Phương pháp xác định sức sản xuất của vật nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 38 - 41)

2.4.3.1. Xác định khối lượng của đàn lợn

Theo dõi trực tiếp đàn lợn của dự án đã được đánh số tai và có kế thừa số liệu của dự án.

- Lợn cái hậu bị, lợn con và lợn thịt 3 - 5 tháng tuổi cân trực tiếp. Cách cân: Cân vào buổi sáng trước khi ăn, sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa

Sinh trưởng tích lũy (g, kg…): Khối lượng của vật nuôi tích lũy được trong một thời gian. Các thông số thu được qua các lần đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy, kí hiệu là W1, W2, …, Wn ứng với thời điểm đo t1, t2, …, tn.

- Lợn cái hậu bị trên 5 tháng tuổi, lợn cái kiểm định, lợn cái cơ bản, lợn thịt trên 5 tháng tuổi, tính khối lượng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chiều đo: Dài thân, vòng ngực. Sử dụng công thức tính khối lượng:

Khối lượng = VN2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: VN: vòng ngực (m) DT: dài thân (m)

Khối lượng bình quân qua các tháng là chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy về khối lượng qua các điểm theo dõi (tuần tuổi, tháng tuổi). Đó là chỉ tiêu đầu tiên cần phải xác định, còn sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối tính theo công thức của Nguyễn Thiện và CS, (1996) [33].

Sinh trưởng tuyệt đối: khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên trong một đợn vị

thời gian. Công thức:

A =

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W1 là khối lượng cân ở thời điểm t1 (thời điểm cân trước) (g/con) W2 là khối lượng cân ở thời điểm t2 (thời điểm cân sau) (g/con)

Sinh trưởng tương đối R (%): là tỷ lệ phần của phần tăng lên về khối lượng

của cơ thể ở cuối kỳ so với thời kỳ đầu.

R = x 100 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)

W1 là khối lượng cân ở thời điểm t1 (thời điểm trước) (kg/con) W2 là khối lượng cân ở thời điểm t2 (thời điểm sau) (kg/con)

- Một số chiều đo để xác định sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể: DT, VN, CV. Phương pháp đo: Để lợn ở vị trí bằng phẳng tự nhiên.

Dài thân: Từ điểm giữa đường nối hai gốc tai chạy dọc theo cột sống đến khấu đuôi, đo bằng thước dây, thước dây phải đặt sát với cột sống theo đường cong hay võng của cột sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao vây: Từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai đo bằng thước dây.

2.4.3.2. Sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu, chu kỳ động dục, thời gian động dục trở lại, số con sơ sinh/lứa, số con còn sống sau 24h/ổ, số con còn sống đến cai sữa: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi kết hợp với theo dõi trực tiếp đàn lợn dự án.

- Khối lượng động dục lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, khối lượng sơ sinh, khối lượng lúc cai sữa: Xác định bằng phương pháp cân trực tiếp (khối lượng sơ sinh được cân trước khi cho lợn con bú).

2.4.3.3. Mổ khảo sát

Theo quy trình giết mổ gia súc, gia cầm của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997) [26]. Phương pháp mổ như sau:

- Lợn mổ cho nhịn ăn 24 giờ trước khi mổ, cho uống nước bình thường. - Cân khối lượng sống từng con.

- Chọc tiết chảy ra hết, sau đó cạo lông rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu. - Dùng dao nhọn rạch đúng giữa cơ đường trắng từ cổ đến hậu môn. Lấy hết

phủ tạng ra ngoài, để lại 2 lá mỡ, lau khô sau đó cân để xác định khối lượng thịt móc hàm.

Tỷ lệ móc hàm (%) = x100

- Cắt đầu và 4 chân để xác định khối lượng thân thịt Đầu: cắt gần sát gốc tại ngang đốt át lát, cân khối lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân.

- Bóc bỏ hai lá mỡ, cắt đuôi.

Sau đó xác định khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ theo công thức Pthịt xẻ = Pmóc hàm – (Pđầu + Pbốn chân + Phai lá mỡ + Pđuôi )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100

- Tách đôi thân thịt (chia đôi thân thịt xẻ dọc theo cột sống). Đo chiều dài thân thịt (cm)

Độ dày mỡ lưng (mm) =

Trong đó: , là độ dày mỡ ở các vị trí xương sườn thứ nhất, giữa xương sườn thứ 6 và 7, xương sườn cuối và tại vị trí thận khum

- Lọc tách riêng thành từng phần: nạc, mỡ, xương, da, sau đó cân từng loại để tính. Tỷ lệ thịt tinh (%) = x 100 Tỷ lệ thịt nac (%) = x 100 Tỷ lệ mỡ (%) = x 100 Tỷ lệ xương (%) = x 100 Tỷ lệ da (%) = x100 Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)