2.1 Tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện tại Việt Nam
2.1.2 Tình hình vi phạm pháp luật kinh tế do pháp nhân thực hiện
Bên cạnh thực trạng các hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng đang ngày càng gia tăng, tình hình các vụ vi phạm pháp luật về kinh tế đang biến chuyển theo chiều hƣớng xấu, đặc biệt là chúng đƣợc thực hiện với những thủ đoạn tinh vi của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc. Trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang tập trung đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam với quy mô lớn cùng những hệ thống, trang thiết bị hiện đại. Sự đầu tƣ này cũng mang lại cho Việt Nam khá nhiều lợi ích nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để phát huy khả năng của mình nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngồi cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng Việt Nam có đƣợc những cơ hội tiếp cận với các mặt hàng nƣớc ngoài, hiện đại và chất lƣợng tốt hơn. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực mà q trình hội nhập mang lại, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng do các công ty lớn của nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam gây ra với những thủ đoạn tinh vi, khó phân biệt đƣợc. Cũng nhƣ một số doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nƣớc ngồi, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ lớn, đã và đang sử dụng nhiều phƣơng thức, thủ đạon để mang lại lợi nhuận cho mình. Trong đó, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, buôn lậu và các hành vi trốn thuế, gian lận thƣơng mại chiếm một tỷ lệ khá lớn và đang ngày càng tăng lên theo các năm.
Hiện nay, tình trạng sản xuất bn bán hàng giả, hàng cấm của các cá nhân, doanh nghiệp đang ở tình trạng đáng báo động, đặc biệt ở các mặt hàng nhƣ rƣợu ngoại, thuốc lá, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc tây… Theo thống kê của Cục Cảnh sát kinh tế, “Từ năm 2004 đến năm 2012, trên địa bàn cả nƣớc đã phát hiện, điều tra, khám phá gần 2.800 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Điều đáng lo ngại là hành vi gian lận thƣơng mại, vi phạm pháp luật này đang có xu hƣớng tăng. Riêng năm 2012 có số vụ vi phạm bị phát hiện nhiều nhất với 554 vụ. Bình
quân, số vụ tăng hơn 32%, đang trở thành thách thức đáng báo động.”99 Mặc dù các cơ quan chức năng đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, kết quả này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình thực tế đặt ra. Tình hình kinh tế hiện nay đang trong tình trạng khó khăn cùng với sự tác động tiêu cực của quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa, dẫn đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp cùng với những thủ đoạn tinh vi dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác đã khiến cho tình trạng vi phạm ngày càng trầm trọng chính là pháp luật Hình sự Việt Nam chỉ cho phép truy cứu TNHS đối với cá nhân phạm tội, trong khi đó những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm với những thủ đoạn tinh vi thƣờng đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn, các pháp nhân. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, tuy nhiên ngƣời phải chịu TNHS chỉ là các giám đốc, ngƣời đại diện của công ty. Điều này với thực tiễn hiện nay có phần chƣa hợp lý cũng nhƣ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với quy mô lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Ngoài ra, vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài) đang thực hiện nhiều hành vi nhằm trốn thuế. Thủ đoạn phổ biến nhất để né các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp khổng lồ chính là hành vi chuyển giá đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp này. Theo đó, các doanh nghiệp này thƣờng nâng giá nhập nguyên vật liệu cao hơn thực tế để làm tăng giá thành, dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ để không phải nộp thuế. Các doanh nghiệp này khai lỗ triền miên nhiều năm nhƣng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh. Mặc dù các hành vi này vẫn chƣa đƣợc xác định là hành vi vi phạm pháp luật bởi hệ thống để nhận biết có hành vi chuyển giá hay không ở Việt Nam hiện nay hoạt động chƣa thật sự hiệu quả, đây cũng là những dấu hiệu báo động hệ thống pháp luật Việt Nam cần có những thay đổi phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng này. Hậu quả của tình trạng chuyển giá để trốn thuế là ngân sách nhà nƣớc
99 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30089&cn_id=588578, truy cập ngày 22/6/2013.
thất thu một số tiền thuế khổng lồ cũng nhƣ sự “diệt vong” của các doanh nghiệp cùng mặt hàng với quy mô vừa và nhỏ và những bất ổn của tình hình xã hội. Điển hình cho các doanh nghiệp đang trong quá trình bị điều tra chuyển giá là các doanh nghiệp nƣớc ngoài lớn nhƣ Coca Cola Việt Nam, Metro Cash & Carry Việt Nam. Các công ty này sau hơn mƣời năm đầu tƣ vào Việt Nam chƣa hề đóng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vì liên tục báo lỗ mặc dù doanh thu vẫn ở mức rất cao. Theo pháp luật thuế hiện nay, khi doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh thì khơng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài việc ngân sách nhà nƣớc bị thất thu, các doanh nghiệp trong nƣớc bị phá sản do không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp này và chính các nhân viên của cơng ty cũng bị ảnh hƣởng do các công ty này dựa trên lý do lỗ liên tiếp nên cắt giảm tiền lƣơng, thƣởng của nhân viên.100 Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, dƣ luận cũng rất xôn xao khi các cửa hàng Gucci, Milano ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bị phát hiện đã thực hiện nhiều hành vi gian lận để trốn thuế101.
Trƣớc tình trạng nền kinh tế, tình hình xã hội Việt Nam đang bị đe dọa bởi những hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, kinh doanh, thƣơng mại của các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài, một vấn đề lớn cần đƣợc giải quyết trƣớc mắt là các quy định của pháp luật cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp hơn, đáp ứng đƣợc vai trò của pháp luật trong việc ngăn ngừa, loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật trên. Bên cạnh việc các quy định của pháp luật chuyên ngành cần đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng hơn thì theo ý kiến cá nhân tác giả, đây là thời điểm hợp lý để chúng ta chấp nhận khả năng chịu TNHS của pháp nhân. Bởi lