Tình hình chung của BIDV – Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – (Trang 50 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

3.2.2. Tình hình chung của BIDV – Nam Hà Nội

3.2.2.1. Tình hình sử dụng lao động

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao động của BIDV Nam Hà Nội cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện ở số liệu thống kê của Bảng 3.2

Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của BIDV – Nam Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (tỷ lệ %)

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2017/2016 2018/2017

Tổng số lao động 103 100 109 100 103 100 105,83 94,49

Theo giới tính Nam 38 36,89 53 48,62 44 42,72 139,47 83,02

Nữ 65 63,11 56 51,38 59 57,28 86,15 105,36

Theo trình độ Trên đại học 4 3,88 4 3,67 8 7,77 100 200

Đại học 93 90,29 99 90,83 90 87,38 106,45 90,91

Trung cấp, cao đẳng 1 0,97 2 1,83 2 1,94 200 100

Chưa qua đào tạo 5 4,86 4 3,67 3 2,91 80,00 75,00

Tổng số lao động của chi nhánh trong năm 3 tương đối ổn định, số lao động năm 2016 là 103 người. Năm 2017, trước yêu cầu sắp xếp lại cán bộ theo mơ hình tổ chức mới, chi nhánh tuyển thêm 6 nhân sự, tương ứng tăng 5,83% so với năm 2016 nhằm tăng thêm đội ngũ lao động trẻ, năng động hơn. Năm 2018, chi nhánh không tuyển dụng thêm lao động, đồng thời có một số nhân viên đến tuổi nghỉ hưu nên số lao động chỉ còn 103 người giảm 5,51% so với năm 2017.

+ Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ ln chiếm tỷ trọng cao trên 50%; cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng.

+ Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động, cho thấy lao động chủ yếu có trình độ đại học, dao động trong khoảng từ 87,38 % lên 90,83% ; lao động có trình độ trên đại học khơng có biến động nhiều trong năm 2017 nhưng đến năm 2018 thì tăng gấp đơi so với năm 2017 cho thấy xu hướng trình độ lao động ngày càng cao tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp; lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong năm 2018, chi nhánh đã chú trọng hơn đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh cơng tác tuyển dụng lao động có trình độ chun mơn cao như cán bộ có trình độ trên đại học, các chuyên gia đầu ngành về Tài chính - Ngân hàng, các chuyên gia hoạch định chiến lược... Đây là lợi thế lớn đối với chi nhánh để phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

3.2.2.2. Tình hình huy động vốn

Ngân hàng luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho tăng trưởng tín dụng, đồng thời góp phần đảm bảo an tồn thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hệ thống. Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất thường xuyên biến động, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, công tác huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn của BIDV – Nam Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng (%) 2017/2016 2018/2017 1 Tổng huy động vốn 1.595 2.569 3.394 161,07 132,11 1.1 Theo kỳ hạn A Không kỳ hạn 185 440 347 237,84 78,86 B Có kỳ hạn 1.410 2.129 3.047 150,99 143,12 Dưới 1 năm 872 1.301 2.177 149,19 167,33 Từ 1 năm trở lên 538 828 870 153,90 105,07

1.2 Theo đối tượng khách hàng

A Định chế tài chính 521 352 499 67,56 95,78

B Doanh nghiệp 290 651 1024 224,48 157,29

C Cá nhân 784 1566 1871 199,74 119,48

Nguồn: BIDV – Nam Hà Nội

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm từ 2016 đến 2018 liên tục tăng, đặc biệt là năm 2017 tăng rất mạnh lên đến 61,07% so với năm 2016. Năm 2018, nguồn vốn huy động cũng tăng đến 32,11% so với năm 2017 cho thấy tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt thấy được uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường tài chính. Đây chính là cơ hội rất lớn để BIDV Nam Hà Nội nói riêng cũng như BIDV nói chung phát triển và mở rộng.

Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, ln chiếm trên 80% nguồn vốn huy động. Lượng tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng mạnh trong 3 năm, với mức tăng 50,99% của năm 2017 so với năm 2016 và 43,12% của năm 2018 so với năm 2017; trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn biến động không ổn định, năm 2017 tăng đến 137,84% so với năm 2016 thì đến năm 2018 lại giảm 21,14% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống ngày càng nâng cao nên lượng tiền dư ngày càng nhiều, mặt khác do chênh lệch giữa lãi suất có kỳ hạn và khơng kỳ hạn lớn, vì vậy, các khách hàng gửi tiền luôn cố gắng để gửi số tiền nhàn rỗi tạm thời của mình có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao thay vì để trên tài khoản khơng kỳ hạn. Về phía ngân hàng, nhằm tăng khả năng huy động vốn cũng như tính cạnh tranh với các ngân hàng

khác, BIDV Nam Hà Nội đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” cho phép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền cịn lại, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu là gửi tiền có kỳ hạn dưới 1 năm để đề phòng các nhu cầu phát sinh bất thường.

Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung ở KHCN, nguồn vốn huy động từ cá nhân ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn, nằm trong 10 mục tiêu của định hướng chiến lược BIDV trong giai đoạn 2016 – 2018 và tầm nhìn đến năm 2022 đó là “Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ”.

3.2.2.3. Tình hình cho vay

Bảng 3.4. Tình hình dƣ nợ tín dụng của BIDV – Nam Hà Nội giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng (%) 2017/2016 2018/2017 1 Tổng dư nợ tín dụng 1.527.780 2.778.275 3.770.809 181,85 135,72 1.1 Dư nợ theo kỳ hạn A Cho vay ngắn hạn 861.655 1.503.452 1.936.215 174,48 128,78 B Cho vay trung

hạn

160.964 303.602 346.965 188,61 114,28 C Cho vay dài

hạn 505.161 971.221 1.487.629 192,26 153,17 1.2 Theo nhóm nợ A Nợ nhóm 1 1.421.529 2.563.141 3.735.042 180,31 145,72 Nợ nhóm 2 97.902 202.635 5.875 206,98 2,90 Nợ nhóm 3 1.374 4.865 4.305 354.07 88,49 Nợ nhóm 4 2.836 1.961 2.970 69,15 151,45 Nợ nhóm 5 4.139 5.673 22.617 137,06 398,68

Từ năm 2016 đến năm 2018, tổng dư nợ cho vay của BIDV Nam Hà Nội liên tục tăng: đặc biệt năm 2017 tăng đến 81,85% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 35,72% so với năm 2017.

Xét về cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn, cho vay ngắn hạn tăng liên tục từ năm 2016 đến năm 2018 và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng, nguyên nhân là vì cho vay ngắn hạn thì ít rủi ro và số tiền thường nhỏ hơn so với cho vay trung dài hạn nên việc xét duyệt cho vay sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cho vay trung dài hạn cũng tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động tăng đương nhiên tín dụng phải tăng để bù đắp cho chi phí huy động vốn.

Xét theo nhóm nợ, dư nợ chủ yếu vẫn thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), tuy nhiên nợ nhóm 2 trong năm 2016, 2017 vẫn cịn rất cao, mặc dù đến năm 2018 dự nợ nhóm 2 giảm đáng kể nhưng lại tăng dư nợ nhóm 5 đây là điều đáng lưu ý. Chứng tỏ cán bộ tín dụng chưa thật sự nghiêm ngặt trong việc thẩm định cũng như quyết định điều kiện cho vay dẫn đến vẫn còn nhiều khách hàng xấu được vay vốn tại ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghiệp vụ, trình độ chun mơn cho nhân viên tín dụng nhằm hạn chế được việc cho khách hàng xấu vay vốn nhưng cũng không thể bỏ qua những khách hàng tốt vì như vậy không những mất đi khả năng kiếm được lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

3.2.2.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Nam Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng (%) 2017/2016 2018/2017 1 Tổng thu 338.095 422.260 496.673 124,89 117,62 Trong đó: Thu lãi cho vay

153.423 199.812 261.614 130,24 130,93 2 Tổng chi 300.619 362.076 413.794 120,44 114,28 Trong đó: Chi trả lãi 121.185 138.706 128.737 114,46 92,81 3 Quỹ thu nhập (T.thu – T.chi) 37.476 60.184 82.879 160,59 137,71

Tổng thu nhập và chi phí tăng đều qua các năm và tăng với tốc độ khá cao. Trong tổng thu nhập và chi phí của BIDV Nam Hà Nội thì chủ yếu là thu nhập và chi phí từ hoạt động huy động vốn và cho vay. Điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành.

Với tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay nhưng BIDV Nam Hà Nội vẫn ln duy trì được mức tăng trưởng thu nhập là một biểu hiện rất khả quan trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2017, quỹ thu nhập đạt 60.184 triệu đồng tăng 60,59% so với năm 2016. Năm 2018, quỹ thu nhập đạt 82.879 triệu đồng tăng 37,71% so với năm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)