Một số giống lợn nuôi tại các tỉnh vùng núi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 27 - 85)

*) Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái là giống lợn được nuôi nhiều ở vùng Đông Bắc nước ta, trong đó nổi tiếng ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

- Nguồn gốc: Lợn Móng Cái có thể bắt nguồn từ lợn Quảng Đông (Trung Quốc). Giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta từ lâu, dần dần thích nghi phát triển và trở thành giống lợn của nước ta (Nguyễn Thiện và cs, 1994) [32].

- Đặc điểm ngoại hình: Lợn Móng Cái có đặc tính di truyền tương đối ổn định, sự biến dị không nhiều đặc biệt là màu lông. Tất cả phần đầu lợn có màu đen, giữa trán có một vết trắng hình tam giác, cổ khoang chia lợn thành hai phần, nửa trước màu đen kéo dài tới mắt, nửa sau màu trắng kéo dài tới vai làm thành một vành trắng, vành trắng này kéo dài tới bụng và bốn chân, còn lưng và mông màu đen, mảng đen ở hông kéo dài đến nửa bụng bịt kín mông và đùi làm thành cái yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngựa nên người ta gọi là vết lang hình yên ngựa. Đường giữa phần đen và trắng rộng khoảng 2-4 cm trên có da đen lông trắng, phần đuôi màu đen.

Lợn Móng cái có hai loại hình là Móng Cái xương nhỏ và Móng Cái xương to. Lợn Móng Cái xương nhỏ có tầm vóc nhỏ đầu nhỏ, mõm hơi dài và thẳng, tai nhỏ thẳng đứng, chân nhỏ đi bàn, lưng hơi võng và đuôi nhỏ. Loại Móng Cái xương to thì ngược lại, đầu to, mõm dài vừa phải bè ra, trán có vết nhăn, tai to và ngang, chân to và đi bàn, lưng tương đối phẳng, đuôi to (Nguyễn Khánh Quắc và cs, 1995) [27].

- Đặc điểm sinh trưởng: Móng Cái có nhiều đặc điểm sinh trưởng tốt thông qua một số chỉ tiêu như: thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn. Khối lượng sơ sinh 0,5 – 0,7 kg/con, khối lượng cai sữa 6-8 kg/con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 28,5 – 40kg, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 60 kg, khối lượng lúc trưởng thành đạt 100 – 120 kg. Nếu so với lợn Ỉ thì tầm vóc lợn Móng Cái to hơn, nhưng nói chung vẫn thuộc loại tầm vóc nhỏ.

- Khả năng sinh sản: Lợn Móng Cái thành thục tương đối sớm, lúc 7 – 8 tháng có thể phối giống

*) Lợn Ỉ

Lợn Ỉ là một trong những giống vật nuôi rất phổ biến ở các tỉnh phía Bắc trước năm 70, lợn Ỉ được nuôi hầu hết ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam , Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình… và chiếm khoảng 75% tổng số lợn trong toàn vùng. Vị trí của lợn Ỉ dần dần đã nhường cho giống lợn Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, từ cuối những năm 70 lợn Ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay, chỉ còn sót lại với số lượng rất ít ở một số xã của tỉnh Thanh Hóa do thực hiện đề án của Viện chăn nuôi (Hoàng Văn Tiệu, 2008) [37].

- Nguồn gốc: Theo nhiều ý kiến cho rằng lợn Ỉ có nguồn gốc từ giống lợn Ỉ mỡ ở phía Bắc Nam Định. Qua một thời gian dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác trở thành giống lợn Ỉ ngày nay với hai loại hình chính tên là: Ỉ mỡ và Ỉ pha. Loại hình Ỉ mỡ nhân dân ta gọi với tên là: Ỉ mỡ, Ỉ nhăn, Ỉ bọ hung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loại hình Ỉ pha nhân dân ta gọi với cái tên là Ỉ pha, Ỉ bột pha, Ỉ sống bương. (Hoàng Văn Tiệu, 2008) [37].

- Đặc điểm ngoại hình: Có nhiều loại hình lợn Ỉ, trong đó phổ biến là Ỉ mỡ và Ỉ pha.

