Đánh giá theo các chỉ số CAMEL

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 63 - 66)

2.4.1.1 Đánh giá về vốn

- Việc duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu trong khu vực ngân hàng là tương đối tốt. Nhóm NHTMNN có hệ số an toàn vốn tối thiểu thấp nhất khu vực ngân hàng, nhưng nợ xấu trong khối tài sản có lại chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nếu khu vực ngân hàng phải thực hiện theo đúng Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ trong xử lý nợ xấu thì nguy cơ suy giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu của nhóm này là rất lớn.

- Việc duy trì mức đủ vốn trong thời gian qua của khu vực ngân hàng có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng không chỉ trong điều kiện bình thường mà ngay cả khi thị trường tài chính bị phải chịu đựng những cuộc khủng hoảng.

- Những tác động chính đến hệ số an toàn vốn tối thiểu khu vực ngân hàng: (i) tốc độ tăng tổng tài sản là quá nhanh, chưa tương xứng với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu; (ii) Việc tăng vốn cấp 2 (trái phiếu trung, dài hạn…) của các tổ chức tài chính cũng gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với quy mô, vị thế của ngân hàng, điều đó phần nào thể hiện uy tín trên thị trường của các tổ chức tài chính nói chung và các NHTM nói riêng chỉ là ngắn hạn; (iii) việc xử lý đối với các tổ chức tài chính không duy trì mức đủ vốn thời gian qua của cơ quan có thẩm quyền chưa tạo ra áp lực đủ lớn để buộc các tổ chức này phải bằng mọi giải pháp duy trì mức đủ vốn theo quy định của luật.

2.4.1.2 Đánh giá về tài sản

Theo khuyến cáo cảu tổ chức Boston Consulting Group, năm 2008 ở Châu Á rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng là chủ yếu (chiếm 70% tổng rủi ro trong hoạt động ngân hàng). Vì vậy, khiểm soát rủi ro tín dụng vẫn là nhiệm vụ chủ yếu đối với hoạt động ngân hàng của các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.

- Việc gia tăng dư nợ tín dụng đã đặt ra áp lực đáng kể đối với cơ quan giám sát trước các thách thức về quản lý chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu của khu vực ngân hàng. Việc thanh tra, giám sát và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với khách hàng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đặc biệt là việc kiểm soát dòng tiền, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, nhất là loại cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân.

- Đối với NHLD, NHNNg về cơ bản là hạch toán nợ xấu theo chuẩn quốc tế hoặc ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, nợ xấu của khối này cũng gia tăng trong thời gian qua do khách hàng của những ngân hàng này chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc sản xuất nhất là các mặt hàng xuất khẩu. Việc nợ xấu gia tăng là do các nguyên nhân: (i) Tốc độ sụt giảm dư nợ cho vay thời gian qua nhanh hơn trong khi khả năng thu hồi nợ xấu chậm; (ii) tốc độ thu hồi nợ xấu chậm hơn tốc độ gia tăng các khoản nợ xấu mới; (iii) không có khả năng cho vay đảo nợ như các NHTM trong nước.

- Chất lượng tín dụng vẫn đang là vấn đề sống còn đối với các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng nóng sẽ có nhiều nguy cơ dẫn tới suy giảm chất lượng tín dụng như các vấn đề tiêu chuẩn cho vay, về khách hàng…có thể chưa chú trọng đầy đủ làm cho tình trạng nợ xấu thêm gia tăng. Trong khi đó, việc thu hồi nợ xấu của khu vực ngân hàng thời gian qua vẫn ít thuyên giảm. Chính vì các lý do đó làm cho chất lượng tài sản của khu vực ngân hàng ít được cải thiện.

- Nợ xấu tập trung ở một số NHTMCP nhỏ với tỷ lệ cao trong khi những định chế này lại có năng lực tài chính yếu, có hệ thống quàn trị rủi ro kém. Vì vậy, nguy cơ rủi ro và mất an toàn hệ thống là khá lớn, rất cần các cơ quan giám sát tập trung thườn xuyên.

2.4.1.3 Đánh giá về lợi nhuận

- Lợi nhuận của khu vực ngân hàng Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, lợi nhuận từ mảng dịch vụ lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận thu được của các ngân hàng. Một số ít ngân hàng có đủ điều kiện phải triển mảng dịch vụ này là các ngân hàng có bề dày hoạt động và đi tiên phong nhưng tỷ trọng dịch vụ trong tổng lợi nhuận các ngân hàng này cũng thấp, chưa có ngân hàng nào đạt đến 50% tổng lợi nhuận.

- Các sản phẩm dịch vụ của khu vực ngân hàng ở Việt Nam ít đa dạng và chưa chú trọng phát triển, phí dịch vụ còn cao, tiện ích mà các dịch vụ mang lại cho người sử dụng chưa nhiều, tính hiệu quả còn thấp, đã làm giảm tính hấp dẫn ở mảng dịch vụ ít rủi ro nhưng có tiềm năng lợi nhuận cao này.

- Tuy đã có nhiều cải thiện trong hoạt động, nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng bị thua lỗ. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh lời trong khu vực ngân hàng là không đồng đều, cần được quan tâm giám sát đặc biệt.

- Khả năng sinh lời trong hoạt động của khu vực ngân hàng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản của mỗi ngân hàng. Ngoài ra còn tùy thuộc vào từng bối cảnh và thời điểm cụ thể của tình hình hinh tế trong nước cũng như quốc tế do những biến động không thể lường trước.

2.4.1.4 Đánh giá về thanh khoản

- Tính thanh khoản của khu vực ngân hàng còn phụ thuộc vào mức độ hữu hiệu của nghiệp vụ thị trường mở và cửa sổ chiết khấu của NHTW. Trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng chủ yếu chỉ có các NHTMNN và một số NHTMCP lớn. Điều này chứng tỏ các NHTMCP nhỏ chưa chú trọng nhiều đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro (đặc biệt là rủi ro thanh khoản) về dài hạn.

- Cả khu vực ngân hàng đều đảm bảo khả năng thanh khoản ổn định. Tuy vẫn còn một vài tổ chức chưa duy trì đúng quy định nhưng đây chỉ là các tổ chức có quy mô nhỏ, ít có ảnh hưởng tới hệ thống.

- Dù những quy định chi tiết về rủi ro thanh khoản cả đối với nội tệ và ngoại tệ trong khu vực ngân hàng là khá đầy đủ, đồng thời được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, những rủi ro về thanh khoản vẫn xảy ra cục bộ thậm chí cả những NHTM lớn. Điều đó cho thấy tính thanh khoản của khu vực ngân hàng vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại.

- Hiệu quả và trình độ phát triển của thị trường tiền tệ ở Việt Nam đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa cao. Các thanh viên tham gia thị tường liên ngân hàng có tình trạng chủ yếu thường mua hoặc bán một chiều. Trong đó, NHTM lớn phần nhiều thường là người bán, NHTM nhỏ chủ yếu là người mua.

- Việc các NHTM tuân thủ các quy định về thanh khoản và cấu trúc lại danh mục tài sản để ổn định thanh khoản là yêu cầu đặt ra trong giao đoạn hiện nay và cần được giám sát thường xuyên.

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)