Cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 73 - 78)

2.3 Một số kiến nghị về các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp

2.3.1 Cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quan điểm về cở sở, điều kiện để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, tập trung chủ yếu vào ba học thuyết về TNHS của pháp nhân đã đƣợc đề cập ở chƣơng 1 của khóa luận. Các học thuyết này chứa đựng những đặc trƣng cũng nhƣ tồn tại những hạn chế riêng biệt, theo đó, đƣợc vận dụng vào các hệ thống pháp luật bằng những cách khác nhau. Một số nƣớc khi tiếp nhận một học thuyết thì giữ ngun tồn bộ những ngun tắc của nó; trong khi đó, một số nƣớc khác lại có những thay đổi hay kết hợp với một số học thuyết khác để tạo ra những quy định phù hợp với mình hơn. Việc vận dụng các học thuyết vào hệ thống pháp luật các quốc gia cịn phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ chính trị của quốc gia đó. Trong phần này, khóa luận tập trung trình bày đặc điểm của các học thuyết và hƣớng vận dụng các học thuyết này ở Việt Nam.

Đối với học thuyết trách nhiệm thay thế, pháp nhân phải chịu TNHS đối với tất cả hành vi phạm tội của các nhân viên cũng nhƣ các đại lý của pháp nhân. Học thuyết này đòi hỏi khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân, phải chứng minh đƣợc sự tồn tại của mối quan hệ phụ thuộc giữa những nhân viên, đại lý với pháp nhân. Một khi đã chứng minh đƣợc quan hệ này cùng với hành vi phạm tội của các cá nhân này phải nằm trong phạm vi, quyền hạn của họ thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân đề ra và phải vì lợi ích của pháp nhân, pháp nhân đƣơng nhiên phải chịu TNHS đối với các hành vi trên. Học thuyết này cho rằng pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS khi có hành vi phạm tội xảy ra chứ không đề cập đến yếu tố lỗi của pháp nhân và pháp

nhân phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của ngƣời khác gây ra. Chính vì vậy, học thuyết này hiện nay chỉ còn đƣợc áp dụng ở một số nƣớc nhƣ Liên bang Hoa Kỳ (áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm) và Anh (chỉ áp dụng đối với các loại tội phạm không cần chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện tội phạm).

Xét về các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam, việc vận dụng học thuyết này vào pháp luật hình sự là khó khả thi và sẽ gặp phải những rào cản bởi các quan điểm truyền thống về pháp luật hình sự. Bởi vì nếu áp dụng học thuyết này, vơ hình chung chúng ta thừa nhận quan điểm có thể tồn tại những tội phạm chỉ cần xảy ra hành vi phạm tội là có thể truy cứu trách nhiệm đối với chủ thể thực hiện hành vi đó. Điều này hồn tồn đi ngƣợc lại với nguyên tắc lỗi khi xác định một hành vi có đƣợc coi là tội phạm hay không. Định nghĩa của tội phạm tại Điều 8 BLHS khẳng định rằng cấu thành của một tội phạm cần phải có đầy đủ yếu tố hành vi khách quan cũng nhƣ dấu hiệu lỗi của chủ thể thực hiện hành vi. Đây là một ngun tắc trụ cột của luật hình sự, khó có thể thay đổi, theo đó việc vận dụng học thuyết trách nhiệm thay thế vào pháp luật hình sự Việt Nam là khơng phù hợp với những lý luận về TNHS đã tồn tại trong một thời gian khá dài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc vận dụng học thuyết trách nhiệm thay thế khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân cũng dẫn đến khả năng pháp nhân phải chịu TNHS là rất cao vì chỉ cần có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế thì pháp nhân có thể phải chịu TNHS. Tình huống này đơi khi cũng sẽ giúp các pháp nhân cẩn trọng hơn trong hoạt động của mình nhƣng về mặt thực tiễn có thể sẽ gây nhiều tác động xấu đến pháp nhân. Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc của khóa luận, TNHS là một loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất và có những ảnh hƣởng nặng nề về mặt kinh tế cũng nhƣ xã hội đối với pháp nhân. Chính vì vậy, loại trách nhiệm này chỉ nên đƣợc áp dụng khi thật cần thiết để trừng phạt cũng nhƣ ngăn ngừa các hành vi phạm tội xảy ra ở pháp nhân, theo đó việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân dựa trên những cơ sở mà học thuyết trách nhiệm thay thế đƣa ra là khơng cần thiết.

