toàn hệ thống ngân hàng thương mại tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
2.4.2.1 Thuận lợi
- Cùng với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và những hậu quả to lớn do khủng hoảng ngân hàng gây ra cho nền kinh tế nói chung, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng đã và đang được các tổ chức quốc tế quan tâm và khuyến cáo đối với các quốc gia. Trên cơ sở đó, các nguyên tắc giám sát ngân hàng được ủy ban Basel ban hành đã trở thành tiêu chuẩn cho các nước trong việc xây dựng và thiết lập hệ thống giám sát ngân hàng cho quốc gia mình. Chính vì thế, chỉ số CAMEL được sử dụng trong hoạt động đánh giá mức độ an toàn của thệ thống ngân hàng là phù hợp với thông lệ quốc tế, có thể họp tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để áp dụng cho Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với nhiều điều luật, điều chỉnh chung và luật chuyên ngành được ban hành, tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng thực hiện các chỉ thị, việc công bố thông tin, minh bạch tài chính, thống nhất được cùng nội dung giám sát tạo thuận lợi cho các cơ quan thanh tra giám sát.
- Các nội dung giám sát của chỉ số CAMEL không chỉ tập trung và các yếu tố định lượng mang tính truyền thống như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã mở rộng cho các yếu tố định tính như theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn, việc đảm bảo khả năng chi trả hay tính thanh khoản của ngân hàng. Việc tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn ngoài việc tuân theo các nguyên tắc quốc tế cũng đã có những yếu tố được cải tiến để phù hợp hơn với điều kiện của Việt Nam.
- Mặc dù chức nămg hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính là giám sát từ xa tuy nhiên với việc cung cấp khá đầy đủ và đúng hạn các báo cáo của các ngân
hàng thương mại đã giúp cho Ủy ban tính đúng, đủ, chính xác các chỉ tiêu giám sát hệ thống ngân hàng theo bộ chỉ số CAMEL. Để từ đó bên cạnh đánh giá từng ngân hàng, từng nhóm ngân hàng Ủy ban có thể cảnh báo cho Thủ tướng Chính phủ mức độ an toàn của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
- Bên cạnh đó, Ủy ban còn có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực ngân hàng tài chính đã góp phần tạo thuận lợi trong việc thực hiện tính toán, lập các báo cáo giám sát một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.
2.4.2.2 Khó khăn
Những khó khăn chung của hệ thống giám sát ngân hàng tại Việt Nam - Có sự khác nhau giữa hệ thống kế toán Việt Nam với hệ thống kế toán quốc tế đặc biệt là trong việc phân loại nợ, đánh giá tài sản theo thị trường, theo sổ sách. Mặt khác, khi thực hiện Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thông lệ quốc tế về phân loại nợ thì các khoản nợ xấu sẽ bị trừ vào vốn tự có, khi đó có một số NHTM NN có thể thiếu vốn tự có theo Basel I (CAR > 8%).
- Trong việc đánh giá và giám sát còn tụt hậu trong hội nhập quốc tế do hầu hết các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thể chế và hận hành hệ thống giám sát chưa được tuân thủ. Nguy cơ tụt hậu ngay cả về ngăg lực của cơ quan giám sát so với yêu cầu thực tiễn quản lý, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng và trình độ phát triển của các định chế tài chính. Việc đánh giá hệ thống ngân hàng còn chưa triệt đẻ nên chưa phản ảnh được đầy đủ thực trạng ngân hàng.
- Sự an toàn và toàn vẹn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa do sự gia tăng rủi ro và tội phạm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tự do hóa thị trường dịch vụ ngân hàng và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đang diễn tra hết sức mạnh mẽ đã thúc đẩy dịch vụ ngân hàng phát triển về số lượng và chất lượng, cải thiện các tiện ích và tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho người tiêu dùng, nhưng đằng sau đó tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, tội phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm có yếu tố nước ngoài như truy cập bất hợp pháp vào mạng của các ngân hàng để gây nhiễu loạn giao dịch, lấy cắp tiền, làm giả thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, rửa tiền.
- Hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro của các ngân hàng còn nhiều yếu kém, chưa có khả năng hạn chế và kiểm soát một cách có hiệu quả các rủi ro, gian lận, lạm dụng. Hơn thế nữa, các ngân hàng ngày càng phải chịu rủi ro thị trường lớn hơn khi thị trường tài chính Việt Nam được tự do hóa và mở cửa theo cam kết trong khuôn khổ WTO do biến động lãi suất, tỷ giá và giá cả tài sản tài chính trên thị trường trong nước và quốc tế, kể cả rủi ro lây nhiễm khủng hoảng từ bên ngoài. Chừng nào năng lực kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng còn yếu kém thì các ngân hàng còn hạn chế về khả năng nhận biết, đo lường và xử lý rủi ro của các ngân hàng. Điều nguy hiểm là các ngân hàng không nhận thức được rằng mình đang phải chịu và có thể chịu đựng rủi ro ở mức độ nào và nguy hiểm hơn là tham gia các giao dịch phức tạp, trong đó bị mất tiền, thua lỗ mà không biết, không lường trước được tìn hình trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì rủi ro là vô hình mà tổn thất lại là hiện hữu, nhưng không dễ cảnh báo trước và xác định chính xác.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát ngân hàng còn yếu, Nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán bảo hiểm và ngược lại nhiều định chế phi ngân hàng lại có khả năng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì thế đã tạo ra sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý trong việc tham tra, giám sát. Điều này có nghĩa rằng sự an toàn, ổn định của từng khu vực thị trường tài chính dễ bi tổn thương.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác giám sát chưa thật đầy đủ và chưa đồng bộ. Các ngân hàng còn chưa có sự liên kết với nhau do đó việc giám sát của các cơ quan còn khó khăn. Cùng với đó chế độ thực hiện báo cáo của các ngân hàng còn chậm và chưa đồng bộ. Điều này đã gây ra khó khăn trong việc xử lý số liệu, làm giảm tính chính xác, minh bạch của thị trường.
- Hầu hết các NHTM Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược giám sát hoạt động ngân hàng đúng nghĩa. Các ngân hàng đã có hoạt động giám sát ngân hàng tuy nhiên, đây là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều loại hoạt động khác nhau, không chỉ ở nội bộ các NHTM, mà còn liên quan đến yếu tố khách hàng và nền kinh tế. Hay nói cách khác, đây là hoạt động có tính chất tổng
hợp, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của tất cả các lĩnh vực, các khâu của quá trình kinh doanh; đồng thời, đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén, biết phân tích tình hình cà đưa ra các dự báo tương lai…Để đạt được các yêu cầu này trong xây dựng và thực thi, luôn đòi hỏi trình độ và năng lực cao của các cán bộ ngân hàng. Xét theo điều kiện hiện nay ở hầu hết các NHTM Việt Nam thì có vẻ chưa đáp ứng được một cách toàn diện. Hầu hết các NHTM đều có xu hướng vận dụng máy móc kinh nghiệm các NHTM nước ngoài sau đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Điều này có mặt lợi là trong điều kiện các NHTM trong nước chưa tự mình tìm tòi được cách thức, thì học từ kinh nghiệm các nước là một cách đi ngắn nhất để kiểm soát được thực tiễn với chi phí thấp nhất. Nhưng bất cập là ở chỗ: Môi trường kinh doanh của hầu hết các NHTM nước ngoài có mô hình hoạt động được các NHTM trong nước nghiên cứu vận dụng là khác biệt đáng kể với điều kiện Việt Nam.
- Năng lực và trình độ điều hành của hầu hết cán bộ ở các NHTM trong nước còn có khoảng cách khá lớn so với NHTM nước ngoài. Xét cho cùng thì quy trình quản trị là định sẵn, nhưng mỗi nhân tố gắn với quy trình lại có tính “động” . Xử lý hài hòa giữa tính bất biến và tính linh hoạt luôn đòi hỏi nhà quản trị phải có đủ trình độ và năng lực sao cho hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra trong an toàn và không ngừng phát triển.
- Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của NHTM mặc dầu đã tương đối đồng bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn chưa hoàn thiện, cần tiếp tục phải có những bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thị trường. Điều này gây những khó khăn lớn cho các NHTM và là nhân tố tiềm ẩn rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Đồng thời, hiện nay môi trường kinh doanh của các NHTM đang tiềm ẩn rủi ro rất cao do tính chất cạnh tranh giữa các NHTM với nhau và với các định chế tài chính khác trên thị trường là hết sức căng thẳng trong một thị trường nhìn chung còn khá chật hẹp.
- Hiện hệ thống thông tin trong quản lý của Việt Nam là rất bất cập. Một số thông tin không cập nhật, thiếu độ tin cậy thì các quyết định quản lý sẽ không chính xác, rủi ro trên thị trường tài chính sẽ gia tăng do tình trạng thông tin bất cân đối.
Đồng thời, tình trạng này diễn biến liên tục sẽ làm mất hiệu lực của các chính sách quản lý, nhất là chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể thấy là trong những năm qua, có khá nhiều chính sách của các cơ quan chức năng ban hành nhưng mức độ tác động vào nền kinh tế hoặc là quá chậm, nguyên do là cơ chế truyền dẫn thông tin thiếu hiệu quả. tượng. Các thông tin trôi nổi trên thị trường diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Kết quả là thị trường tài chính Việt Nam luôn lúc quá “nóng”, lúc lại quá “lạnh”, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thị trường.
