày càng được mở rộng và là nhóm ngân hàng có đóng góp đáng kể nhất vào tăng trưởng huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Tốc độ tăng vốn huy động của nhóm NHTMCP là 24% trong năm 2010. Nguyên nhân chính là do khối NHTMCP phát triển mạnh mẽ về quy mô và dịch vụ hoạt động, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh về lãi suất huy động và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Hình 2.1: Thị phần tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại

Nguồn: UBGSTCQG

Năm 2010, tổng số dư tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã lên đến gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó số dư tiền gửi của khối Ngân hàng Thương mại Nhà nước tăng mạnh nhất; bởi các ngân hàng này có nhiều điều kiện thuận lợi: tiềm lực kinh tế mạnh, mạng lưới rộng và được nhận tiền gửi từ công chúng một cách không hạn chế.

2.1.2.2 Thị phần tín dụng

Đơn vị:%

Hình 2.2: Thị phần tín dụng của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2010 đạt gần 2.032 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2009. Nhóm NHTMNN vẫn tiếp tục chiễm lĩnh thị phần cho vay còn các NHTMCP đã không ngừng mở rộng cung cấp tín dụng đối với các loại hình khác hàng khác nhau với những sản phẩm mới, đa dạng, phong phú để thu nâng cao thị phần tín dụng.

2.1.2.3 Tài sản của hệ thống ngân hàng

Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tính đến năm 2010 là 3.725 nghìn tỷ đồng. Trong đó hệ thống NHTMNN vẫn chiếm ưu thế với 44% thị phần về tài sản, tài sản của NHTMCP cũng đã không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các nhóm trong năm 2010 đều cao: NHTMNN 18%, NHTMCP 50%, NHLD 18%, NHNNg,CNNHNNg 29%.

Đơn vị:%

Hình 2.3: Thị phần tài sản của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

Tài sản của hệ thống ngân hàng đang ngày một lớn mạnh. Đây là khối ngành có mức tài sản khổng lồ trong nền kinh tế bởi những đóng góp của nó. Với sự tăng nhanh của vốn chủ sở hữu và dư nợ đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

2.1.2.4 Vốn điều lệ

Nhóm NHTMCP vẫn luôn dẫn đầu về tỷ trọng vốn điều lệ với 46,6% vượt xa nhóm NHTMNN. Để đảm bảo việc thực hiện Nghị định 141/2006/NĐ-CP về việc tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đang tìm mọi cách nâng cao vốn điều lệ. Điều này cũng nhằm nâng cao mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ thì nhóm NHTMNN có mức độ tăng trưởng 30% trong năm 2010, NHTMCP là 6.2%.

Đơn vị:%

Hình 2.4: Cơ cấu vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

2.1.3. Các chỉ số tổng thể phản ánh cấu trúc và sự phát triển của hệ thống hệ thống ngân hàng thương mại. thống ngân hàng thương mại.

2.1.3.1 Số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch/1000 dân

Trong thời gian qua, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng đã không ngừng tăng lên điều này cho thấy tiềm năng thị trường còn lớn, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng của người dân đều tăng. Tỷ lệ hiện nay ở Việt Nam là cứ 1 chi nhánh ngân hàng sẽ phục vụ khoảng 14.000 dân. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và đặc biệt là hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chiếm tới 35% toàn hệ thống). Chính điều này đã gây hạn chế không nhỏ tới cấu trúc thị trường ngành cũng như dân cư tại các vùng, miền.

2.1.3.2 Tỷ lệ tiền gửi hệ thống ngân hàng/GDP và tỷ lệ Dư nợ tín dụng/GDP.

Tỷ lệ tiền gửi và dư nợ tại hệ thống ngân hàng so với GDP tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong đó, nhóm NHTMNN và NHTMCP có sự phát triển rõ nét cho thấy mức độ thu hút vốn của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tiền gửi/GDP và Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP (6 tháng)

Đơn vị: %

Loại hình Tỷ lệ tiền gửi/GDP Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP

2009 2010 2009 2010 NHTMNN 121,87 114,27 114,99 113,93 NHTMCP 79,73 105,86 60,38 74,56 NHLD 2,22 2,55 2,46 2,97 NHNNg, CN NHNNg 14,26 13,01 17,15 20,63 Nguồn: UBGSTCQG 2.1.3.3 Tỷ lệ tài sản có của hệ thống ngân hàng/GDP

So với khu vực và thế giới thì cơ cấu tiền gửi ngân hàng/GDP của Việt Nam ở mức khá cao và ngày càng được cải thiện và hiện ở mức 112% cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng trong vai trò trung gian tài chính. Nhóm NHTMNN vẫn đang là nhóm ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất 169%, tiếp theo là nhóm NHTMCP với 156% và nhấp nhất là nhóm NHLD với 4%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản có của hệ thống ngân hàng/GDP cao như vậy cũng đã phản ánh thị trường tài chính còn giản đơn khi phụ thuộc khá lớn vào hệ thống ngân hàng, điều này sẽ làm tăng rủi ro tài chính của khu vực này.