Trong khi đó, học thuyết đồng nhất hóa cho phép truy cứu TNHS của pháp nhân trên cơ sở xem xét cả hành vi phạm tội cũng nhƣ yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Học thuyết này đƣợc bắt nguồn từ phán quyết trong vụ án

Tesco điển hình của Anh, đƣợc biết đến nhƣ một nguyên tắc gốc của học thuyết này. Theo đó, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi những cá nhân trong ban giám đốc, ban điều hành, những cá nhân có quyền chủ động trong các hoạt động của pháp nhân khi họ hành động trong phạm vi quyền hạn của mình và vì lợi ích của pháp nhân. Đa số các quốc gia hiện nay đều vận dụng học thuyết này trong việc xác định các căn cứ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, kể cả liên bang Hoa Kỳ, nơi mà học thuyết trách nhiệm thay thế chiếm ƣu thế hơn. Học thuyết này đồng nhất các hành vi, nhận thức của các cá nhân đƣợc xem là bộ não của pháp nhân với pháp nhân, theo đó, những hành vi phạm tội đƣợc thực hiện do lỗi vô ý hay cố ý của các cá nhân này sẽ đƣợc đồng nhất với pháp nhân. Chính vì vậy, theo một số nhà khoa học, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu áp dụng học thuyết này vì pháp nhân khi đƣợc đồng nhất với các cá nhân đƣợc xem nhƣ là thực hiện hành vi phạm tội dựa theo ý chí, mong muốn của mình.

Đa số các nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam đều cho rằng nên áp dụng học thuyết này khi đƣa chế định TNHS của pháp nhân vào BLHS. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này vẫn chƣa chỉ rõ cách thức vận dụng học thuyết này vào pháp luật hình sự Việt Nam, tơn trọng nguyên tắc gốc hay có những thay đổi phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ là một trong những hạn chế của việc thực thi các quy định về TNHS của pháp nhân tại Việt Nam. Cụ thể hơn, học thuyết đồng nhất hóa theo nguyên tắc gốc giới hạn phạm vi các cá nhân đƣợc xem là bộ não của pháp nhân ở các ban, đơn vị điều hành chính của pháp nhân. Điều này vẫn đúng và hợp lý nếu hành vi phạm tội xảy ra ở một pháp nhân vừa và nhỏ; tuy nhiên, sẽ là khó khăn khi xác định phạm vi các cá nhân mà hành vi phạm tội của họ đƣợc đồng nhất với pháp nhân trong trƣờng hợp các pháp nhân hiện đại, quy mô lớn và cơ cấu tổ chức phức tạp. Những trƣờng hợp này đã đƣợc các nhà nghiên cứu hình sự trên thế giới đề cập đến nhƣng vẫn chƣa đƣợc xem xét, bàn bạc tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp lớn hiện nay, rất khó để xác định hành vi phạm tội này xuất phát từ cơ quan, bộ phận nào của pháp nhân, đặc biệt là trong các vụ vi phạm pháp luật môi trƣờng. Thông thƣờng, các hành vi vi phạm đƣợc thực hiện bởi các nhân viên dƣới sự chỉ đạo, điều khiển của các cá nhân khác. Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm của các

cá nhân đó đơi khi gặp khó khăn bởi vì cơ cấu tổ chức của một số doanh nghiệp khá phức tạp. Bên cạnh đó, đối với những pháp nhân có những chính sách, văn hóa cho phép những nhà quản lý cấp dƣới có thể thực hiện một số quyết định liên quan đến hoạt động của pháp nhân. Do đó, nếu chỉ đồng nhất hành vi, nhận thức của các bộ phận quản lý cấp cao với pháp nhân sẽ tạo ra những lỗ hổng pháp lý và trong những trƣờng hợp này, khả năng bỏ lọt tội phạm là rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, khi vận dụng học thuyết này vào pháp luật hình sự Việt Nam, các nhà làm luật cần cân nhắc cẩn trọng để quy định phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội, chính trị hiện tại.

