Giải pháp đối với cấu trúc khu vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 77 - 79)

- Khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng quy mô nhỏ, đa dạng hóa hình thức sở hữu các quỹ tín dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân theo vùng, miền, nhóm hoặc cụm dân cư.

Các tổ chức kinh tế và dân cư tại nông thôn, vùng sâu vùng xa rất hạn chế trong tiếp cận tín dụng ngân hàng (chủ yếu qua ngân hàng chính sách và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tuy nhiên nhu cầu ở khu vực này đa dạng và có xu hướng không ngừng gia tăng đã khiến tín dụng đen phát triển. Hình thức chủ yếu là dùng tài sản người dân (qua ủy quyền toàn bộ) rồi lập hồ sơ vay vốn. Dù đã được cảnh báo nhiều song do hình thức tín dụng này vẫn có dấu hiệu phát triển.

Biện pháp tốt nhất hạn chế tình trạng tín dụng đen là đa dạng hóa hình thái hoạt động của các ngân hàng phục vụ của nhân dân theo vùng, miền hoặc theo nhóm, cụm dân cư cho tới thời điểm này các ngân hàng nhà nước cung cấp tín dụng chính thức cho các khu vực kém phát triển. Tuy nhiên sự cứng nhắc trong thủ tục hạn chế người dân có nhu cầu tiếp nhận nguồn vốn. Do vậy, NHNN cần có chính sách khuyển khích sự phát triển của các Quỹ tín dụng phục vụ cho vùng, miền, nhóm thông qua một cơ sở pháp lý đồng bộ (cơ chế thành lập, hoạt động, kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt,…). Trong đó đa dạng hóa hình thức sở hữu các quỹ tín dụng này là giải pháp tốt nhất góp phần tăng cơ hội tiếp cận vốn của các nhóm dân cư khác.

- Thị trường tài chính non trẻ, cấu trúc đơn giản, bị chi phối bởi khu vực ngân hàng trong khi quy mô phát triển của khu vực này bất cân đối và thiếu bền vững.

Rủi ro của thị trường tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực ngân hàng trong khu khu vực này phát triển mất cân đối và thiếu bền vững. Do vậy việc tăng cường kiểm tra, giám sát và thiết lập hệ thống cảnh báo cho khu vực mang ý nghĩa lớn. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực ngân hàng thông qua thúc đẩy quá trình tích tụ vốn (tăng quy mô) theo một lộ trình rõ ràng dựa trên nền tảng pháp lý đồng bộ, cụ thể:

Thứ nhất, song song với việc xây dựng các tiểu chuẩn về vốn và an tòan cho khu vực ngân hàng, NHNN cần xây sựng chế tài giám sát, cử phạt đồng bộ kèm theo như: quy định vốn điều lệ, hệ số CAR (9%). Tỷ lệ cho vay vào khu vực có rủi ro cao. Các biện pháp hỗ trợ, xử lý theo mức cảnh báo như: Chịu sự giám sát tại chỗ của NHNN, thay đổi hình thức hoạt động, sát nhập, mua bán, giải thể. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch cho thị trường nói chung và nâng cao an toàn cho khu vực ngân hàng nói riêng.

Thứ hai, gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng huy động vốn thông qua hệ thống các giải pháp giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế, quản lý tập trụng thị trường vàng, khuyến khích sở hữu vàng, chứng chỉ trong dân cư,… bằng cách này dòng tiền-

thay vì đầu cơ vào USD và vàng sẽ tìm về những thi trường tạo giá trị gia tăng cao hơn như sản xuất hoặc tích tụ vào thi trường tài chính.

- Các NHTM quy mô nhỏ hầu hết có kết quả hoạt động yếu kém. Hạn chế về nguồn lực (vốn, con người, công nghệ,…) khiến các ngân hàng này là nhóm có rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường cao nhất. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự lành mạnh của khu vực ngân hàng. Do vậy, cần phân loại các ngân hàng (ví dụ theo quy mô vốn chủ sở hữu, hiệu quả hoạt động,…) từ đó quy định hình thức, phạm vi, cơ chế hoạt động, giám sát từng nhóm. Đấy là một biển pháp thúc đẩy tái cơ cấu đa dạng hóa hình thức khu vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 77 - 79)