Các chỉ số tổng thể phản ánh cấu trúc và sự phát triển của hệ thống hệ

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 45 - 47)

thống ngân hàng thương mại.

2.1.3.1 Số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch/1000 dân

Trong thời gian qua, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng đã không ngừng tăng lên điều này cho thấy tiềm năng thị trường còn lớn, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng của người dân đều tăng. Tỷ lệ hiện nay ở Việt Nam là cứ 1 chi nhánh ngân hàng sẽ phục vụ khoảng 14.000 dân. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và đặc biệt là hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chiếm tới 35% toàn hệ thống). Chính điều này đã gây hạn chế không nhỏ tới cấu trúc thị trường ngành cũng như dân cư tại các vùng, miền.

2.1.3.2 Tỷ lệ tiền gửi hệ thống ngân hàng/GDP và tỷ lệ Dư nợ tín dụng/GDP.

Tỷ lệ tiền gửi và dư nợ tại hệ thống ngân hàng so với GDP tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong đó, nhóm NHTMNN và NHTMCP có sự phát triển rõ nét cho thấy mức độ thu hút vốn của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tiền gửi/GDP và Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP (6 tháng)

Đơn vị: %

Loại hình Tỷ lệ tiền gửi/GDP Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP

2009 2010 2009 2010 NHTMNN 121,87 114,27 114,99 113,93 NHTMCP 79,73 105,86 60,38 74,56 NHLD 2,22 2,55 2,46 2,97 NHNNg, CN NHNNg 14,26 13,01 17,15 20,63 Nguồn: UBGSTCQG 2.1.3.3 Tỷ lệ tài sản có của hệ thống ngân hàng/GDP

So với khu vực và thế giới thì cơ cấu tiền gửi ngân hàng/GDP của Việt Nam ở mức khá cao và ngày càng được cải thiện và hiện ở mức 112% cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng trong vai trò trung gian tài chính. Nhóm NHTMNN vẫn đang là nhóm ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất 169%, tiếp theo là nhóm NHTMCP với 156% và nhấp nhất là nhóm NHLD với 4%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản có của hệ thống ngân hàng/GDP cao như vậy cũng đã phản ánh thị trường tài chính còn giản đơn khi phụ thuộc khá lớn vào hệ thống ngân hàng, điều này sẽ làm tăng rủi ro tài chính của khu vực này.

2.1.4. Đánh giá về thị phần của hệ thống ngân hàng

Có thể thấy ngân hàng thương mại là loại hình quan trọng nhất đối với hệ thống tài chính khi mọi thị phần luôn gần hoặc trên 95% toàn hệ thống tín dụng. Số lượng ngân hàng đang hoạt động là khá lớn, nhưng có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng (chủ yếu tập trung tại thành thị hay các thành phố lớn) và chưa đảm bảo đa dạng về loại hình. Các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn khi năng lực quản lý, khả năng công nghệ thấp, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng cũng như tiêu dùng của khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài mặc dù có lợi thế hơn về vốn, công nghệ, quản trị nhưng chỉ mới hình thành các chi nhánh, nên chỉ có thể tập trung phục vụ các nhà đầu tư, doanh nghiệp của các nước nguyên xứ. Thị trường hoạt động ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống thể hiện ở tỷ lệ người dân có tài khoản và thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng, tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch còn thấp.

Nhóm các NHLD, NHNg, CN NHNNg cho đến nay thị phần còn thấp do: bị hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới (theo cam kết WTO của Việt Nam thì CN NHNNg không được mở điểm giao dịch bất kỳ dưới hình thức nào ngoài trụ sở chi nhánh). Vì vậy, các chi nhánh rất khó xâm nhập thị trường bán lẻ. Mặt khác, NHLD là loại hình công ty TNHH liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài; trong khi tiềm lực tài chính của ngân hàng Việt Nam còn hạn chế thì việc tăng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính của NHLD còn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng này có chất lượng vốn và hiệu quả hoạt động cao hơn và do đó có tiềm lực cạnh tranh lớn trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO. Với lợi thế về công nghệ, năng lực quản trị điều hành của ngân hàng mẹ, đây là nhóm ngân hàng có khả năng tăng trưởng hiệu quả nhất. Với ngân hàng 100% vốn nước ngoài và được đối xử quốc gia đầy đủ sẽ khắc phục được những hạn chế về ngồn vốn của các NHLD và về mạng lưới chi nhánh của các NHNNg.

Các quy định pháp lý hiện hành chưa tạo ra được sự phong phú và đa dạng về loại hình cũng như quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành danh mục vốn pháp định của các hệ thống ngân hàng thương mại đã tạo nên một cuộc chạy đua ngầm trong hệ thống ngân hàng. Do yêu cầu về vốn pháp định khá cao, áp dụng chung đối với tất cả các NHTMCP và không có sự phân biệt giữa các ngân hàng đã làm cho các ngân hàng chạy đua trong việc nâng cao vốn điều lệ bằng việc định hướng hoạt động vào các thành phố lớn.

2.2 Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)