CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân
4.1.1. Định hướng chung
Giai đoạn 2018 - 2020 mở đầu của một giai đoạn mới với nhiều vận hội, thời cơ nhưng cũng khơng ít thách thức đang chờ đón, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập cộng đồng chung ASEAN, tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký các Hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á - u, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong bối cảnh đó, BIDV đặt ra một số mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2018 và năm 2016 của toàn hệ thống như sau: Giữ vững vị thế ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia. Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20%, trong đó tín dụng bán lẻ tăng trưởng trên 35%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%, phấn đấu dưới 2%; huy động vốn tăng trưởng 21% - 22%; thu dịch vụ ròng tăng trưởng 20%. Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế; tăng trưởng tín dụng an tồn, bền vững, có hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xử lý nợ xấu với các giải pháp, biện pháp đồng bộ; Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ; xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV, trong đó chú trọng lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN”...
Phát triển đa dạng các sản phẩm nhằm có một danh mục đầy đủ và thu hút rộng rãi khách hàng. Bên cạnh đó, lựa chọn một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn có khả
năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an tồn để tập trung phát triển: tiền gửi, thẻ, ebanking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.