Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 50 - 54)

Yên Châu là một huyện miền núi, do vậy con lợn cùng với con trâu, bò là những vật nuôi truyền thống của nhân dân. Chăn nuôi lợn là một trong những công việc không thể thiếu đối với người dân nơi đây, nó mang lại hiệu quả kinh tế và cung cấp phân bón không thể thiếu của ngành trồng trọt. Mặc dù con lợn chưa đem

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại thu nhập kinh tế chủ yếu nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với người dân địa phương. Vào các ngày lễ tết, lễ hội hay đón khách quý thì thịt lợn Bản là món ăn không thể thiếu và con vật nuôi phổ biến trong các gia đình của người dân địa phương.

Vì vậy chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn và thực tế tại địa phương về tình hình chăn nuôi lợn Bản trong các hộ, kết quả được trình bày trong các bảng dưới đây.

* Quy mô chăn nuôi trong các hộ

Chúng tôi đã tiến hành điều tra quy mô chăn nuôi trong các hộ và thu được kết quả ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi lợn Bản và quy mô trong các hộ

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy: Tại 3 địa điểm điều tra của huyện có số lượng lợn Bản nhiều nhất cũng đang có sự suy giảm. Trong tổng số 1156 hộ điều tra thì số hộ nuôi lợn Bản là 475 hộ chiếm 41,09% với tổng số là 1734 con; chỉ tiêu bình quân số con /hộ (3,42 - 3,84 con) và tỷ lệ hộ nuôi lợn Bản là 38,67- 43,32%; trong đó số hộ nuôi ít nhất là 1 - 2 con (1,33 con) còn những hộ nuôi nhiều có thể lên đến 18-20 con (19,33 con). Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn Bản đã giảm đi nhưng số hộ chăn nuôi với quy mô 2-3 nái lại tăng

TT Chỉ tiêu ĐV T Địa điểm Tổng Yên Sơn Phiêng Khoài Chiềng On 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 457 375 324 1156 2 Số hộ nuôi lợn Bản Hộ 189 145 132 475 3 Tỷ lệ hộ nuôi lợn Bản % 43,32 38,67 40,74 41,09 4 Tổng số đàn lợn Bản Con 761 521 452 1734 5 Bình quân số con/hộ Con 3,84 3,59 3,42 3,65 6 Số lợn nuôi ít nhất/hộ Con 2 1 1 1,33 7 Số lợn nuôi nhiều nhất/hộ Con 20 18 20 19,33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lên, vì vậy mà lợn Bản vẫn giữ được số lượng nhất định. Hơn nữa, do trình độ kĩ thuật của người dân ngày được nâng cao hơn qua các lớp tập huấn hay các chương trình dự án của Chính phủ nên việc chăn nuôi lợn có quy mô hơn so với trước đây.

* Phương thức chăn nuôi

Có thể nói phương thức chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho biết tình hình phát triển chăn nuôi, khả năng sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó là cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi. Do tầm quan trọng của công tác điều tra cơ bản, cho nên chúng tôi cùng với phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê - Kế hoạch huyện Yên Châu tiến hành điều tra tổng đàn lợn trong huyện và phương thức chăn nuôi của người dân địa phương tại thời điểm 1/4 và 1/10 hàng năm, kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Phƣơng thức chăn nuôi TT Chỉ tiêu

Địa điểm

Tổng số Yên Sơn Phiêng

Khoài Chiềng On 1 Tổng số lợn điều tra 1.463 990 894 3347 2 Chăn thả Số lợn điều tra n 12 23 21 56 % 0,82 2,32 2,35 1,67 Lợn Bản n 12 17 21 50 % 100 73,91 100 89,29 3 Bán chăn thả Số lợn điều tra n 476 486 413 1375 % 32,54 49,09 46,20 41,08 Lợn Bản n 278 241 235 754 % 58,40 49,59 56,90 54,84 4 Nuôi nhốt Số lợn điều tra n 975 481 460 1916 % 66,64 48,59 51,45 57,25 Lợn Bản n 471 263 196 930 % 48,31 54,68 42,61 48,54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét: Phương thức chăn nuôi của bà con đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây người dân chủ yếu sử dụng phương thức chăn thả tự nhiên thì ngày nay đã chuyển sang bán chăn thả và nuôi nhốt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.5, tỷ lệ lợn Bản được nuôi theo phương thức chăn thả chỉ còn chiếm 1,49%, bán chăn thả là 54,84% và nuôi nhốt là 48,54% so với tổng đàn điều tra.

Chuồng nuôi nhốt lợn được làm ở gần nhà, sát kề với nhà hoặc phía rìa gầm nhà sàn để tận dụng mái che, chuồng nhốt có hố ủ phân được đào sâu khoảng hơn 1m ngay dưới sàn chuồng. Phần lớn chuồng nuôi được làm bằng gỗ cây vải lâu năm hoặc cây tre, cây trúc sẵn có tại địa phương. Gỗ được xẻ thành tấm, tre cắt từng đoạn tùy thuộc vào kích cỡ của chuồng. Sau đó, được đóng ghép thành hình cũi, gồm: thành và sàn chuồng có khe hở để phân và nước tiểu thoát xuống hố phân dự trữ, chuồng trại như vậy tạo được độ thông thoáng và khô ráo. Qua phỏng vấn trực tiếp, người dân cho biết chuồng làm bằng gỗ cây vải rất tốt, chuồng luôn khô ráo, bền vững sử dụng được nhiều năm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kinh nghiệm của người dân bản địa rất phong phú trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi lợn ngay tại gia đình, trong khi chưa có khả năng đầu tư từ bên ngoài.

* Loại hình thức ăn

- Thức ăn tinh: Chủ yếu là ngô hạt hoặc ngô được nghiền thành bột, cám gạo và bột sắn, thức ăn tinh sử dụng với lượng rất ít. Hầu như các hộ dân đều nấu cám lợn vào một nồi hoặc chảo lớn (thường gọi là chảo trâu) dung tích khoảng 100 lít, thức ăn xanh rất nhiều, nhưng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo tối đa chỉ 4 - 5 kg/ngày) cho toàn đàn 10 - 15 con (lợn con cho đến lợn nuôi thịt, vỗ béo), riêng lợn nái thì được bổ sung thêm thức ăn tinh và được nấu riêng trong thời gian nuôi con.

- Thức ăn xanh: Chủ yếu là rau rừng như thân cây chuối, bắp cải và dây khoai lang trồng. - Nguồn thức ăn lợn tự kiếm được: củ, rễ cây, giun dế, sâu bọ, rau cỏ non và một phần khoáng có trong đất đá…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn bản tại huyện yên châu tỉnh sơn la phục vụ công tác bảo tồn giống (Trang 50 - 54)