*) Phương pháp lấy mẫu: Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt nạc vai và mông khoảng 250 – 300g/mẫu. Mẫu được gửi về phân tích tại Phòng thí nghiệm – Viện chăn nuôi Quốc gia – Từ Liêm – Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
*) Các chỉ tiêu phân tích
- Vật chất khô: Theo TCVN 3426 – 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050
C.
- Protein thô: Theo TCVN 3426 – 1986, theo phương pháp Kjeildalh
- Lipit thô: Theo TCVN 3426 – 1986, xác định trong phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet.
- Khoáng tổng số: được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 -6000C.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật và phương pháp thường quy trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1997) [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra về số lƣợng, cơ cấu đàn lợn và phƣơng thức chăn nuôi
Số lượng đàn lợn cho biết tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu nói chung và vị trí đàn lợn Bản trong cơ cấu đàn hiện nay nói riêng. Từ đó giúp cho các nhà khoa học có cơ sở để nghiên cứu đưa ra các phương thức bảo tồn, phát triển thích hợp nhất. Xác định tầm quan trọng như vậy, chúng tôi tiến hành điều tra số lượng và cơ cấu đàn lợn Bản của huyện Yên Châu trong 3 năm 2008 – 2010 để thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình chăn nuôi lợn ở địa phương.
3.1.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn của huyện Yên Châu qua 3 năm (2008 – 2011)
Theo số liệu thống kê của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La (2010), diễn biến về số lượng và cơ cấu chủng loại lợn nuôi ở Yên Châu qua 3 năm được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2008 – 2010) (nghìn con)
Thời gian Loại lợn
Lợn Bản Lợn MC Lợn lai Lợn khác Tổng số Năm 2008 Số lượng 8,76 1,65 12,57 1,27 24,25 Tỷ lệ (%) 36,12 6,80 51,84 5,24 100 Năm 2009 Số lượng 8,02 1,50 13,11 1,58 24,21 Tỷ lệ (%) 33,13 6,20 54,15 6,52 100 So sánh (%) 2009/2008 91,55 90,91 104,29 124,41 99,83 Năm 2010 Số lượng 8,11 1,45 13,24 1,94 24,74 Tỷ lệ (%) 32,78 5,86 53,52 7,84 100 So sánh (%) 2010/2009 101,12 96.67 100,99 122,78 102,19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét:
Tổng đàn lợn của huyện Yên Châu trong năm 2008 là 24.250 con, năm 2009 số lượng đàn giảm đi còn 24.210 con ít hơn so với năm 2008 là 40 con, nhưng đến năm 2010 thì số lượng đàn lại tăng lên 24.740 con cao hơn so với năm 2009 là 530 con. Nhìn sự phát triển của đàn lợn trong 3 năm ở huyện Yên Châu cho thấy tình hình chăn nuôi lợn của huyện tương đối ổn định, số lượng lợn thay đổi không đáng kể qua các năm. Điều đó phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước do giá cả “leo thang”, người dân không còn mặn mà với việc phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, người dân ở địa phương chủ yếu nuôi lợn để phục vụ cuộc sống gia đình (như cưới xin, tiệc tùng, ma chay, hay khi đến vụ mùa…), số lượng nuôi ở các hộ rất ít nên cũng không có biến động nhiều.
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng và cơ cấu đàn lợn huyện Yên Châu giai đoạn 2008 – 2010
- Lợn Bản: Trong 3 năm tỷ lệ lợn Bản ở mức trung bình so với tổng đàn của huyện và không có sự biến động nhiều. Cụ thể là năm 2008 có 8,76 nghìn con (chiếm 36,12%), năm 2009 có 8,02 nghìn con (chiếm 33,13%), năm 2010 có 8,11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghìn con (chiếm 32,78%) so với tổng đàn trong năm. Số lượng lợn Bản có dấu hiệu suy giảm qua các năm, năm 2009 giảm 0,74 nghìn con so với năm 2008, năm 2010 lại tăng lên 0,09 nghìn con so với năm 2009 nhưng vẫn ít hơn so với năm 2008 là 0,65 nghìn con. Số lượng lợn Bản suy giảm là do các giống lợn ngoại ngày càng được người dân ưa chuộng do thời gian nuôi dưỡng ngắn mà khối lượng lại lớn. Tuy nhiên, lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống của người dân địa phương do những đặc điểm ưu việt của nó về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ tốt, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm ngon. Hơn nữa, nó còn phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường sinh thái, tập quán chăn nuôi của đồng bào địa phương, cho nên lợn Bản vẫn giữ được một số lượng nhất định.