+ Lợn Ỉ mỡ (Ỉ đen): Có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc) như Ỉ pha, đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt nhăn nhiều, nọng cổ và má chảy sệ từ khi lợn 5 – 6 tháng tuổi, măt híp. Mõm to bè và ngắn, môi dưới thường dài hơn môi trên, lợn nái già mõm càng dài và cong lên nhưng luôn ngắn hơn Ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn Ỉ pha, lưng hơi võng, khi béo thì trông ít võng hơn, bụng to sệ chạm đất, mông nở to, lúc 2-3 tháng, phía sau mông hơi cúp, chân thấp hơn Ỉ pha.

+ Lợn Ỉ pha: Có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm ( lông móc), đầu to vừa phải, trán gân phẳng, mặt ít nhăn, khi béo thì nọng cổ và má chảy sệ, mắt bình thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to dài vừa phải, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên. Vai nở vừa phải, 8-9 tháng tuổi vai bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Trường mình hơn so với lợn Ỉ mỡ, lưng võng nhẹ, khi béo thì trông phẳng, bụng to, mông lúc nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6-7 tháng tuổi mông phát triển (Hoàng Văn Tiệu, 2008)[37].

- Đặc điểm sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh 0,46kg, khối lượng trưởng thành của lợn Ỉ chỉ đạt 70 kg (lúc 30 – 32 tháng tuổi) cho nên cần phải quan tâm cải thiện tầm vóc (Trần Văn Phùng, 2004) [23]

Lợn Ỉ nuôi thịt có tốc độ tăng khối lượng thấp chỉ đạt 200 - 250g/ngày, do vậy khi xuất chuồng chưa đạt 50kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao 5,7 - 7,68 kg thức ăn. Tỷ lệ nạc từ 34,5 - 39,12%, tỷ lệ mỡ khoảng 40%. Chất lượng thịt tốt, dinh dưỡng cao, thớ thịt nhỏ, mùi vị thơm ngon.

- Khả năng sinh sản: Lợn Ỉ Thanh Hóa, con cái thành thục về tính sớm, lúc 3 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, 4 tháng tuổi có khả năng thụ thai. Chu kì động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục thường 19 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài phổ biến 4 - 5 ngày (biến động 3 - 8 ngày). Tuổi phối giống đầu tiên tốt nhất là 8 tháng tuổi, lúc đó khối lượng có thể đạt 35 - 40 kg. Thời gian mang thai trung bình 110 ngày, số con đẻ ra 8,8 - 11,3 con/lứa. Lợn nái có tuổi sử dụng có thể tới 10 - 11 năm. Số lứa đẻ/nái/năm: 2,2 lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 95% (Hoàng Văn Tiệu, 2008) [37].

- Khả năng sản xuất thịt: Theo Đỗ Xuân Tăng và cs (1994) [29] thì lợn Ỉ tăng trọng nhanh từ tháng tuổi thứ 4 đến tháng tuổi thứ 8, sau đó tốc độ chậm lại và kém hẳn ở tháng thứ 11. Do vậy lợn Ỉ nuôi 9 - 10 tháng tuổi nên giết thịt, đây là thời điểm có hiệu quả kinh tế nhất. Khả năng cho thịt được thể hiện ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ móc hàm: 73,90%, tỷ lệ thịt xẻ: 63,3%, tỷ lệ mỡ: 41,8%, tỷ lệ thịt nạc: 33,53%

*) Lợn Mường Khương

- Nguồn gốc: Giống lợn Mường Khương được hình thành và tồn tại ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ lâu đời. Khu vực Cao Sơn gồm 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng và La Pán Tẩn được coi là vùng có nguồn gốc xuất xứ của giống lợn Mường Khương. (Hoàng Văn Tiệu, 2008) [37].

- Đặc điểm ngoại hình: Có 2 kiểu màu sắc lông da chính

+ Kiểu màu sắc lông da thứ nhất: lông da đen tuyền chiếm khoảng 47%. + Kiểu màu sắc lông da thứ hai: Lông đen tuyền nhưng có 6đốm trắng gồm ở trán, chỏm lông đuôi và 4 bàn chân chiếm 45%. Còn 8% có các màu lông da khác: sọc dưa, lang, lông màu vàng đất (Hoàng Văn Tiệu, 2008) [37]

Lợn Mường Khương có ngoại hình thể chất vững chắc, thô. Lợn có da thô, lông gáy có con dài đến 5 - 6 cm, đầu to dài, mõm thẳng, lưng dài, hẹp ngang. Trên trán có nếp nhăn và chạy dọc theo chiều sống mõm dài khoảng 5 - 8 cm. Tai to, mềm cúp xuống. Bốn chân to và khá vững chắc, không đi bàn, móng gọn, không có vết nứt, thích hợp với việc chăn thả (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [23].

- Đặc điểm sinh trưởng phát triển: Theo Nguyễn Khánh Quắc và cs, (1995) [27] thì nhìn chung lợn Mường Khương sinh trưởng phát triển chậm, từ tháng thứ 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến tháng thứ 6 tăng trọng nhanh, sau đó giảm đi từ tháng thứ 7 - 9, từ tháng 10 - 14 tháng tuổi sinh trưởng bình thường, từ tháng 18 sinh trưởng rất chậm và giảm dần đến 36 tháng tuổi ( khối lượng lúc 2, 4, 9, 18, 36 tháng tuổi lần lượt là: 3,73 kg, 9,19 kg, 29, 00 kg, 37,43 kg, 41, 82 kg).

Lợn Mường Khương giết thịt ở khối lượng càng lớn thì tỷ lệ thịt xẻ càng cao. Lợn Mường Khương có xu hướng nhiều nạc hơn các giống lợn nội nuôi tại miền Bắc nước ta (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [23].

- Khả năng sinh sản: Mường Khương là giống lợn thành thục muộn, tuổi động dục đầu tiên là 6 - 8 tháng tuổi, chu kì động dục là 27 - 30 ngày. Lợn đẻ thưa, mỗi lứa đẻ từ 5,22 - 6,77 con. Song nếu cải tiến điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc thì sẽ tăng số lứa đẻ/năm và thời điểm bắt đầu động dục sớm hơn (Nguyễn Khánh Quắc và cs, 1995) [27].

*) Lợn Mẹo

- Nguồn gốc phân bố: Lợn Mẹo (lợn Mèo) được người H‟Mông nuôi từ lâu đời ở vùng núi cao nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Số lượng phân bố nhiều ở vùng cao của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái (Võ Văn Sự, 2004) [28].

- Đặc điểm ngoại hình: Lông da màu đen, lông dài và cứng. Thường có 6 điểm trắng ở chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, trán dô và thường có khoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về trước. Vai, lưng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Mông cao hơn vai. Bụng to nhưng không sệ. Chân cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước (Võ Văn Sự, 2004) [28].

- Khả năng sinh trưởng: Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông quanh năm, ít được chăm sóc của chủ nuôi nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2 - 3 năm tuổi. Nhiều con lợn được nuôi trên 2 năm có khối lượng lớn từ 200 - 300 kg. Khối lượng sơ sinh khoảng 0,48 kg/con, khối lượng lúc 2 tháng tuổi khoảng 4,20 kg/con, khối lượng lúc 12 tháng tuổi là 64,20 kg (Lê Viết Ly, 1999) [19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khả năng sinh sản: Lợn đực thành thục sinh dục sớm, có thể nhảy nái lúc 4 - 5 tháng tuổi, nhưng lợn nái thành thục sinh dục muộn, tới 8 - 9 tháng tuổi mới động dục, cá biệt có con tới 1 năm tuổi mới động dục lần đầu. Lợn đực Mẹo có phẩm chất tinh khá tốt và ổn định qua theo dõi từ lúc 8 - 9 tháng đến 2 năm tuổi. Lợn nái Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông ở miền núi có số lứa đẻ thấp (trên 1 lứa/năm), nhưng nuôi ở đồng bằng điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tốt hơn đã cho khả năng sinh sản cao hơn. Trong điều kiện nuôi thả rông miền núi mỗi lứa lợn Mẹo chỉ đẻ trung bình 6 - 7 con, lứa đầu thường chỉ 3 - 4 con, tỷ lệ nuôi sống thấp (khoảng 60 - 70% nhưng ở đồng bằng các chỉ tiêu này cao hơn, lứa 1 đẻ trung bình 8 con, lứa 3 - 4 đẻ 9 - 10 con.

Chu kỳ động dục của lợn Mẹo trung bình 18 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 2 - 4 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ ở miền núi 9 - 10 tháng, ở đồng bằng 7 - 8 tháng, tuổi phối giống thích hợp nhất là khi lợn 10 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt khoảng 50 - 55 kg(Lê Viết Ly, 1999) [19].

- Khả năng cho thịt: Theo tác giả Nguyễn Quỳnh Anh và Hồ Sĩ Dũng (1994) [2] lợn Mẹo có: tỷ lệ móc hàm: 65 - 80%, tỷ lệ thịt nạc: 50 - 60%, tỷ lệ mỡ: 10 - 15%, tỷ lệ xương: 20 - 25 %.

*) Lợn Bản:

- Nguồn gốc: Lợn Bản được nuôi nuôi giữ bởi người dân tộc thiểu số từ lâu. Khoảng trước năm 1990, lợn được nuôi thả tự do trong các bản và trong rừng. Người dân tộc thiểu số gọi chúng là con lợn theo tiếng địa phương, hoặc theo màu lông của lợn hay tên vùng nuôi lợn đó… Theo Valle Zarate và cs (2003) [41], lợn Bản Sơn La được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lợn Bản (lợn nuôi trong bản), lợn đen (lông của lợn có màu đen), lợn Mẹo (lợn do người Mèo nuôi giữ), lợn Dân …

Thức ăn của lợn Bản là các loại rau cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp , lợn Bản thích nghi tốt với điều kiện hoàn cảnh nông hộ nghèo.

- Đặc điểm ngoại hình: Lợn có màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân, lông thưa, dài, đối với lợn Bản của người dân tộc Thái thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lông lợn cứng. Đa số đầu lợn nhỏ, thon, mõm dài thẳng hoặc hơi cong, trán nhăn (Phạm Thị Thanh Hoa và cs, 2005) [8]

Lợn Bản có bốn chân thon, nhỏ và cao, lợn chủ yếu đi bằng ngón chân. Bụng lợn thon và hóp, lưng hơi cong. Lợn Vân Pa ở Quảng Trị bụng hơi to, khối lượng trưởng thành khoảng 30 - 35 kg. Lợn Mường Khương ở tỉnh Lào Cai có tầm vóc to nhưng lép người, bốn chân cao to vững chắc, lưng không võng nhưng cũng không thẳng lắm.

- Khả năng sản xuất

+ Khả năng sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của lợn Bản địa phương rất chậm, khối lượng sơ sinh trung bình thấp (0,35 - 0,60 kg/con), 4 tháng tuổi đạt khối lượng trung bình 11,69 kg; 12 tháng tuổi đạt trung bình khoảng 42,60 kg.

+ Khả năng sinh sản: Lợn Bản có tuổi động dục lần đầu là 6 - 7 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu (8 - 9 tháng tuổi). Lợn nái trung bình có từ 6 - 10 vú, đẻ từ 6 - 8 con/ổ, số lứa đẻ/nái/năm thấp.

+ Khả năng cho thịt: Thịt của lợn Bản thơm, ngon, và hiện nay đang trở thành đặc sản ở các nhà hàng. Nếu lợn Bản không nuôi lâu thì tỷ lệ nạc cao, nhưng do phong tục tập quán nên thường nuôi lợn thật to mới thịt để cúng giỗ, cưới xin, ... chính vì vậy mà tỷ lệ nạc giảm.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các giống vật nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học nó là tài sản quí giá hiện đang phát huy ý nghĩa kinh tế như là giống thuần thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống trước mắt và sau này. Không riêng các loài dã thú bị uy hiếp nghiêm trọng do môi trường sống bị thu hẹp và sự săn bắt của con người. Các giống vật nuôi dưới tác động của thiên nhiên và áp lực của kinh tế thị trường cũng đang bị mất dần, bị làm nghèo đi. Theo báo cáo của chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam thì có 5 giống lợn nội của ta đã bị tuyệt chủng là: dòng Ỉ mỡ ở Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng - xã Sơn Vi - huyện Lâm Thao - Phú Thọ, giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, lợn Cỏ Nghệ An. [3]

Sự tuyệt chủng của nhiều giống vật nuôi địa phương, những giống tuy năng suất thấp nhưng mang những đặc điểm quí giá như thơm ngon, chịu đựng dinh dưỡng thấp, thích nghi với điều kiện sinh thái. Sự tuyệt chủng này gần đây xảy ra rất nhanh theo tốc độ phát triển của kinh tế thị trường và đô thị hoá.

Chính vì thấu hiểu sâu sắc hiểm hoạ đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho nên từ những năm 1990 đến nay Viện Chăn Nuôi (Bộ NN&PTNT) đã bắt tay vào thực hiện đề án "Bảo tồn quỹ gen quốc gia" do Bộ NN&PTNT và Bộ KH- CN cùng đầu tư với mục đích duy trì, bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi quý hiếm… nhờ đó đã giảm bớt phần nào nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống gia súc,

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 27 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)