2.1.4. Đánh giá về thị phần của hệ thống ngân hàng

Có thể thấy ngân hàng thương mại là loại hình quan trọng nhất đối với hệ thống tài chính khi mọi thị phần luôn gần hoặc trên 95% toàn hệ thống tín dụng. Số lượng ngân hàng đang hoạt động là khá lớn, nhưng có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng (chủ yếu tập trung tại thành thị hay các thành phố lớn) và chưa đảm bảo đa dạng về loại hình. Các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn khi năng lực quản lý, khả năng công nghệ thấp, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng cũng như tiêu dùng của khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài mặc dù có lợi thế hơn về vốn, công nghệ, quản trị nhưng chỉ mới hình thành các chi nhánh, nên chỉ có thể tập trung phục vụ các nhà đầu tư, doanh nghiệp của các nước nguyên xứ. Thị trường hoạt động ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống thể hiện ở tỷ lệ người dân có tài khoản và thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng, tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch còn thấp.

Nhóm các NHLD, NHNg, CN NHNNg cho đến nay thị phần còn thấp do: bị hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới (theo cam kết WTO của Việt Nam thì CN NHNNg không được mở điểm giao dịch bất kỳ dưới hình thức nào ngoài trụ sở chi nhánh). Vì vậy, các chi nhánh rất khó xâm nhập thị trường bán lẻ. Mặt khác, NHLD là loại hình công ty TNHH liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài; trong khi tiềm lực tài chính của ngân hàng Việt Nam còn hạn chế thì việc tăng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính của NHLD còn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng này có chất lượng vốn và hiệu quả hoạt động cao hơn và do đó có tiềm lực cạnh tranh lớn trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO. Với lợi thế về công nghệ, năng lực quản trị điều hành của ngân hàng mẹ, đây là nhóm ngân hàng có khả năng tăng trưởng hiệu quả nhất. Với ngân hàng 100% vốn nước ngoài và được đối xử quốc gia đầy đủ sẽ khắc phục được những hạn chế về ngồn vốn của các NHLD và về mạng lưới chi nhánh của các NHNNg.

Các quy định pháp lý hiện hành chưa tạo ra được sự phong phú và đa dạng về loại hình cũng như quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành danh mục vốn pháp định của các hệ thống ngân hàng thương mại đã tạo nên một cuộc chạy đua ngầm trong hệ thống ngân hàng. Do yêu cầu về vốn pháp định khá cao, áp dụng chung đối với tất cả các NHTMCP và không có sự phân biệt giữa các ngân hàng đã làm cho các ngân hàng chạy đua trong việc nâng cao vốn điều lệ bằng việc định hướng hoạt động vào các thành phố lớn.

2.2 Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

2.2.1. Chức năng nhiệm vụ

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia được thành lập tháng 3/2008 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban được quy định trong quyết định số 79/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nội dung hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định từ điều 12 đến điều 18 của quyết định này.

 Ủy ban giúp TTCP thực hiện các hoạt động giám sát sau:

- Giám sát chung thị trường tài chính quốc gia; giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính.

- Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

- Giám sát việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

- Ủy ban được thực hiện các nội dung giám sát nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

 Ủy ban giúp TTCP điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua các hoạt động sau:

- Kiến nghị và đề xuất với TTCP ban hành các quy định về điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

- Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy định và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ; chuẩn mực quốc tế về giám sát thị tường tài chính.

- Có trách nhiệm tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng các cơ chế chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; các chiến lược, định hướng phát triển ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.

- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

 Ủy ban phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình TTCP về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính quốc gia.

 Ủy ban có trách nhiệm thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo TTCP theo định kỳ hoặc đột xuất.

 Ủy ban được chủ trì tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn để trao đổi, thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được tổ chức họp báo và công bố thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức Chủ tịch Chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch Ban Giám sát Tổng Hợp Ban Giám sát Tập đoàn Tài chính Ban Nghiên cứu và Điều phối

Văn phòng Trung Tâm thông tin Giám sát Phòng Tổng hợp Phòng Giám sát lĩnh vực Ngân hàng Phòng Giám sát tập đoàn Phòng Nghiên cứu chính sách các TĐ Phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô Phòng Giám sát khu vực tài chính Phòng Giám sát Tài khóa – Ngân sách Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Tổ chức cán bộ Phòng tổng hợp thông tin giám sát Phòng tích hợp và phát triển Phòng GS Chứng khoán, bảo hiểm Phòng Hợp tác quốc tế

2.3. Thực trạng sử dụng chỉ số CAMEL trong đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

2.3.1 Chỉ số về vốn (Capital)

Đối với mỗi doanh nghiệp nguồn vốn kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt – kinh doanh tiền tệ, chính vì thế đảm bảo đủ nguồn vốn của ngân hàng lại càng cần thiết bởi nguồn vốn của ngân hàng đã phần nào cho chúng ta thấy năng lực của ngân hàng đó, giúp cho khách hàng có được sự lựa chọn, đánh giá thích hợp. Do đó các chỉ số để đánh giá về mức đủ vốn của ngân hàng là rất quan trọng.

2.3.1.1 Hệ số an toàn vốn:

Có thể thấy việc duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu trong khu vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 40 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)