Học thuyết văn hóa pháp nhân hiện nay đƣợc xem là học thuyết khá mới mẻ

trong vấn đề TNHS của pháp nhân đối với nhiều quốc gia. Học thuyết này cho rằng pháp nhân không phải chịu TNHS thay cho các nhân viên của mình cũng nhƣ đối với các hành vi của các cá nhân đã đƣợc đồng nhất với pháp nhân. Thay vào đó, pháp nhân phải chịu TNHS cho chính việc để mặc các hành vi phạm tội xảy ra với lỗi của chính nó trong việc quản lý, thiết lập các chính sách, tổ chức các hoạt động của pháp nhân. Học thuyết này với những tiến bộ hơn trong việc xác định lỗi của pháp nhân khi cho rằng pháp nhân phải chịu TNHS nếu chứng minh đƣợc hành vi phạm tội của nhân viên là xuất phát từ các chính sách, văn hóa sai lệch của pháp nhân, nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hƣớng vận dụng học thuyết này trong việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân.

Dựa trên tình hình kinh tế, xã hội, pháp luật của Việt Nam, khóa luận đề xuất một số quan điểm trong việc xác định các căn cứ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Thứ nhất, các căn cứ nên đƣợc xác định dựa trên sự kết hợp giữa học thuyết đồng nhất hóa cũng nhƣ học thuyết văn hóa pháp nhân. Cụ thể, pháp nhân sẽ phải chịu TNHS đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân khi các hành vi này đƣợc thực hiện bởi các cá nhân đƣợc xem nhƣ là những nhà quản lý cấp cao, những nhân viên nắm quyền hành quan trọng trong pháp nhân. Việc xác định phạm vi các cá nhân này đƣợc thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, chính sách và văn hóa của pháp nhân nhƣ điều lệ công ty, biên bản, các quyết định của cuộc họp cổ đông, của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên liên quan đến vấn đề nhân sự của công ty. Quy định này phần nào hạn chế đƣợc khuyết điểm của học thuyết đồng nhất hóa nguyên gốc khi việc xác định các cá nhân có thể đƣợc đồng nhất hóa với pháp nhân

gặp khó khăn trong việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân có cơ cấu tổ chức và hệ thống điều hành phức tạp. Thứ hai, BLHS cần xem xét trách nhiệm của các cá nhân này trong việc xác định hành vi vi phạm pháp luật của họ. Các cá nhân này đƣợc xác định là đã thực hiện tội phạm trong trƣờng hợp trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hay cả trong trƣờng hợp đóng vai trị tổ chức, chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội. Trong trƣờng hợp hành vi phạm tội trên thực tế đƣợc xác định là do một hoặc một số nhân viên trong pháp nhân thực hiện dƣới sự chỉ đạo của ban quản lý cấp cao và vì lợi ích của pháp nhân, hành vi phạm tội này đƣợc đồng nhất với hành vi của pháp nhân. Yếu tố lỗi trong trƣờng hợp này đƣợc xác định là lỗi của pháp nhân trong các chính sách, quyết định của mình khi cho phép hành vi phạm tội xảy ra.

Tóm lại, căn cứ để xác định TNHS đối với pháp nhân đƣợc xác định nhƣ sau:

- Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi các cá nhân trong ban quản lý: Hành vi này đƣợc xác định có thể là hành vi trực tiếp hay chỉ đạo, cho phép tội phạm xảy ra. Việc xác định này cũng dựa vào trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân này đƣợc quy định cụ thể trong điều lệ công ty hoặc các quyết định của tập thể các cổ đơng, đƣợc xem nhƣ chính sách, văn hóa của pháp nhân đó. - Hành vi phạm tội phải đƣợc thực hiện ít nhất là một phần vì lợi ích của pháp

nhân.

Bên cạnh việc tiếp cận học thuyết đồng nhất hóa và học thuyết văn hóa pháp nhân, pháp luật hình sự Việt Nam cũng nên vận dụng học thuyết trách nhiệm kép trong việc truy cứu TNHS của pháp nhân. Cụ thể hơn, việc truy cứu TNHS đối với một pháp nhân không loại trừ khả năng các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phải chịu TNHS. Học thuyết này hiện nay đƣợc áp dụng tại Pháp và Trung Quốc120. Quy định này giúp cho những nhà lãnh đạo của pháp nhân có những suy xét cẩn thận hơn trong việc điều hành, tổ chức pháp nhân vì chính những hành vi sai sót của họ có thể dẫn đến pháp nhân cũng nhƣ họ phải chịu TNHS.

120 Điều 121-2 BLHS Cộng hòa Pháp khẳng định “Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân không loại trừ TNHS của các cá nhân thực hiện hay chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội”; Điều 31 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định ngoài việc các đơn vị phạm tội bị phạt tiền, ngƣời phụ trách trực tiếp và những ngƣời có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 73 - 78)