2.3.4.1 Tăng trưởng huy động vốn
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng huy động vốn trong khu vực ngân hàng đạt 15,1% so với cuối năm 2009, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (10,8%). Trong đó, nhóm NHTMCP tăng gấp 1,7 lần mức tăng trung bình của cả hệ thống.
Tỷ lệ cho vay/huy động vốn toàn khu vực ngân hàng là 92,96%, giảm nhẹ so với năm 2009 (96,3%). Điều này cho thấy, các NHTM đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng. Cũng vào thời kỳ này, lãi suất của các NHTMCP khá cao (cao hơn cả lãi suất huy động ngắn hạn trong khu vực ngân hàng), loại kỳ hạn 2-3 năm lãi suất 12 – 12,1%/năm và bình quân lãi suất các kỳ hạn từ 2 – 5 năm trong 6 tháng đầu năm khoảng 10,8%/năm. Bên cạnh đó, lượng trái phiếu chính phủ cần phát hành ra khá lớn, thị trường trái phiếu chính phủ sôi động đã thu hút nhiều ngân hàng lớn tham gia. Đồng thời các ngân hàng lớn sử dụng trái phiếu chính phủ chiết khấu hoặc bán trên thị trường mở với lãi suất thấp hơn 2%-2,5% để sinh lời, khiến cho cung tiền của NHNN có hiệu ứng tăng tổng phương tiện thanh toán để giảm lãi suất rất thấp. Hiện tượng tiền tệ hóa tham hụt ngân sách khá lớn, và việc gia tăng tín dụng theo đó không đạt được như mong muốn của Chính phủ. Mặt khác, việc hạn chế sử dụng vốn vay trên thị trường
liên ngân hàng để cho vay đã khiến một số ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động từ dân cư. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh lãi suất huy động thường xuyên, liên tục. Các tình trạng bất ổn trên có thể gây ra một số khó khăn về thanh khoản cho khu vực ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng có quy mô vốn và tổng tài sản nhỏ, khả năng chống lại các cú “shocks” trên thị trường yếu. 2.3.4.1 Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn bình quân trong khu vực ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2009. Đây là điều rất đáng quan tâm có thể lý giải cho tình trạng này là do việc chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thế chấp nên các ngân hàng đã chuyển sang cho vay trung, dài hạn để được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận cao hơn. Mặc khác, việc còn một số không tuân thủ quy định đối với tỷ lệ này là điều khó chấp nhận trong bối cảnh thanh khoản của khu vực ngân hàng luôn căng thẳng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng không tuân thủ quy định đối với tỷ lệ này là điều khó chấp nhận trong bối cảnh thanh khoản của khu vực ngân hàng luôn căng thẳng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn huy động của các tổ chức này giảm mạnh cả trên thị trường 1 và 2, dặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn VND giảm.
Đơn vị: %
Hình 2.16: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
Tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn trong khu vực ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng trong 6 tháng đầu năm 2010 đẩy tổng dư nợ trung, dài hạn của khu vực ngân
hàng đối với nền kinh tế chiếm 44,64%. Do việc áp dụng lãi suất thỏa thuận nên đã cso tình trạng khách hàng gửi tiền đã sử dụng loại hình rút gốc linh hoạt. Kỳ hạn gửi trên 1 năm nhưng lại được hưởng lãi suât theo kỳ hạn tại thời điểm rút.
Điều này để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư cải thiện tính thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô kém bền vững, chính sách tiền tệ không ổn định đã làm giảm lòng tin của người gửi tiền do đó họ sẽ rút tiền trước hạn. Trong khi đó, ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn này để cho vay các dự án lớn với thời gian đầu tư dài hạn đã gây ra tinh trạng rủi ro về cấu trúc kỳ hạn, làm tăng nguy cơ thanh khoản trong khu vực ngân hàng.
2.3.4.2 Căng thẳng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng
Tình trạng lạm phát cao trong những tháng cuối năm 2010 kàm theo những quy định tại Thông tư 13/TT-NHNN về việc nâng cao vốn điều lệ của các TCTD đã làm cho các ngân hàng nâng cao nhu cầu huy động vốn và đẩy các ngân hàng vào cuộc đua lãi suất huy động. Lãi suất giữa các kỳ hạn liên ngân hàng ngày càng thu hẹp lại, lãi suất qua đêm liên tục biến động mạnh trong những tháng cuối năm. Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng vọt, cùng với việc NHNN chưa điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Các NHTM lớn tạn dụng nguồn giấy tờ có giá đem ra chiết khấu trên thị trường mở với lãi suất thấp để cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm hưởng lãi suất chênh lệch. Điều này dẫn tới nguồn vốn không được đem ra phục vụ cho nền kinh tế mà chủ yếu đáp ứng thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng thương mại.
Việc các NHTM liên tục tăng lãi suất đã đẩy chi phí huy động lên cao, tín dụng vẫn tăng mạnh trong khi NHNN vẫn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho rủi ro hoạt động của các ngân hàng ngày càng tăng. Lãi suất tín dụng tăng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải nâng cao giá thành sản phẩm, làm giảm doanh thu và làm tăng nợ xấu trong khu vực ngân hàng. Mặc khác, giá hàng hóa đã đẩy lạm phát lên cao và làm lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng giảm. Chính vòng luẩn quẩn này đã tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng và về lâu dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.