Thị phần của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 42 - 45)

2.1.2.1 Thị phần tiền gửi

Có thể thấy trong những năm gần đây thị phần của nhóm NHTMCP đang ngày càng được mở rộng và là nhóm ngân hàng có đóng góp đáng kể nhất vào tăng trưởng huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Tốc độ tăng vốn huy động của nhóm NHTMCP là 24% trong năm 2010. Nguyên nhân chính là do khối NHTMCP phát triển mạnh mẽ về quy mô và dịch vụ hoạt động, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh về lãi suất huy động và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Hình 2.1: Thị phần tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại

Nguồn: UBGSTCQG

Năm 2010, tổng số dư tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã lên đến gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó số dư tiền gửi của khối Ngân hàng Thương mại Nhà nước tăng mạnh nhất; bởi các ngân hàng này có nhiều điều kiện thuận lợi: tiềm lực kinh tế mạnh, mạng lưới rộng và được nhận tiền gửi từ công chúng một cách không hạn chế.

2.1.2.2 Thị phần tín dụng

Đơn vị:%

Hình 2.2: Thị phần tín dụng của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2010 đạt gần 2.032 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2009. Nhóm NHTMNN vẫn tiếp tục chiễm lĩnh thị phần cho vay còn các NHTMCP đã không ngừng mở rộng cung cấp tín dụng đối với các loại hình khác hàng khác nhau với những sản phẩm mới, đa dạng, phong phú để thu nâng cao thị phần tín dụng.

2.1.2.3 Tài sản của hệ thống ngân hàng

Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tính đến năm 2010 là 3.725 nghìn tỷ đồng. Trong đó hệ thống NHTMNN vẫn chiếm ưu thế với 44% thị phần về tài sản, tài sản của NHTMCP cũng đã không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các nhóm trong năm 2010 đều cao: NHTMNN 18%, NHTMCP 50%, NHLD 18%, NHNNg,CNNHNNg 29%.

Đơn vị:%

Hình 2.3: Thị phần tài sản của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

Tài sản của hệ thống ngân hàng đang ngày một lớn mạnh. Đây là khối ngành có mức tài sản khổng lồ trong nền kinh tế bởi những đóng góp của nó. Với sự tăng nhanh của vốn chủ sở hữu và dư nợ đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

2.1.2.4 Vốn điều lệ

Nhóm NHTMCP vẫn luôn dẫn đầu về tỷ trọng vốn điều lệ với 46,6% vượt xa nhóm NHTMNN. Để đảm bảo việc thực hiện Nghị định 141/2006/NĐ-CP về việc tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đang tìm mọi cách nâng cao vốn điều lệ. Điều này cũng nhằm nâng cao mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ thì nhóm NHTMNN có mức độ tăng trưởng 30% trong năm 2010, NHTMCP là 6.2%.

Đơn vị:%

Hình 2.4: Cơ cấu vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng

Nguồn: UBGSTCQG

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 42 - 45)