- Lợn Móng Cái: Trong cơ cấu đàn lợn toàn huyện thì lợn Móng Cái chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 6,80% (năm 2008); 6,20% (năm 2009); 5,86 (năm 2010). Xu hướng chăn nuôi lợn Móng Cái ở huyện Yên Châu đang giảm dần, chất lượng đàn lợn ngày càng kém do giao phối cân huyết nhiều. Người dân không còn quan tâm đến giống lợn này nhiều như các loại lợn lai và lợn địa phương mặc dù khả năng chịu kham khổ của giống lợn này khá tốt.
- Lợn lai: Đây là loại lợn có tỷ lệ đứng đầu trong các loại lợn được nuôi tại địa phương, nó cung cấp số lượng lớn nhu cầu về thịt hàng ngày cho người dân trên địa bàn huyện Yên Châu. Qua điều tra chúng tôi thấy lợn lai trong địa bàn huyện có từ hai nguồn gốc. Những năm gần đây theo chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện để tăng năng suất, một số lợn đực giống ngoại được đưa về địa phương lai với đàn nái địa phương như lợn Bản, lợn Móng Cái, nái lai … tại địa phương. Ngoài ra giống lợn lai này còn được các lái buôn trở lợn con từ các tỉnh miền xuôi hoặc lân cận lên bán tại các chợ địa phương. Số lượng lợn lai có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2008 có 12,57 nghìn con, năm 2009 tăng lên 13,11 nghìn con, và đến năm 2010 là 13,24 nghìn con. Sở dĩ có sự tăng lên này là do lợn lai có ưu thế về ngoại hình, con lai có tầm vóc to cao hơn so với lợn địa phương, thời gian nuôi dưỡng được rút ngắn đi nhiều. Tuy nhiên, do lợn lai yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
về chuồng trại, thức ăn tốt hơn so với giống lợn địa phương nên thường được các gia đình khá giả nuôi với số lượng nhiều để kinh doanh lợn thịt, còn đa số những hộ ở vùng sâu vẫn lựa chọn con lợn Bản chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Hơn nữa, số lượng lợn lai này được tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn có đường quốc lộ đi qua như thị trấn Yên Châu, xã Chiềng Pằn, xã Chiềng Sàng, vì địa hình thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, và do nhu cầu sử dụng thịt ở các xã, thị trấn này cũng cao hơn so với các xã vùng cao như xã Yên Sơn, xã Chiềng On, Chiềng Tương.
- Lợn khác: Bao gồm lợn pha tạp và một số giống lợn khác như lợn rừng. Trong những năm gần đây phong trào nuôi lợn rừng đang được lan rộng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc do có điều kiện về địa hình, đất đai, và do nhu cầu tiêu thụ của thị trường về mặt hàng này ngày một tăng. Ngoài lợn rừng thì còn có một số lượng lợn pha tạp nuôi tại địa phương. Lý do lợn bị pha tạp là do người dân ở đây vẫn còn chăn nuôi theo lối thả rông, để lợn giao phối tự do, không quản lý được con giống dẫn đến số lượng lợn pha tạp ngày càng nhiều.
Qua đó cho thấy lợn Bản tuy có số lượng đứng thứ hai trong tổng đàn nhưng đang có dấu hiệu giảm sút do sự xâm lấn của các giống lợn ngoại năng suất cao. Tuy nhiên, lợn Bản vẫn giữ được vị trí nhất định của mình vì nó phù hợp với người dân vùng cao, dễ nuôi, thịt thơm ngon, chịu kham khổ tốt nhất so với các giống khác.
