Học thuyết văn hóa pháp nhân (Corporate Culture)

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 32 - 36)

1.3 Các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

1.3.3Học thuyết văn hóa pháp nhân (Corporate Culture)

Học thuyết văn hóa pháp nhân là một học thuyết khá mới về TNHS của pháp nhân và hiện nay đƣợc công nhận và cho thi hành tại Liên bang Úc. Ủy ban thƣờng trực của các bộ trƣởng Bộ tƣ pháp đến từ liên bang, bang cũng nhƣ các hạt đã đƣa ra một bản báo cáo về TNHS của pháp nhân tại Úc vào năm 1993, trong đó kết luận rằng việc tiếp cận vụ án Tesco đã khơng cịn thích hợp trong những trƣờng hợp phức tạp, rộng lớn trong cấu trúc quản lý cũng nhƣ việc ủy quyền cho những nhân viên cấp dƣới của cơng ty. Nhiệm vụ chính của Ủy ban là nghiên cứu và phát triển một mô hình mới của TNHS “gần nhƣ là có khả thi, áp dụng TNHS cá nhân đối với các công ty hiện nay”34. Mơ hình này hiện nay đƣợc tìm thấy tại phần 2.5 của BLHS Úc.

Theo BLHS Úc, “văn hóa pháp nhân” đƣợc hiểu là “thái độ, chính sách, ngun tắc, tiến trình của công việc tồn tại trong pháp nhân mà trong đó, những hoạt động có liên quan diễn ra”. TNHS của pháp nhân đƣợc xem xét áp dụng theo học thuyết này khi hành vi phạm tội của cá nhân thực hiện trong những trƣờng hợp sau:

- Thứ nhất, hành vi phạm tội đó đƣợc cho phép thực hiện từ những ngƣời quản lý cấp cao của công ty.

- Thứ hai, hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi nhân viên của công ty khi nhân viên đó tin tƣởng dựa trên những nền tảng hợp lý, hoặc ln tin rằng có một sự chắc chắn một cách hợp lý rằng những ngƣời quản lý cấp cao của công ty sẽ cho phép hoặc ủy quyền thực hiện hành vi phạm tội đó.

34 Xem thêm Meaghan Wilkinson, “Corporate criminal liability – The move towards recognising genuine corporate fault”.

Sự cho phép cũng nhƣ ủy quyền của pháp nhân đƣợc chứng minh bằng một trong bốn cách sau35:

- Thứ nhất, Ban giám đốc của công ty thực hiện một số hành động cụ thể một cách có chủ ý, mục đích, hay do sự thiếu thận trọng; hoặc ủy quyền, cho phép một cách rõ ràng, cụ thể hay hàm ý hành vi phạm tội xảy ra; hoặc

- Thứ hai, nhà lãnh đạo cấp cao của cơng ty có liên quan tới những hoạt động cụ thể một cách có chủ ý, mục đích cũng nhƣ do sự thiếu thận trọng; hay ủy quyền, cho phép việc thực hiện tội phạm một cách rõ ràng, cụ thể hay thậm chí chỉ là sự hàm ý cho phép. TNHS sẽ không áp dụng cho pháp nhân nếu pháp nhân chứng minh đƣợc rằng đã hành động dựa trên những phƣơng pháp để ngăn ngừa hành vi phạm tội hoặc sự cho phép, ủy quyền đó;

- Thứ ba, văn hóa pháp nhân tồn tại trong công ty đã chỉ đạo, khuyến khích, chấp thuận hoặc khơng chấp thuận những điều khoản thích hợp; hoặc

- Thứ tƣ, pháp nhân đã có sai phạm trong việc thiết lập và duy trì nền văn hóa địi hỏi sự chấp thuận, đáp ứng những điều khoản thích hợp.

Quy định thứ nhất và thứ hai phần nào đã chịu ảnh hƣởng của việc tiếp cận học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm và đƣợc áp dụng nhƣ nguồn gốc của nó ở Anh. Bên cạnh đó, quy định thứ ba và thứ tƣ lại đại diện cho một hƣớng tiếp cận mới của TNHS của pháp nhân, học thuyết văn hóa pháp nhân, khi cho rằng chính những sai phạm của pháp nhân đã tạo ra, cho phép, khuyến khích tồn tại những hành vi phạm tội.

Cũng giống nhƣ học thuyết trách nhiệm thay thế và học thuyết đồng nhất hóa, học thuyết văn hóa pháp nhân cũng có những đặc điểm riêng của mình. Học thuyết này đã mở ra một cái nhìn rộng hơn về khả năng tự chịu trách nhiệm của pháp nhân về những sai phạm trong hệ thống quản lý của nó. Đối với hai học thuyết trách nhiệm thay thế và đồng nhất hóa, các tịa án khi xem xét trách nhiệm đối với pháp nhân đều phải xem xét đến mối quan hệ giữa cá nhân và pháp nhân. Nhƣ vậy, hai học thuyết này đã không đề cập đến trƣờng hợp pháp nhân có thể tự chịu trách nhiệm về chính những sai phạm bên trong của mình. Lý giải cho vấn đề này,

35

Pamela H.Bucy nhận định cho rằng pháp nhân có những nét đặc tính riêng biệt “ethos” làm cho nó đặc biệt hơn và khác biệt so với những cá nhân kiểm soát hoặc làm việc cho pháp nhân36. Những nét đặc biệt này của pháp nhân bắt nguồn từ chức năng (dynamic), cơ cấu, hệ thống điều hành, mục đích, chính sách, những việc thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật, và những kỷ luật của nhân viên37

. Nhƣ đã phân tích ở trên, hai học thuyết trách nhiệm thay thế cũng nhƣ đồng nhất hóa đã khơng tính đến đặc điểm này của pháp nhân. Học thuyết trách nhiệm thay thế “gán” trách nhiệm cho pháp nhân đối với tất cả các hành vi phạm tội do nhân viên, đại lý của pháp nhân thực hiện (strict vicarious liability) hay đối với các tội phạm khơng địi hỏi chứng minh yếu tố lỗi do nhân viên, đại lý của pháp nhân thực hiện (qualified vicarious liability). Học thuyết đồng nhất hóa đã đồng nhất hành vi, suy nghĩ của những ngƣời quản lý cấp cao, những ngƣời đại diện cho nhận thức và ý định trực tiếp “directing mind” của pháp nhân với hành vi, suy nghĩ của pháp nhân. Hai học thuyết trên đều yêu cầu xác định mối quan hệ của cá nhân với pháp nhân, phủ nhận khả năng có thể tự chịu trách nhiệm bởi những sai phạm của chính pháp nhân. Học thuyết văn hóa pháp nhân khi truy cứu TNHS không xét đến hành vi của các cá nhân đã thực hiện tội phạm, mà chú trọng đến chính sách, văn hóa, cơ cấu, hệ thống điều hành của pháp nhân. Những yếu tố này cũng xuất phát từ những hành vi cụ thể của những cá nhân, tuy nhiên không phải là một hay một số hành vi nhất thời để thực hiện tội phạm, mà những hành vi này đã đƣợc thực hiện một thời gian dài và tạo nên những nét đặc trƣng, nền văn hóa riêng của pháp nhân. Theo đó, chính nền văn hóa này đã thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi phạm tội xảy ra. Khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân, các quốc gia thừa nhận học thuyết này chỉ xét đến hành vi phạm tội xảy ra và buộc pháp nhân phải chịu TNHS trong trƣờng hợp tội phạm đó là dạng tội phạm khách quan. Bên cạnh đó, đối với các tội phạm đòi hỏi yếu tố lỗi trong cấu thành tội phạm, các quốc gia này sẽ chứng minh đƣợc ý định hoặc sự sai sót của pháp nhân thơng qua các chính sách, văn hóa của nó để truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Trong trƣờng hợp này, pháp nhân đƣợc pháp luật xem nhƣ là một con ngƣời.

36 Pamela H.Bucy, Corporate Ethos: A standard for Imposing Corporate Criminal , (1991).

37 Eli Lederman, “Models for Imposing Corporate Criminal Liability: From Adaptation and Imitation Toward Aggregation and the Search for Self – Identity, (2000).

Học thuyết văn hóa pháp nhân đã kế thừa những đặc điểm của học thuyết trách nhiệm thay thế và học thuyết đồng nhất hóa trong việc xác định hành vi và lỗi của pháp nhân. Cụ thể học thuyết này cho phép truy cứu TNHS đối với những hành vi phạm tội của pháp nhân đƣợc thực hiện bởi nhân viên hoặc bởi các cá nhân quản lý cấp cao của pháp nhân. Bên cạnh đó, học thuyết cịn thừa nhận những trƣờng hợp có thể truy cứu TNHS đối với những sai phạm của pháp nhân trong hoạt động của mình, ở đây có thể đƣợc hiểu là sự thờ ơ của pháp nhân trong việc để cho các hành vi phạm tội xảy ra.

Mặt khác, tƣơng tự hai học thuyết trƣớc, trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan tƣ pháp khi vận dụng học thuyết này cũng đã gặp phải một số khó khăn trong việc xác định văn hóa của pháp nhân, sự thúc đẩy, tạo ra hành vi phạm tội của pháp nhân. Văn hóa pháp nhân theo phân tích ở trên là những chính sách, nội quy… của pháp nhân, theo đó đƣợc hình thành trong một thời gian dài và đối với một số cơng ty, nền văn hóa này khơng đƣợc thể hiện rõ rệt, từ đó tạo sự lúng túng cho tòa án trong việc xác định vấn đề này. Mặc dù vậy, học thuyết văn hóa pháp nhân vẫn đang đƣợc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và nhận ra đƣợc sự phù hợp của nó trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh ba học thuyết cơ bản trên, các hệ thống pháp luật khác nhau từ các quốc gia cũng thừa nhận và áp dụng một số học thuyết khác nhƣ học thuyết trách nhiệm kép, học thuyết tổng hợp trách nhiệm… Đối với học thuyết trách nhiệm kép, các cá nhân là ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hay là đồng phạm cũng phải chịu TNHS về cùng loại tội với pháp nhân. Ví dụ điển hình cho học thuyết này là các quy định trong BLHS Cộng hòa Pháp và BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa38. Học thuyết tổng hợp trách nhiệm đƣợc thừa nhận và quy định trong pháp luật Hình sự Hoa Kỳ và liên bang Úc. Theo đó, trách nhiệm của pháp nhân đƣợc dựa trên sự tổng hợp các hành vi của một số nhân viên trong pháp nhân.

Với những đặc điểm riêng, các học thuyết trên đƣợc áp dụng theo những phƣơng thức khác nhau giữa các quốc gia. Pháp luật hình sự Anh áp dụng học thuyết trách nhiệm thay thế khi truy cứu TNHS pháp nhân thực hiện các tội phạm

38

khách quan, học thuyết đồng nhất hóa đƣợc áp dụng một cách chặt chẽ đối với những tội phạm đòi hỏi yếu tố lỗi trong cấu thành tội phạm. Liên bang Hoa Kỳ thừa nhận học thuyết trách nhiệm thay thế đƣợc áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm và học thuyết tổng hợp trách nhiệm; trong khi đó, đa số các bang của Hoa Kỳ áp dụng học thuyết đồng nhất hóa với những nguyên tắc cơ bản đƣợc thừa nhận qua vụ án Tesco. Liên bang Úc thừa nhận học thuyết đồng nhất hóa và vận dụng nó trong việc xác định sự cho phép, ủy quyền của pháp nhân đối với hành vi phạm tội; bên cạnh đó, học thuyết tổng hợp trách nhiệm cũng đƣợc quy định trong BLHS liên bang Úc tại Điều 12.3. Pháp luật Hình sự Pháp và Trung Quốc chỉ thừa nhận học thuyết đồng nhất hóa khi quy định TNHS đối với pháp nhân. Các học thuyết trên khi đƣợc áp dụng trong pháp luật hình sự các nƣớc chính là cơ sở giải thích cho việc thừa nhận TNHS của pháp nhân và là cơ sở quy định các điều kiện một pháp nhân có thể là chủ thể của TNHS đối với pháp nhân.

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 32 - 36)