Kết quả điều tra về màu sắc lông da

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 54 - 58)

Màu sắc lông da của lợn tuy không có nhiều lợi ích về kinh tế song vẫn được các nhà chọn giống quan tâm vì: Nó là biểu hiện của giống, một tín hiệu để nhận dạng con giống. Mỗi một giống vật nuôi có một màu sắc lông da đặc trưng, từ đó có thể dựa vào mầu sắc bộ lông mà phát hiện được sự lẫn gen hoặc nhầm lẫn khi xác định phả hệ, nguồn gốc, màu sắc lông da còn liên quan đến sức sống của động vật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy, có nhiều ý kiến cho rằng màu sắc lông và sự phân bố màu sắc lông trên toàn thân có ảnh hưởng đến sức khỏe của con vật, con vật có màu lông sẫm thì khỏe hơn con có màu lông nhạt, (Đặng Hữu Lanh và cs, 1999) [13].

Qua bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét như sau:

Nhóm lợn Bản có màu lông đen và một số điểm trắng trên cơ thể (trán, bụng, 4 chân và đuôi): chiếm tỷ lệ cao nhất 61,87%. Nhóm lợn này có khối lượng nhỏ hơn so với các nhóm còn lại. Theo điều tra, người dân cho biết đây là giống lợn có từ xa xưa nhất, còn các loại lợn có màu lông khác thì sau này mới xuất hiện do sự lai tạp với các giống lợn khác mà hình thành. Nhóm lợn này có lông cứng, đầu to,mõm dài và thẳng, tai nhỏ và dựng, lưng hơi võng, bụng to nhưng không quá xệ. Lợn nái có số con đẻ ra trên lứa tương đối thấp và khối lượng con sơ sinh thường không đồng đều. Những con lợn thuộc nhóm này thì thấy nhiều ở những hộ ở trong vùng sâu, nhà thường cách xa đường cái lớn. Do đường xá đi lại khó khăn nên những con lợn đực con trong đàn thường được tuyển chọn để phối với mẹ của chúng sau đó mới giết thịt. Hơn nữa, do điều kiện thiếu thốn nên những hộ dân ở đây vẫn chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống từ xa xưa, lợn được nuôi theo phương thức thả rông hoàn toàn hoặc là bán chăn thả, thức ăn chăn nuôi lợn chỉ là các loại rau cỏ cắt được ngoài ruộng hoặc các sản phẩm phụ của trồng trọt được nấu cùng với một lượng cám ngô nhỏ.

Theo như mô tả của Lê Viết Ly (1999) [19] cho thấy lợn Mẹo Nghệ An cũng có một số đặc điểm về màu lông và đặc điểm cơ thể giống như lợn Bản trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu này tuy nhiên tai của lợn Mẹo khá to và hơi rủ, lưng lại thẳng và hơi vồng lên. Còn theo mô tả của Mông Thị Xuyến (2009) [44] về lợn Bảo Lạc thì lợn Bản cũng có những đặc điểm về màu lông và cơ thể (lông đen, 4 chân trắng, khoáy trán trắng, đuôi trắng, bụng có khoang trắng) gần giống nhưng tai của lợn Bảo Lạc cũng khá to và hơi rủ.

Nhóm lợn có màu lông đen tuyền: chiếm 34,06% so với tổng số lợn điều tra. Nhóm này có khối lượng, thân hình lớn hơn so với các nhóm còn lại. Lợn có màu lông đen tuyền nếu chăn nuôi tốt thì 12 tháng tuổi có thể đạt tới 90 kg. Hiện nay bà con đang lựa chọn loại lợn có màu lông đen tuyền này thay thế cho lợn lông đen với các điểm trắng trên cơ thể có khối lượng nhỏ hơn. Lợn có lông da dày, một số con có bờm, trán hơn nhăn, tai to và hơi tủ về trước. Lợn thuộc nhóm này có một số ít là lưng thẳng còn lại là lưng hơi võng, bụng to, xệ nhưng không sát đất.

Nhóm lợn có màu nâu, nâu đỏ có điểm trắng: xuất hiện ít, khối lượng trung bình, lớn nhanh hơn so với nhóm lợn đen hay đen trắng. Những con lợn này thường chỉ để nuôi thịt chứ không để làm giống.

Mõm của lợn Bản thường dài và thẳng (69,69%) còn lại là mõm trung bình và thẳng (30,31%) , không có con nào mõm ngắn. Tai nhỏ và dựng, một số ít con có tai trung bình hơi rủ (24,37%).

Đa số lợn Bản đều có lưng hơi võng (71,25%) và bụng to, gọn, không xệ (85,31%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Một số đặc điểm ngoại hình của đàn lợn Bản

Đặc điểm ngoại hình Yên Sơn Phiêng Khoài Chiềng On Tổng số

n=110 % n=105 % n=105 % n=320 % Màu lông: Đen tuyền 36 32,72 39 37,14 34 32,38 109 34,06 Đen, có các điểm trắng 67 60,91 63 60,00 68 64,76 198 61,87 Nâu, có điểm trắng 4 3,64 1 0,09 2 1,90 7 2,19 Nâu đỏ 3 2,73 2 1,90 1 0,09 6 1,88 Bờm Không có bờm 79 71,82 67 63,81 75 71,43 221 69,06 Có bờm 31 28,18 38 36,19 30 28,57 99 30,94 Mõm Mõm dài, thẳng 78 70,91 71 67,62 74 70,48 223 69,69 Mõm trung bình, thẳng 32 29,09 34 32,38 31 29,52 97 30,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tai

Tai nhỏ, dựng 85 77,27 79 24,76 78 74,29 242 75,63

Tai trung bình, hơi rủ 25 22,73 26 75,24 27 25,71 78 24,37

Lưng Lưng thẳng 34 30,91 25 23,81 23 21,90 82 28,75 Lưng hơi võng 76 69,09 80 76,19 82 78,10 228 71,25 Bụng Bụng không xệ 95 86,36 88 83,81 90 85,71 273 85,31 Bụng xệ 15 13,64 17 16,19 15 14,29 47 14,69 Đặc tính Hung dữ 5 4,55 3 2,86 4 3,81 12 3,75 Không hung dữ 105 95,45 102 97,14 101 96,19 308 96,25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)