Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng yếu tố trong bộ chỉ tiêu CAMEL

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 79 - 83)

3.2.2.1 Mức đủ vốn

- Giám sát, quản lý nguồn vốn điều lệ gia tằng cần đi kèm với hệ thống giải pháp, lộ trình cơ sở pháp lý đồng bộ.

Trong năm 2010, ngân hàng đã hút 76.636 tỷ đồng để gia tăng vốn điều lệ (tương đương với 4,3 % GDP cả nước). Vấn đề mấu chốt đặt ra không phải là các ngân hàng có thể đáp ứng quy định tăng vốn hay không mà là sự tồn tại thực sự của nó tại khu vực này và tính khả dụng của nguồn vốn này trong khu vực ngân hàng ra sao? Khu vực ngân hàng có đạt mục tiêu tái cấu trúc (thông qua các kịch bản mua bán, sát nhập) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sau Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Do vậy, khuyến nghị cho vấn đề này là:

Thứ nhất, theo dõi sát việc tăng vốn điều lệ tại ngân hàng - theo nội dung của cộng văn 9199/NHNN-TTGSNH về việc thực hiện nghị định 141, đảm bảo ngồn vốn này thực sự tồn ttài và đường sử dụng đúng mục đích. Biện pháp này nhằm tránh tình trạng vốn điều lệ đăng ký ảo bằng các tiểu xảo điều chuyển vốn lẫn nhay giữ các tổ chức kinh tế chỉ trong một thời điểm nhất định, khi đó rủi ro của toàn hệ thống tài chính sẽ gia tăng mạnh mẽ và không thể kiếm soát nổikhi mức độ vốn thực tế không đảm bảo, kéo theo rủi to hoạt động, rủi ro thanh khoản có thể dẫn tới phá sản mà không hề được kiểm soát hoặc cảnh báo trước.

Thứ hai, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp quy nào quy định về chế tài xử lý (sát nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức hoạt động,...) Với các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu về gia tăng vốn điều lệ. chính sự không đồng bộ này tạo tiền lệ xấu trong quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính làm các ngân hàng - đối tượng điều chỉnh của chính sách - lúng túng khi thực hiện chính sách, đồng thời có tâm lý chờ đợi và ỷ lại. Việc này làm mất uy tín của quản lý nhà nước thể hiện sự không chặt chẽ, cương quyết trong các quyết định đưa ra. Mặt khác khi cơ chế giám sát, chế tài xử phạt hiệu quả, thị trường trở nên minh bạch và an toàn sẽ gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút được nguồn vốn vào thị trường tài chính từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống.

Thứ ba, thực hiện việc đại chúng hóa ngân hàng bằng cách giảm tỷ lệ góp vốn của cá nhân và tổ chứ. Đây là biện pháp quan trọng để làm giảm sự thao túng của các cổ đông, đồng thời tạo cơ chế hoạt động minh bạch, an toàn cho các NHTM và việc thu hút vốn sẽ thuận lợi hơn. Mặt khác cần giữ nguyên tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài và các TCTD là 20% để tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thu hút nhà đầu tư nước ngoài cho thị trường tiền tệ trong nước. Tuy nhiên việc làm trên phải kèm theo biện pháp giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng vốn chia nhỏ cho nhiều người nhưng thực chất là của một người đang phổ biến như hiện nay.

- Xây dựng hệ thống chỉ số an toàn cho khu vực ngân hàng song hành với cơ chế kiểm soát, biện pháp hỗ trợ và chế tài xử lí đồng bộ.

Thông thư 13 ra đời với sự thay đổi đáng chú ý là nâng cao yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thông tư 13 và chế tài xử phạt các ngân hàng không thực hiện đúng quy định. Một lần nữa giống với quy định về gia tăng vốn điều lệ, quản lý Nhà nước lại buông lỏng và thiếu quyết đoán khi không có biện pháp can thiệp hoặc hỗ trợ các ngân hàng không đạt yêu cầu về tỷ lệ an toàn tối thiểu. Kiến nghị cho vấn đề này là:

Thứ nhất, việc đưa ra hệ số chỉ số an toàn cho các ngân hàng cần song hành với một cơ chế kiểm soát, các biện pháp hỗ trợ và chế tài xử lí đồng bộ khi các TCTD này không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn theo quy định.

Thứ hai, yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn đưa ra cần bám sát các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể là với yêu cầu về tỷ lệ an toànvốn tối thiểu cần có hướng dẫn chi tiết hơn về thành phần có vốn tự có, nâng cao vai trò của vốn cấp 2 trong hoạt động ngân hàng.

3.2.2.2 Mức sinh lời

Nhóm các NHTM nhỏ có hiệu quả hoạt động rất thấp và đáng báo động. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động là:

Cần có khung pháp lý hoàn chỉnh để thống nhất trong việc quản lý hoạt động. Phải yêu cầu các đơn vị này và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đã ban hành về tổ chức hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trên thực tế các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định về quy chế tổ chức và chấn chỉnh hoạt động, nhưng việc thực hiện không nghiêm chỉnh chấm hành dẫn đến rủi ro vẫn xảy ra, hiệu quả hoạt động kém và làm giảm sự nghiêm minh của luật pháp.

3.2.2.3 Năng lực quản lý

Cần phải nâng cao trình độ đội ngũ quản lý của hệ thống ngân hàng, cần phải có sự đào tạo chuyên sâu, có năng lực về trình độ chuyên môn và trình độ quản lý.

Tại Việt Nam chưa đưa ra được những chỉ số để đánh giá yếu tố này bởi nó còn mang nhiều yếu tố định tính, chưa thể định lượng được trong điều kiện Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới cần bổ sung thêm bộ chỉ số này trong việc đánh gá các ngân hàng thương mại Việt Nam bởi vai trò của nó là vô cùng quan trọng.

3.2.2.4 Chất lượng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu tuy không cao song nguy cơ mất vốn lớn do nợ nhóm 5 tới 46,13% tỷ trọng nợ xấu của toàn ngành, tương đương với 26,313 ngàn tỷ đồng. Trong đó nhóm NHTM NN là nhóm có nợ xấu xao nhất (chiếm 60% nợ xấu của toàn ngành), đây cũng là các ngân hàng góp phần lớn vào các khoản vay hỗ trợ lãi suất.

Dư nợ đổ vào bất động sản trong 3 năm qua luôn ở trong khoảng 10,13%. Tuy nhiên có rất nhiều ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản trrên 20% tổng dư nợ. Với việc NHNN hoạch định tín dung phi sản xuất phải giảm xuống còn 16% vào cuối năm 2011, sẽ xảy ra tình trạng đảo nợ hàng loạt giữa các ngân hàng nhất là các ngân hàng nhỏ có dư nợ phi sản xuất cao để lách luật, điều này khó tránh khỏi xảy ra rủi ro đạo đức trong việc cơ cấu lại các khoản vay.

Doanh số cho vay kinh doanh chứng khoán tại các TCTD vẫn tăng cao trong khi thị trường chứng khoán năm 2010 diễn biến theo chiều hướng tiêu cực đã ảnh hướng rất lớn tới danh mục cổ phiếu được cầm cố của các TCTD. Nếu trong thời gian tới thị trường chứng khoán không có dâu hiệu phục hồi trong khi dòng tiền chiết khấu vẫn tiếp tục dổ vào thị trường thì nó sẽ tác động ngày càng tiêu cực tới nợ xấu của khu vực ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro cho khu vực:

Thứ nhất, đánh giá lại một cách chính xác tỷ lệ nợ xấu cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro của toàn khu vuejc ngân hàng, nhất là các NHTM NN để có được cái nhìn chân thực nhất về nợ xấu từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp tái cơ cấu nợ.

Thứ hai, tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc cơ cấu lại các khoản cho vay phi sản xuất của các ngân hàng có tỷ lệ cho vay vào kĩnh vực này chiếm trên 30% nhằm tránh tình trạng đảo nợ hàng loạt giữa các ngân hàng.

Thứ ba, các ngân hàng cần phải tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin để đáp ứng việc đánh giá lại gia trị cổ phiếu trước sự biến động thất thường của giá chứng khoán để hạn chế rủi ro.

3.2.2.5 Tính thanh khoản

- Trong thời điển hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đảm bảo hết các chỉ số đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Tuy nhiên những diễn biến trên thị trường liên ngân hàng đã cho thấy những dấu hiệu căng thẳng về thanh khoản. Bên cạnh đó nợ xấu trên thị trường II tăng vọt vào cuối năm từ mức 2,3% trong tháng 10 tăng lên 8,8% trong tháng 11 và tính tới cuối năm đạt 8,9%. Cùng với sự căng thẳng thanh

khoản cuối năm 2010, dấu hiệu này cho thấy có thể có một vài ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Mặt khác, chệnh lệch lãi suất cho vay lớn giữa đồng nội tệ và USD cùng với kỳ vọng đồng USD ổn định, đã có rất nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay USD(cầu ảo) rồi chuyển đổi thành VND trên thị trường tự do để kinh doanh. Cách huy động vốn này của doanh nghiệp gây rủi ro cho cả doanh nghiệp, ngân hàng khi các hợp đồng tín dụng đáo hạn(cầu ảo trở thành cầu thật). Rủi ro kép xẩy ra khi các doanh ngiệp phải xoay sở mọi ngồn vốn để huy động đủ USD trả nợ ngân hàng; phía ngân hàng nphải đảm bảo cân đối nguồn USD. Diễn biến phức tạp này là bài học cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong quản trị rủi ro nguồn vốn.

- Hiện tượng các ngân hàng lớn tận dụng nguồn giấy tờ có giá đem ra chiết khấu trên thị trường mở với lãi suất thấp để cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm hưởng chênh lệch. Điều này dẫn tới nguồn vốn không được đem ra phục vụ cho nền kinh tế mà chủ yếu xoay vòng trên thị trường liên ngân hàng đáp ứng thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng, gây lãng phí nguồn vốn trong hệ thống. Bên cạnh đó các ngân hàng phải chấp hành tỷ lệ cấp tín dụng sẽ khiến một phần huy động bị đóng băng cộng thêm các ngân hàng vẫn phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của Nhà nước khiến một lượng vốn lớn không được đưa vào thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi nền kinh tế.

Do vậy cần xem xét lại tỷ lệ cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng, NHNN nên có lộ trình và hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng có thời gian điều chỉnh cho phù hợp với những quy định của Thông thư 13. Thêm vào đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra các ngân hàng để phát hiện và xử lý hiện tượng xoay vòng vốn trên thị trường liên ngân hàng. Có những giải pháp cụ thể đưa vốn vào khu vực sản xuất một cách có hiệu quả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 79 - 83)