Định hướng và chiến lược phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

4.1.2. Định hướng và chiến lược phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

nhân của BIDV Việt Nam.

Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển hoạt động cho vay KHCN khi mà dân số trẻ và năng động nhưng tỷ lệ thâm nhập của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cịn thấp. Vì vậy, hoạt động cho vay KHCN trong những năm đến sẽ tập trung vào những nội dung sau: Phát triển hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng; phát triển loại hình cho vay gắn với bất động sản - cho vay cầm cố, cho vay mua nhà; phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng thể nhân.

Định hướng phát triển cho vay KHCN của BIDV được xác định: Duy trì cơ cấu cho vay KHCN hợp lý, cân đối với khả năng nguồn vốn; chủ động đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, lựa chọn tìm kiếm các phương án, dự án, khách hàng vay tốt; coi trọng kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn; chú trọng đến chất lượng cho vay KHCN, hạn chế phát sinh nợ xấu đi đôi với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

Trên cơ sở của những định hướng đã được xác định, BIDV xây dựng chiến lược phát triển cho vay KHCN như sau:

- Đối với thị trường:

+ Phát triển thị phần, khách hàng của BIDV trong thị trường cho vay KHCN. + Xác định và tập trung vào nhóm khách hàng trọng yếu.

+ ẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng; tập trung tiếp thị và chào bán sản phẩm cho vay KHCN.

+ Chính sách ưu đãi lãi suất, tặng quà vào các dịp lễ lớn cho khách hàng trung thành, khách hàng quan trọng.

- Đối với sản phẩm:

+ Tổ chức các chiến dịch quảng bá rộng rãi, bài bản về các sản phẩm dịch vụ của BIDV gắn liền với lợi ích khách hàng.

+ Thời gian giao dịch nhanh, thủ tục đơn giản, giao dịch ngoài giờ hành chính hoặc giờ nghỉ, địa điểm thuận tiện, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự.

+ Thiết kế nhiều loại sản phẩm kèm nhiều tiện ích để khách hàng có nhiều lựa chọn, sẵn sàng và có khả năng tham gia nhiều loại hình kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với kênh phân phối:

+ Mở rộng mạng lưới chi nhánh.

+ Tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm của ngân hàng, đặt biệt là các sản phẩm mới, sản phẩm đang có chương trình ưu đãi.

4.1.3. Định hướng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

Tuy thị trường cho vay KHCN đang là thị trường đầy tiềm năng nhưng nó phải gắn liền với khu vực nông thôn, nông nghiệp, vì hiện tại thị trường ở khu vực thành thị đang dần bị bão hịa và có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng. Chính vì vậy, muốn phát triển thị trường cho vay KHCN thì ngân hàng phải tìm hướng để xâm nhập vào thị trường nông thôn.

Trên cơ sở định hướng và chiến lược phát triển của BIDV, BIDV Nam Hà Nội đã xây dựng định hướng và mục tiêu phát triển cho vay KHCN như sau:

- Về định hướng: Phát triển trở thành một ngân hàng hiện đại, luôn dẫn đầu về thị phần cho vay KHCN trên địa bàn Nam Hà Nội; tập trung mạnh vào việc phát triển hoạt động cho vay KHCN để mở rộng và giữ vững thị phần trước các đối thủ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, đa dạng thị trường, đa dạng quan hệ khách hàng, đồng thời hạn chế rủi ro cho vay KHCN; chú trọng mở rộng mạng lưới, tăng cường công tác quảng cáo trên diện rộng để xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng theo từng phân khúc thị trường. Thiết kế dịch vụ, sản phẩm trên nguyên tắc có quy trình, thủ tục đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận và đáp ứng linh hoạt được các nhu cầu của khách hàng.

- Về mục tiêu phát triển:

+ Nâng tỷ trọng dư nợ KHCN/Tổng dư nợ, phấn đấu đến năm 2016 dư nợ KHCN chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh.

+ Đảm bảo tăng trưởng gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay KHCN đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

+ Tăng dư nợ ở đối tượng khách hàng có rủi do tín dụng thấp, giảm dư nợ ở đối tượng khách hàng có rủi ro tín dụng trung bình, hạn chế thấp nhất đối tượng khách hàng có rủi ro dư nợ tín dụng cao.

+ Xây dựng và định hướng các sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác; tăng cường bán chéo sản phẩm; đặc biệt quan tâm đến nhu cầu liên kết đầu tư, liên kết phát triển các sản phẩm với khách hàng…

+ Liên kết với các cơ quan, trường học, xí nghiệp... để mở tài khoản đổ lương nhân viên qua ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)