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi trong một số xã điều tra
3.1.2.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra
Trên cơ sở các số liệu thống kê có được về tình hình chăn nuôi lợn của toàn huyện Yên Châu, chúng tôi kết hợp điều tra cơ cấu của đàn lợn nuôi trong một số xã. Đây là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp chia thành 14 xã và 1 thị trấn trong đó lợn Bản được nuôi chủ yếu ở những xã vùng cao như Yên Sơn, Phiêng Khoài, Chiềng On. Vì vậy chúng tôi chọn 3 xã trên để điều tra cơ cấu đàn lợn Bản của địa phương. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra
STT Chỉ tiêu ĐVT Địa điểm Tổng số (con)
Yên Sơn Phiêng Khoài Chiềng On 1 Lợn Bản Con 761 521 452 1734 Tỷ lệ % 52,02 52,63 50,56 51,81 2 Lợn MC Con 126 50 52 228 Tỷ lệ % 8,61 6,77 5,82 6,81 3 Lợn lai Con 510 341 314 1165 Tỷ lệ % 34,86 34,44 35,12 34,81 4 Lợn khác Con 66 78 76 220 Tỷ lệ % 4,51 7,88 8,50 6,58 Tổng số lợn
điều tra Con 1.463 990 894 3347
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lợn Bản: So với tổng số lợn điều tra trong cả 3 xã thì số lợn Bản luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu của đàn, cụ thể: Yên Sơn có 761 con (chiếm 52,02%), Phiêng Khoài có 521 con (chiếm 52,63%), Chiềng On có 452 con (chiếm 50,56%). Tổng đàn của 3 xã điều tra là 1734 con chiếm 51,81%. Với những số liệu trên cho thấy, đàn lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng đối với người dân vùng cao mặc dù có rất nhiều giống lợn lai năng suất cao đang được đưa vào trong các nông hộ. Hơn nữa, trong những năm gần đây các dự án trong nước và ngoài nước cũng góp phần tích cực vào việc gìn giữ giống lợn địa phương. Thịt lợn Bản lại có nhiều ưu điểm, thơm ngon, có giá trị kinh tế và cũng là “đặc sản”, thế mạnh của địa phương.
- Lợn Móng Cái, lợn lai và một số loại lợn khác có trên địa bàn của 3 xã điều tra chiếm một tỷ lệ ít hơn: Lợn Móng Cái trung bình là 6,81% (cao nhất là ở Yên Sơn 126 con và thấp nhất là ở Phiêng Khoài 50 con ); lợn lai chiếm tỷ lệ trung bình là 34,81% (cao nhất là ở Yên Sơn có 510 con và thấp nhất là ở Chiềng On có 314 con); lợn khác chiếm trung bình là 6,58% (cao nhất là ở Phiêng Khoài có 78 con và thấp nhất là ở Yên Sơn có 66 con).
Nhìn vào sự phát triển của đàn lợn lai ta cũng thấy rằng với sự tuyên truyền và hỗ trợ về chính sách khoa học kĩ thuật, các hộ gia đình đã chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề kĩ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng đồng thời cũng có những hộ bước đầu biết tăng gia sản xuất, mở rộng chăn nuôi nái ngoại theo mô hình trang trại nhỏ. Tuy đàn lợn lai có ưu thế về tầm vóc nhưng khả năng chịu đựng kham khổ lại kém, cần phải chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hơn lợn Bản rất nhiều. Do đó, phát triển đàn nái lai vẫn còn nhiều hạn chế đối với những xã vùng cao như Yên Sơn, Phiêng Khoài, Chiềng On.
