Xác định chất lượng thịt qua các chỉ tiêu mổ khảo sát

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 37 - 85)

- Khối lượng sống (kg) - Tỷ lệ nạc (%) - Tỷ lệ mỡ (%) - Tỷ lệ da (%)

- Tỷ lệ xương (%) - Độ dày mỡ lưng (cm) - Chiều dài thân thịt (cm) - Diện tích cơ thăn (cm2) - Khối lượng thịt móc hàm (kg) và tỷ lệ thịt móc hàm (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khối lượng thịt xẻ (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%)

- Phân tích thành phần hóa học mẫu thịt xác định hàm lượng VCK, lipit thô, protein thô và lượng khoáng tổng số.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra

Thông qua phiếu điều tra, đến trực tiếp từng nông hộ để thu thập số liệu chăn nuôi lợn, tình hình chăn nuôi tại địa phương.

Điều tra thu thập theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp, phòng thống kê và trạm thú y huyện Yên Châu – Sơn La

2.4.2. Phương pháp đánh giá, giám định ngoại hình thể chất của lợn

Sử dụng phương pháp mô tả trực tiếp qua tri giác (mắt, tay), giám định bằng cách đo các chiều có kèm theo ảnh chụp. Dùng phiếu đánh giá cho điểm ngoại hình theo bảng (TCVN 1466 – 83).

2.4.3. Phương pháp xác định sức sản xuất của vật nuôi

2.4.3.1. Xác định khối lượng của đàn lợn

Theo dõi trực tiếp đàn lợn của dự án đã được đánh số tai và có kế thừa số liệu của dự án.

- Lợn cái hậu bị, lợn con và lợn thịt 3 - 5 tháng tuổi cân trực tiếp. Cách cân: Cân vào buổi sáng trước khi ăn, sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa

Sinh trưởng tích lũy (g, kg…): Khối lượng của vật nuôi tích lũy được trong một thời gian. Các thông số thu được qua các lần đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy, kí hiệu là W1, W2, …, Wn ứng với thời điểm đo t1, t2, …, tn.

- Lợn cái hậu bị trên 5 tháng tuổi, lợn cái kiểm định, lợn cái cơ bản, lợn thịt trên 5 tháng tuổi, tính khối lượng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chiều đo: Dài thân, vòng ngực. Sử dụng công thức tính khối lượng:

Khối lượng = VN2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: VN: vòng ngực (m) DT: dài thân (m)

Khối lượng bình quân qua các tháng là chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy về khối lượng qua các điểm theo dõi (tuần tuổi, tháng tuổi). Đó là chỉ tiêu đầu tiên cần phải xác định, còn sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối tính theo công thức của Nguyễn Thiện và CS, (1996) [33].

Sinh trưởng tuyệt đối: khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên trong một đợn vị

thời gian. Công thức:

A =

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W1 là khối lượng cân ở thời điểm t1 (thời điểm cân trước) (g/con) W2 là khối lượng cân ở thời điểm t2 (thời điểm cân sau) (g/con)

Sinh trưởng tương đối R (%): là tỷ lệ phần của phần tăng lên về khối lượng

của cơ thể ở cuối kỳ so với thời kỳ đầu.

R = x 100 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)

W1 là khối lượng cân ở thời điểm t1 (thời điểm trước) (kg/con) W2 là khối lượng cân ở thời điểm t2 (thời điểm sau) (kg/con)

- Một số chiều đo để xác định sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể: DT, VN, CV. Phương pháp đo: Để lợn ở vị trí bằng phẳng tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dài thân: Từ điểm giữa đường nối hai gốc tai chạy dọc theo cột sống đến khấu đuôi, đo bằng thước dây, thước dây phải đặt sát với cột sống theo đường cong hay võng của cột sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao vây: Từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai đo bằng thước dây.

2.4.3.2. Sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu, chu kỳ động dục, thời gian động dục trở lại, số con sơ sinh/lứa, số con còn sống sau 24h/ổ, số con còn sống đến cai sữa: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi kết hợp với theo dõi trực tiếp đàn lợn dự án.