Những khó khăn Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Về cơ bản hiện nay các cơ quan giám sát ngân hàng nói riêng và hệ thống giám sát tài chính nói chung đã sử dụng chỉ số CAMEL trong việc giám sát mức độ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, do chuẩn mực kinh tế Việt Nam còn thấp nên mặc dầu các NHTM Việt Nam sau khi xếp hạng có vị thế khá tốt nhưng so với chuẩn quốc tế thì các vị thế này không thể so sánh được với những ngân hàng thương mại tương đương ở nước ngoài. Theo kết quả khảo sát do công ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, chủ yếu là các nguyên tắc liên quan đển điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu.
Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát cũng như để tính các chỉ số CAMEL của các ngân hàng còn chưa chính xác, cập nhật. Các chỉ số thống kê, chỉ số tài chính của nhiều ngân hàng còn chưa phù hợp. Hệ thống thông tin giám sát từ hệ thống ngân hàng đến các cơ quan giám sát còn chưa thông suốt, chỉ tồn tại một chiều nguồn thông tin từ các ngân hàng đến các cơ quan giám sát.
Việc sử dụng chỉ số CAMEL trong việc giám sát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều bất cập đấy là việc hệ thống kế toán của Việt Nam chưa theo chuẩn hệ thống kế toán quốc tế. Điều này đã gây khó khăn trong việc xác định cũng như tính toán các chỉ số khi các chỉ số CAMEL cần phải theo chuẩn mực quốc tế.
Việt Nam chưa thể sử dụng hết toàn bộ hệ thống chỉ số CAMEL trong việc đánh giá hệ thống ngân hàng bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thể thực hiện
được theo các tiêu chí ấy, do chưa có số liệu tính toán, chưa có các nghiệp vụ phát sinh hoặc có thể có nhưng các chỉ số không thể so sánh được với những ngân hàng có quy mô tương đương ở nước ngoài.
Ủy ban chưa tạo dựng được sự phối hợp giữa hoạt động giám sát từ xa và giám sát tại chỗ, chưa đưa ra được quy trình giám sát hoàn thiện.
Do chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban giám tài chính Quốc gia là tiến hành giám sát từ xa thị trường tài chính nên chưa có thể đi sâu vào từng ngân hàng cụ thể cũng như nội bộ của từng ngân hàng do đó nhóm chỉ số về năng lực cạnh tranh chưa được tính toán, xây dựng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất khi sử dụng bộ chỉ số CAMEL trong việc đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bởi năng lực của hệ thống quản lý là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của từng ngân hàng, dựa vào năng lực chuyên môn, trình độ mà họ có những quy chế hoạt động cũng như những chiến lược khác nhau cho từng ngân hàng của mình. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ, là hệ thống MIS (hệ thống thông tin quản lý). Các ngân hàng có hoạt động lành mạnh thì sẽ được thể hiện trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, và thông qua hệ thống MIS để Ban giám tốc của các ngân hàng biết và nắm rõ về bản thân, nội tại của ngân hàng mình từ đó đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
2.4.2.4 Đánh giá của các tổ chức tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các nhà đầu tư quốc tế.
Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Jaccar hay đánh giá của Fitch đã đưa ra những nhận định cũng như những lời khuyên đối với thị trường tài chính Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng nhằm nâng cao mức độ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng trước những khủng hoảng, khó khăn của thị trường.
- Việt Nam cần phải nâng cao tiêu chuẩn vốn hơn nữa đối với các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ số CAMEL nhằm đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để quản lý các rủi ro trên bảng cân đối tài sản. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần phải chú trọng
đến việc nâng cao tiêu chuẩn về “mức đủ vốn” đối với các định chế trên thị trường tài chính. Việt Nam nên ưu tiên phát triển các chỉ số về lành mạnh tài chính để xác định rủi ro và đưa lên chuẩn quốc tế các quy định về ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến việc xếp hạng và dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng thương mại.
- Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về nhân lực và vật lực để thực hiện đồng bộ hoạt động giám sát bằng chỉ số CAMEL cho từng ngân hàng nhỏ để thuận lợi hơn trong việc giám sát đánh giá chỉ số này cho toàn hệ thống.
- Hiện nay tại Việt Nam chưa thể áp dụng hết tất cả các bộ chỉ số CAMEL của ủy ban Basel II do những đặc thù của thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng