Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 43 - 51)

Khi nghiên cứu việc quy định TNHS đối với pháp nhân, việc tìm hiểu, phân tích những hình phạt có thể áp dụng đối với pháp nhân phạm tội cũng là một vấn đề quan trọng cần đƣợc các nhà làm luật xem xét tồn diện và có hiệu quả. Hiện nay, các hình phạt đƣợc áp dụng với các pháp nhân phạm tội ở các quốc gia thƣờng là hình phạt tiền, hình phạt sung công những sản phẩm của tội phạm hay những vật dụng đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt buộc phải giải thể,…

Đối với hầu hết các nƣớc quy định TNHS của pháp nhân, phạt tiền thƣờng là hình phạt chính đƣợc áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Điều này cũng xuất phát từ bản chất của pháp nhân hầu hết là những tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và phƣơng pháp duy nhất để trừng phạt pháp nhân chính là gây ảnh hƣởng trực tiếp đến mục đích của pháp nhân đó61. Đặc điểm này đƣợc các nhà khoa học phản đối

59 Loại tội phạm này chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tất cả các tội phạm đƣợc quy định tại phần “Các quy định cụ thể của BLHS Trung Quốc, cụ thể nhƣ các tội phạm đƣợc quy định tại các Điều 126, 135, 137, 138, 161, 162, 190, 244, 273, 327, 334, 387, 393, 396.

60 Đây là những tội phạm mà chủ thể của chúng có thể vừa là các đơn vị, tổ chức vừa là cá nhân. BLHS Trung Quốc quy định các tội phạm áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức theo hai cách. Thứ nhất, Bộ luật quy định ở đoạn cuối của một Điều luật là tội phạm đƣợc nêu trong Điều này có thể đƣợc thực hiệm bởi các đơn vị, tổ chức (Điều 152). Thứ hai, Bộ luật quy định một Điều luật cụ thể tại phần cuối của một mục rằng các đơn vị, tổ chức có thể trở thành chủ thể của các tội phạm đƣợc liệt kê trong mục này.

61 Daniela Holler Branco, “Towards a new paradigm for corporate criminal liability in Brazil: Lessons from common law developments”, A thesis submitted to the college of gradiate studies and research in pertial

TNHS của pháp nhân sử dụng để bảo vệ quan điểm của mình. Họ cho rằng hình phạt tiền áp dụng cho pháp nhân cũng tƣơng tự nhƣ mức phạt hành chính và mức bồi thƣờng dân sự khi pháp nhân vi phạm pháp luật dân sự và hành chính. Bên cạnh đó, hình phạt tiền khi đƣợc xem là một hình thức của TNHS sẽ đƣợc áp dụng với mức phạt nặng hơn dành cho cá nhân, từ đó dẫn đến những hậu quả bất lợi cho các bên thứ ba vô tội. Nếu một pháp nhân bị truy cứu TNHS đối với hành vi của nhà quản lý pháp nhân thực hiện, ngƣời quản lý này là ngƣời cuối cùng phải chịu những hậu quả từ hành động của anh ta. Tuy nhiên, những cổ đông, nhân viên khác cũng nhƣ các chủ nợ của pháp nhân sẽ phải chịu những ảnh hƣởng liên đới từ việc phạt tiền này.

Mặc dù hình thức này của TNHS đối với pháp nhân có nhiều bất cập và không phù hợp, hình phạt tiền vẫn đƣợc nhiều quốc gia thừa nhận và quy định trong BLHS. Phạt tiền với tƣ cách là một TNHS sẽ gây ra nhiều hậu quả bất lợi và ảnh hƣởng đến các giá trị phi lợi nhuận của pháp nhân hơn là trách nhiệm dân sự chỉ làm giảm và hạn chế những giá trị lợi nhuận của pháp nhân. Theo đó, để áp dụng hình phạt này một cách công bằng và hiệu quả, các mức phạt tiền cần đƣợc quy định và áp dụng một cách phù hợp đủ để gây ảnh hƣởng bất lợi đối với pháp nhân. Cụ thể là các nhà lập pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng khi quy định và áp dụng mức phạt tiền đối với pháp nhân, cần xem xét đến cả nguồn vốn, khả năng tài chính của pháp nhân đó để đảm bảo đƣợc tính khả thi của việc áp dụng hình phạt tiền cũng nhƣ hạn chế những ảnh hƣởng bất lợi đối với các bên thứ ba khác có liên quan. Bên cạnh đó, các hình phạt bổ sung khác có tính chất răn đe, trừng phạt cũng nên đƣợc áp dụng cho pháp nhân. Với những điểm mạnh của mình, phạt tiền khi đƣợc quy định là hình phạt chính sẽ tạo nên những hậu quả bất lợi dành cho pháp nhân, từ đó tăng cƣờng mục đích của hình phạt là răn đe, trừng phạt ngƣời phạm tội.