- Khối lượng động dục lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, khối lượng sơ sinh, khối lượng lúc cai sữa: Xác định bằng phương pháp cân trực tiếp (khối lượng sơ sinh được cân trước khi cho lợn con bú).

2.4.3.3. Mổ khảo sát

Theo quy trình giết mổ gia súc, gia cầm của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997) [26]. Phương pháp mổ như sau:

- Lợn mổ cho nhịn ăn 24 giờ trước khi mổ, cho uống nước bình thường. - Cân khối lượng sống từng con.

- Chọc tiết chảy ra hết, sau đó cạo lông rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu. - Dùng dao nhọn rạch đúng giữa cơ đường trắng từ cổ đến hậu môn. Lấy hết

phủ tạng ra ngoài, để lại 2 lá mỡ, lau khô sau đó cân để xác định khối lượng thịt móc hàm.

Tỷ lệ móc hàm (%) = x100

- Cắt đầu và 4 chân để xác định khối lượng thân thịt Đầu: cắt gần sát gốc tại ngang đốt át lát, cân khối lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân.

- Bóc bỏ hai lá mỡ, cắt đuôi.

Sau đó xác định khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ theo công thức Pthịt xẻ = Pmóc hàm – (Pđầu + Pbốn chân + Phai lá mỡ + Pđuôi )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100

- Tách đôi thân thịt (chia đôi thân thịt xẻ dọc theo cột sống). Đo chiều dài thân thịt (cm)

Độ dày mỡ lưng (mm) =

Trong đó: , là độ dày mỡ ở các vị trí xương sườn thứ nhất, giữa xương sườn thứ 6 và 7, xương sườn cuối và tại vị trí thận khum

- Lọc tách riêng thành từng phần: nạc, mỡ, xương, da, sau đó cân từng loại để tính. Tỷ lệ thịt tinh (%) = x 100 Tỷ lệ thịt nac (%) = x 100 Tỷ lệ mỡ (%) = x 100 Tỷ lệ xương (%) = x 100 Tỷ lệ da (%) = x100 Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100

2.4.4. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của mẫu thịt nạc

*) Phương pháp lấy mẫu: Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt nạc vai và mông khoảng 250 – 300g/mẫu. Mẫu được gửi về phân tích tại Phòng thí nghiệm – Viện chăn nuôi Quốc gia – Từ Liêm – Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

*) Các chỉ tiêu phân tích

- Vật chất khô: Theo TCVN 3426 – 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050

C.

- Protein thô: Theo TCVN 3426 – 1986, theo phương pháp Kjeildalh

- Lipit thô: Theo TCVN 3426 – 1986, xác định trong phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet.

- Khoáng tổng số: được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 -6000C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật và phương pháp thường quy trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1997) [36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra về số lƣợng, cơ cấu đàn lợn và phƣơng thức chăn nuôi

Số lượng đàn lợn cho biết tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu nói chung và vị trí đàn lợn Bản trong cơ cấu đàn hiện nay nói riêng. Từ đó giúp cho các nhà khoa học có cơ sở để nghiên cứu đưa ra các phương thức bảo tồn, phát triển thích hợp nhất. Xác định tầm quan trọng như vậy, chúng tôi tiến hành điều tra số lượng và cơ cấu đàn lợn Bản của huyện Yên Châu trong 3 năm 2008 – 2010 để thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình chăn nuôi lợn ở địa phương.

3.1.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn của huyện Yên Châu qua 3 năm (2008 – 2011)

Theo số liệu thống kê của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La (2010), diễn biến về số lượng và cơ cấu chủng loại lợn nuôi ở Yên Châu qua 3 năm được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2008 – 2010) (nghìn con)

Thời gian Loại lợn

Lợn Bản Lợn MC Lợn lai Lợn khác Tổng số Năm 2008 Số lượng 8,76 1,65 12,57 1,27 24,25 Tỷ lệ (%) 36,12 6,80 51,84 5,24 100 Năm 2009 Số lượng 8,02 1,50 13,11 1,58 24,21 Tỷ lệ (%) 33,13 6,20 54,15 6,52 100 So sánh (%) 2009/2008 91,55 90,91 104,29 124,41 99,83 Năm 2010 Số lượng 8,11 1,45 13,24 1,94 24,74 Tỷ lệ (%) 32,78 5,86 53,52 7,84 100 So sánh (%) 2010/2009 101,12 96.67 100,99 122,78 102,19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét:

Tổng đàn lợn của huyện Yên Châu trong năm 2008 là 24.250 con, năm 2009 số lượng đàn giảm đi còn 24.210 con ít hơn so với năm 2008 là 40 con, nhưng đến năm 2010 thì số lượng đàn lại tăng lên 24.740 con cao hơn so với năm 2009 là 530 con. Nhìn sự phát triển của đàn lợn trong 3 năm ở huyện Yên Châu cho thấy tình hình chăn nuôi lợn của huyện tương đối ổn định, số lượng lợn thay đổi không đáng kể qua các năm. Điều đó phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước do giá cả “leo thang”, người dân không còn mặn mà với việc phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, người dân ở địa phương chủ yếu nuôi lợn để phục vụ cuộc sống gia đình (như cưới xin, tiệc tùng, ma chay, hay khi đến vụ mùa…), số lượng nuôi ở các hộ rất ít nên cũng không có biến động nhiều.

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng và cơ cấu đàn lợn huyện Yên Châu giai đoạn 2008 – 2010

- Lợn Bản: Trong 3 năm tỷ lệ lợn Bản ở mức trung bình so với tổng đàn của huyện và không có sự biến động nhiều. Cụ thể là năm 2008 có 8,76 nghìn con (chiếm 36,12%), năm 2009 có 8,02 nghìn con (chiếm 33,13%), năm 2010 có 8,11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghìn con (chiếm 32,78%) so với tổng đàn trong năm. Số lượng lợn Bản có dấu hiệu suy giảm qua các năm, năm 2009 giảm 0,74 nghìn con so với năm 2008, năm 2010 lại tăng lên 0,09 nghìn con so với năm 2009 nhưng vẫn ít hơn so với năm 2008 là 0,65 nghìn con. Số lượng lợn Bản suy giảm là do các giống lợn ngoại ngày càng được người dân ưa chuộng do thời gian nuôi dưỡng ngắn mà khối lượng lại lớn. Tuy nhiên, lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống của người dân địa phương do những đặc điểm ưu việt của nó về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ tốt, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm ngon. Hơn nữa, nó còn phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường sinh thái, tập quán chăn nuôi của đồng bào địa phương, cho nên lợn Bản vẫn giữ được một số lượng nhất định.

- Lợn Móng Cái: Trong cơ cấu đàn lợn toàn huyện thì lợn Móng Cái chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 6,80% (năm 2008); 6,20% (năm 2009); 5,86 (năm 2010). Xu hướng chăn nuôi lợn Móng Cái ở huyện Yên Châu đang giảm dần, chất lượng đàn lợn ngày càng kém do giao phối cân huyết nhiều. Người dân không còn quan tâm đến giống lợn này nhiều như các loại lợn lai và lợn địa phương mặc dù khả năng chịu kham khổ của giống lợn này khá tốt.

- Lợn lai: Đây là loại lợn có tỷ lệ đứng đầu trong các loại lợn được nuôi tại địa phương, nó cung cấp số lượng lớn nhu cầu về thịt hàng ngày cho người dân trên địa bàn huyện Yên Châu. Qua điều tra chúng tôi thấy lợn lai trong địa bàn huyện có từ hai nguồn gốc. Những năm gần đây theo chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện để tăng năng suất, một số lợn đực giống ngoại được đưa về địa phương lai với đàn nái địa phương như lợn Bản, lợn Móng Cái, nái lai … tại địa phương. Ngoài ra giống lợn lai này còn được các lái buôn trở lợn con từ các tỉnh miền xuôi hoặc lân cận lên bán tại các chợ địa phương. Số lượng lợn lai có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2008 có 12,57 nghìn con, năm 2009 tăng lên 13,11 nghìn con, và đến năm 2010 là 13,24 nghìn con. Sở dĩ có sự tăng lên này là do lợn lai có ưu thế về ngoại hình, con lai có tầm vóc to cao hơn so với lợn địa phương, thời gian nuôi dưỡng được rút ngắn đi nhiều. Tuy nhiên, do lợn lai yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

