Nguyên tắc của hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 73 - 74)

Hệ thống thanh tra giám sát tài chính ngân hàng là một quá trình liên tục, một chiến lược tổng thể và phải quán triệt năm nguyên tắc và quan điểm giám sát tài chính là:

3.1.1.1 Thường xuyên liên tục

Thanh tra giám sát tài chính phải là quá trình thường xuyên, liên tục, kinh nghiệm thực thế cho thấy, giám sát giống như những biện pháp phòng nghừa khác thường được chú trọng mỗi khi xảy ra những tình huống quá xấu, song lại bị lơi lỏng dần cho đến khi xuất hiện một tình huống tồi tệ khác. Cùng với sự phát triển của kinh tế - tài chính trong nền kinh tế thị trường, những biến động tài chính xảy ra nhiều hơn, với quy mô ngay càng lớn hơn, phức tạp và khó sự đoán hơn nên không thể coi nhẹ việc duy trì tính liên tục của thanh tra giám sát tài chính cần xiết chặt (chế độ và tiêu chuẩn) trong những trường hợp nguy hiểm có vẻ thực tế và khả thi hơn.

3.1.1.2 Luôn luôn đổi mới cho phù hợp, tránh xơ cứng

Các đối tượng thanh tra giám sát tài chính luôn vận động theo hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nên thanh tra giám sát tài chính phải luôn luôn hoàn thiện đặc biệt là phương pháp thanh tra giám

sát để theo kịp yêu cầu phát triển, vừa bỏ sót đối tượng giám sát, vừa không quá cứng nhắc.

3.1.1.3 Vì sự phát triển của đối tượng được thanh tra giám sát

Thanh tra giám sát hiệu quả góp phần đảm bảo hoạt động tài chính của đối tượng được giám sát, diễn ra thông suốt, ổn định, an toàn, lành mạnh và vững chắc. Quy trình và tiêu chí giám sát cần được thiết kệ dựa trên lợi ích của người giám sát mà gây phiền hà tăng chi phí qua mức, ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng được thanh tra giám sát. Chính vì vậy quy trình và tiêu chí thanh tra giám sát cần đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện song vẫn đảm bảo mục tiêu và yêu cầu của giám sát tài chính.

3.1.1.4 Đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống tài chính đòi hỏi thanh tra giám sát tài chính phải có tính hệ thống, nghĩa là cần sự phối hợp một cách biện chứng và logic giữa những người thực hiện thanh tra giám sát và giữa những đối tượng được hanh tra giám sát nhằm tạo nên một chỉnh thế có mỗi liên hệ mật thiết với nhau, vừa không bỏ sót, vừa tránh chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu quả của giám sát tài chính.

3.1.1.5 Kết hợp nhuần nhuyễn tính đặc thù và tính kinh tế

Thanh tra tài chính cũng như tất cả các hoạt động tài chính kinh tế khác, không thể tách rời hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia. Thanh tra giám sát tài chính của các nược đang phát triển khác với các nước đang phát triển và của mỗi nước đang phát triển cũng có sự khác nhau về tổ chức, hình thức, phạm vi,… tuy nhiên các xu thế phát triển kinh tế - tài chính quốc tế đang thúc đẩy quốc gia chú trọng hơn đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong thanh tra giám sát tài chính. Sự xâm nhập lẫn nhau giữa các đối tượng được thanh tra giám sát không phân biệt trong nước hay ngoài nước, sự phối hợp quốc tế của người thanh tra giám sát làm cho vai trò của việc kết hợp tính đặc thù và tính quốc tế trong thanh tra giám sát tài chính ngày một quan trọng hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Trang 73 - 74)