Hình thức sung cơng những sản phẩm có được từ hành vi phạm tội cũng

đƣợc một số nƣớc áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Sự tƣớc đoạt sản phẩm, hoa lợi thu đƣợc từ hành vi phạm tội đƣợc áp dụng theo những cách thức khác nhau, nhƣ là một hình phạt hay một biện pháp bảo đảm62. Trên thực tế, một số nƣớc đã áp

fulfilment of the requirements for the degree of master of laws in the College of Law, University of Saskatchewan, 2006.

62

dụng hình thức này với tƣ cách là hình phạt bổ sung bên cạnh hình phạt chính là hình phạt tiền.

Bên cạnh đó, đình chỉ có thời hạn đối với các hoạt động của pháp nhân cũng đƣợc áp dụng đối với những pháp nhân phạm tội. Biện pháp này bản thân nó cũng mang lại những bất lợi cho các nhân viên của pháp nhân khi mọi hoạt động của pháp nhân bị đình trệ dẫn đến thu nhập của những nhân viên này sẽ bị ảnh hƣởng khơng ít. Tuy nhiên, biện pháp này có vẻ nhƣ khá cơng bằng và hợp lý khi đƣợc áp dụng đối với các pháp nhân thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động và mơi trƣờng. Thêm vào đó, để hạn chế các ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nhân viên, một số nhà khoa học cho rằng tiền lƣơng của các nhân viên vẫn đƣợc thanh toán đầy đủ trong thời gian hoạt động pháp nhân bị đình chỉ.63

Hình phạt giải thể đƣợc coi nhƣ là hình phạt có tính quyết định nhất đối với pháp nhân. Một số quốc gia nhƣ Pháp đã áp dụng hình phạt này với mức thời hạn tối đa là năm năm. Với tính chất đặc thù của hình phạt này, nhiều nhà khoa học đã cho rằng hình phạt này chỉ nên áp dụng đối với pháp nhân khi thực hiện các tội phạm có tính chất nguy hiểm cao hoặc trong trƣờng hợp pháp nhân đƣợc thành lập nhằm mục đích phục vụ các hành vi phạm tội64. Bên cạnh đó, một số nhà khoa học khác lại cho rằng cần loại bỏ biện pháp này trong hệ thống các hình phạt có thể áp dụng cho pháp nhân bởi tính chất rất nghiêm trọng của nó65.

Một hình phạt khác có thể đƣợc áp dụng đối với pháp nhân phạm tội là niêm

yết, công bố bản án, quyết định của Tòa án tại các nơi cộng cộng, bằng nhiều

phƣơng tiện truyền thông đại chúng66

. Biện pháp này về mặt thực tế gây ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các pháp nhân bởi những hậu quả về mặt lợi nhuận của pháp nhân có thể đƣợc tạo ra bằng những luồng dƣ luận tiêu cực. Về bản chất, hình phạt này có thể dẫn đến việc pháp nhân không tiêu thụ đƣợc một hay một số các mặt hàng của mình, từ đó dẫn đến việc các pháp nhân này kinh doanh thua lỗ và phải chấm dứt hoạt động, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nhân viên, đại lý,

63 Anca Iluia Pop, tlđd (39), trang 40.

64 James Gobert, Controlling Corporate Criminality: Penal Saction and Beyond, 1998, trang 11.

65 Anca Iluia Pop, tlđd (39), trang 40.

66

nhà cung cấp trong khi hành vi phạm tội của pháp nhân không bắt nguồn cũng nhƣ liên quan đến những bộ phận này.

Ngồi ra, pháp nhân khi phạm tội cịn có thể chịu một số hình phạt khác nhƣ bị hạn chế một số quyền (nhƣ quyền phát hành séc, quyền huy động vốn…), thu hồi

giấy phép hoạt động của pháp nhân, cấm thực hiện các quảng cáo hoặc bán sản phẩm tại một số thị trƣờng cụ thể…

Tất cả những hình phạt có thể áp dụng cho pháp nhân kể trên đƣợc thừa nhận và cho thi hành theo những phƣơng thức khác nhau đến từ hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Trong hệ thống hình phạt của các quốc gia hiện nay, một số quốc gia chỉ áp dụng hình phạt tiền với pháp nhân nhƣ Trung Quốc, Canada; một số khác quy định thêm các hình phạt bổ sung khác đƣợc áp dụng đồng thời với hình phạt tiền và trong một số trƣờng hợp có thể đƣợc thay thế hình phạt tiền nhƣ Pháp, Bỉ. Dƣới đây là một số quy định cụ thể của pháp luật các nƣớc về hệ thống hình phạt áp dụng đối với các pháp nhân phạm tội.

Theo BLHS Cộng hịa Pháp, các loại hình phạt có thể áp dụng đối với pháp nhân cũng nhƣ nội dung và điều kiện áp dụng đƣợc liệt kê từ Điều 131-37 đến Điều 131-49. Những quy định này có sự phân biệt rõ ràng giữa những hình phạt áp dụng cho những trọng tội và khinh tội67 (Điều 131-37 tới Điều 131-39 BLHS Cộng hòa Pháp) với những hình phạt áp dụng với những tội vi cảnh68 (Điều 131-40 tới Điều 131-44 BLHS Cộng hịa Pháp). Dƣới đây là những hình phạt có thể đƣợc áp dụng với pháp nhân, đƣợc quy định phù hợp với từng loại nhóm tội:

- Đối với các tội rất nghiêm trọng và khinh tội: Điều 131-37 quy định hình phạt áp dụng cho các tội này là phạt tiền và những hình phạt đƣợc quy định từ Điều 131-39 trong một số trƣờng hợp do luật quy định. Hình phạt tiền đƣợc xem là hình phạt chính với mức phạt cao gấp năm lần mức phạt pháp luật áp dụng cho cá nhân phạm tội và gấp mƣời lần trong trƣờng hợp tái phạm . Tuy nhiên, đối với các tội phạm mà luật không quy định áp dụng phạt tiền đối với cá

67 Theo từ điển Oxford Dictionary of Law, trọng tội (Felony) là một loại tội phạm rất nghiêm trọng khi so với tội phạm ít nghiêm trọng hơn là khinh tội (Misdemeanour). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

nhân thì mức phạt đƣợc áp dụng đối với cá nhân là 1,000,000 frans69. Bên cạnh đó, pháp nhân cịn có thể bị áp dụng một số biện pháp cƣỡng chế khác đƣợc quy định tại Điều 131-39 BLHS Cộng hòa Pháp70. Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích ở phần các pháp nhân có thể phải chịu TNHS, hình phạt đƣợc quy định tại khoản 1, 3 Điều 131-39 BLHS Cộng hịa Pháp khơng áp dụng đối với những pháp nhân theo luật công và khoản 1 cũng không đƣợc áp dụng đối với những tổ chức đại diện cho ngƣời lao động.

- Đối với các tội phạm vi cảnh: BLHS Cộng hòa Pháp chia các tội này thànhnăm nhóm theo thứ tự các mức phạt tăng dần, đƣợc quy định tại Điều 131- 13 BLHS Cộng hòa Pháp. Đối với các tội phạm này, luật Hình sự Pháp áp dụng hình phạt tiền và những hình phạt tƣớc bỏ cũng nhƣ hạn chế quyền của pháp nhân đƣợc quy định tại Điều 131-42 BLHS Cộng hòa Pháp. Tƣơng tự với các trọng tội và khinh tội, mức phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân cao gấp năm lần so với mức phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội và gấp mƣời lần trong trƣờng hợp tái phạm71. Ngoài ra, khác với các tội trọng tội và khinh tội, bên cạnh việc áp dụng hình phạt tiền, luật hình sự Pháp cịn quy định thêm các hình phạt bổ sung đối với loại tội phạm vi cảnh này, cụ thể đƣợc quy định tại Điều 131-43. Theo đó,ngồi hình phạt tiền, pháp nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác nhƣ tịch thu các dụng cụ, đồ vật sử dụng cho việc thực hiện hay chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội hoặc đồ vật do hành vi phạm tội có đƣợc. Thêm vào đó,, đối với các tội vi cảnh nhóm 5, ngồi hình phạt chính, các pháp nhân cịn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung nhƣ cấm phát hành séc, trừ

69

Điều 131-38 BLHS Cộng hịa Pháp.