về chuồng trại, thức ăn tốt hơn so với giống lợn địa phương nên thường được các gia đình khá giả nuôi với số lượng nhiều để kinh doanh lợn thịt, còn đa số những hộ ở vùng sâu vẫn lựa chọn con lợn Bản chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Hơn nữa, số lượng lợn lai này được tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn có đường quốc lộ đi qua như thị trấn Yên Châu, xã Chiềng Pằn, xã Chiềng Sàng, vì địa hình thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, và do nhu cầu sử dụng thịt ở các xã, thị trấn này cũng cao hơn so với các xã vùng cao như xã Yên Sơn, xã Chiềng On, Chiềng Tương.

- Lợn khác: Bao gồm lợn pha tạp và một số giống lợn khác như lợn rừng. Trong những năm gần đây phong trào nuôi lợn rừng đang được lan rộng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc do có điều kiện về địa hình, đất đai, và do nhu cầu tiêu thụ của thị trường về mặt hàng này ngày một tăng. Ngoài lợn rừng thì còn có một số lượng lợn pha tạp nuôi tại địa phương. Lý do lợn bị pha tạp là do người dân ở đây vẫn còn chăn nuôi theo lối thả rông, để lợn giao phối tự do, không quản lý được con giống dẫn đến số lượng lợn pha tạp ngày càng nhiều.

Qua đó cho thấy lợn Bản tuy có số lượng đứng thứ hai trong tổng đàn nhưng đang có dấu hiệu giảm sút do sự xâm lấn của các giống lợn ngoại năng suất cao. Tuy nhiên, lợn Bản vẫn giữ được vị trí nhất định của mình vì nó phù hợp với người dân vùng cao, dễ nuôi, thịt thơm ngon, chịu kham khổ tốt nhất so với các giống khác.

3.1.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi trong một số xã điều tra

3.1.2.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra

Trên cơ sở các số liệu thống kê có được về tình hình chăn nuôi lợn của toàn huyện Yên Châu, chúng tôi kết hợp điều tra cơ cấu của đàn lợn nuôi trong một số xã. Đây là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp chia thành 14 xã và 1 thị trấn trong đó lợn Bản được nuôi chủ yếu ở những xã vùng cao như Yên Sơn, Phiêng Khoài, Chiềng On. Vì vậy chúng tôi chọn 3 xã trên để điều tra cơ cấu đàn lợn Bản của địa phương. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu ĐVT Địa điểm Tổng số (con)

Yên Sơn Phiêng Khoài Chiềng On 1 Lợn Bản Con 761 521 452 1734 Tỷ lệ % 52,02 52,63 50,56 51,81 2 Lợn MC Con 126 50 52 228 Tỷ lệ % 8,61 6,77 5,82 6,81 3 Lợn lai Con 510 341 314 1165 Tỷ lệ % 34,86 34,44 35,12 34,81 4 Lợn khác Con 66 78 76 220 Tỷ lệ % 4,51 7,88 8,50 6,58 Tổng số lợn

điều tra Con 1.463 990 894 3347

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lợn Bản: So với tổng số lợn điều tra trong cả 3 xã thì số lợn Bản luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu của đàn, cụ thể: Yên Sơn có 761 con (chiếm 52,02%), Phiêng Khoài có 521 con (chiếm 52,63%), Chiềng On có 452 con (chiếm 50,56%). Tổng đàn của 3 xã điều tra là 1734 con chiếm 51,81%. Với những số liệu trên cho thấy, đàn lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng đối với người dân vùng cao mặc dù có rất nhiều giống lợn lai năng suất cao đang được

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 37 - 85)