3.1.2.2. Cơ cấu đàn lợn Bản nuôi tại địa điểm điều tra
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình chăn nuôi lợn Bản, chúng tôi đã tiến hành điều tra về cơ cấu đàn lợn Bản và trình bày ở bảng 3.3, biểu đồ hình 3.3:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa điểm
Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt, lợn con
Tính chung Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Yên Sơn 97 12,75 7 0,92 657 86,33 761 Phiêng Khoài 67 12,86 5 0,96 449 86,18 521 Chiềng On 63 13,94 7 1,55 382 84,51 452 Tổng số 227 13,09 19 1,10 1488 85,81 1734
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu đàn lợn Bản tại một số xã điều tra năm 2010
Qua số liệu ở bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy:
- Xã Yên Sơn có 761 con lợn Bản trong đó nái sinh sản là 97 con (chiếm 12,75%), lợn đực giống là 7 con (chiếm 0,92%), trong khi đó lợn thịt và lợn con là 675 con (chiếm 86,33%).
- Xã Phiêng Khoài với tổng số lợn là 521 con, số lượng lợn nái sinh sản là 67 con (chiếm 12,86%), số lợn đực giống là 5 con (chiếm 0,96%), số lợn thịt và lợn con là 449 con (chiếm 86,18%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chiềng On có số lượng lợn là 452 con, với nái sinh sản là 63 con (chiếm 13,94%), lợn đực giống là 7 con (chiếm 1,55%), số lợn thịt là 382 con (chiếm 84,51%).
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy cơ cấu đàn lợn của 3 xã không đồng đều với tổng số lợn là 1734 con. Trong đó, tổng đàn lợn nái sinh sản là 227 con, lợn đực giống của cả 3 xã chỉ có 19 con, lợn thịt và lợn con là 1488 con. Vậy so với lợn nái thì cơ cấu đực giống/nái sinh sản là 1/11,9 con. Theo tỷ lệ này thì số lợn đực cũng không phải là ít, tuy nhiên chất lượng lại không cao do người dân thường sử dụng con đực phối lại với mẹ của nó. Con đực giống cũng không được sử dụng lâu dài, chỉ cho phối một lần rồi cũng loại thải. Số lợn đực giống tốt thì chỉ có vài ba con được nuôi trong gia đình có điều kiện dùng để phối giống cho lợn nái của cả bản. Điều đó cho thấy người dân ở địa phương vẫn chưa chú trọng đến việc chăn nuôi lợn đực giống để cải tạo chất lượng đàn lợn con mà chỉ chú trọng đến chăn nuôi lợn nái, lợn con và lợn thịt. Bởi vì hiện nay lợn thịt khối lượng nhỏ hay “lợn cắp nách” đang trở thành món đặc sản được nhiều người dân ưa chuộng với giá bản rất đắt (theo điều tra tại địa phương người dân bán với giá khoảng 60.000 - 70.000đ/kg thịt lợn hơi). Hơn nữa, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, và do tập quán ở địa phương thường nuôi lợn để dùng thịt khi có đám cưới, cỗ bàn, hay khi vào vụ mùa, cho nên hầu như gia đình nào cũng nuôi một vài con lợn thịt để sử dụng trong gia đình. Chính vì lợn đực không được người dân quan tâm nhiều nên việc cho giao phối cận huyến là điều tất yếu xảy ra, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của đàn lợn con. Trong điều kiện giao phối trực tiếp cần hướng dẫn, khuyến khích bà con chọn lọc đực giống tốt và luân chuyển đực giống đã được chọn lọc để tăng năng suất sinh sản cho nái Bản địa phương.
3.1.3. Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu
Yên Châu là một huyện miền núi, do vậy con lợn cùng với con trâu, bò là những vật nuôi truyền thống của nhân dân. Chăn nuôi lợn là một trong những công việc không thể thiếu đối với người dân nơi đây, nó mang lại hiệu quả kinh tế và cung cấp phân bón không thể thiếu của ngành trồng trọt. Mặc dù con lợn chưa đem
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
lại thu nhập kinh tế chủ yếu nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với người dân địa phương. Vào các ngày lễ tết, lễ hội hay đón khách quý thì thịt lợn Bản là món ăn