70 Các hình phạt bao gồm giải thể, khi pháp nhân đƣợc thành lập để thực hiện một tội rất nghiêm trọng, hoặc tội rất nghiêm trọng và khinh tội quy định một hình phạt từ tới ba năm hoặc trên ba năm …; cấm thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một hay nhiều hoạt động xã hội và nghề nghiệp tạm thời hoặc cao nhất là năm năm; phải chịu sự giám sát tƣ pháp trong vịng cao nhất là 5 năm; Đóng cửa tạm thời hoặc cho tới 5 năm trụ sở hoạt động, hoặc một hay nhiều chi nhánh của pháp nhân khi những chi nhánh này đƣợc sử dụng để thực hiện các tội phạm trên; cấm không đƣợc tham gia đấu thầu các hợp đồng giao thầu công với thời gian cao nhất là năm năm; cấm huy động vốn tạm thời hoặc với thời gian cao nhất là năm năm; cấm phát hành séc trừ trƣờng hợp séc đó cho phép sự thu hồi vốn của ngƣời ký phát từ ngƣời bị ký phát hoặc séc đó là séc chứng nhận; cấm sử dụng thẻ tín dụng trong thời gian cao nhất là năm năm; tịch thu, sung công quỹ tất cả những vật đƣợc dùng để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, hoặc những vật có đƣợc từ hành vi phạm tội; Niêm yết, công bố quyết định bằng nhiều loại phƣơng tiện thông tin đại chúng.

71

trƣờng séc đƣợc phát hành là loại séc cho phép ngƣời ký phát thu hồi lại vốn từ ngƣời bị ký phát hay là loại séc chứng nhận trong thời gian dài nhất là 3 năm72

. Trong khi đó, Trung Quốc, Canada và một số ít nƣớc khác quy định hình phạt tiền là hình phạt duy nhất có thể áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Điều 31 BLHS Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa quy định “đơn vị phạm tội” sẽ chỉ bị phạt tiền khi thực hiện hành vi phạm tội mà BLHS quy định pháp nhân phải chịu TNHS73. Điều này cũng đã đƣợc các nhà khoa học luật Hình sự Trung Quốc nhận định là một trong những hạn chế của chế định TNHS đối với pháp nhân của nƣớc này74.

Bên cạnh đó, hình phạt tiền cũng là hình phạt chính chủ yếu đƣợc áp dụng tại Anh. Tuy nhiên, bởi vì mức phạt tiền thƣờng khá thấp so với những khối lƣợng tài sản của pháp nhân cũng nhƣ những thiệt hại đƣợc gây ra bởi hành vi phạm tội, án treo, sung công những sản phẩm của hành vi phạm tội cũng nhƣ tịch thu giấy phép hoạt động của pháp nhân cũng vừa đƣợc chấp nhận trong thời gian gần đây75.

Xét về các quy định hình phạt tiền trong BLHS Cộng hịa Pháp, nhà làm luật đã áp dụng cho pháp nhân mức phạt tiền cao gấp năm lần mức phạt tiền đối với cá nhân phạm tội tƣơng ứng. Quy định này đƣợc một số học giả coi là không công bằng khi quy định mức phạt tiền ngang nhau đối với tất cả các pháp nhân thực hiện cùng một tội phạm mà khơng tính đến các yếu tố khách quan cũng nhƣ chủ quan khác. Trên thực tế, có những pháp nhân có quy mơ lớn, thực hiện tội phạm với những thủ đoạn tinh vi và những hậu quả do hành vi này đem lại thƣờng lớn hơn rất nhiều so với các hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân khác với những cách thức ít nguy hiểm hơn. Sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức, cách thức thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ những hậu quả mà các hành vi này mang lại chƣa đƣợc tính tốn cụ thể khi xem xét mức phạt tiền đối với pháp nhân.

Khác với những quy định hạn chế và thiếu hiệu quả nhƣ BLHS Cộng hòa Pháp và BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Các hƣớng dẫn kết án của liên bang

72 Điều 131-43, 131-16, 131-17 BLHS Cộng hòa Pháp.

73Xem bản dịch của Đinh Bích Hà, tlđd (43), Điều 31.

74 Xem thêm Yingjun Zhang, “Corporate Criminal Responsibiity in China: Legislations and its deficiency”,

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 43 - 51)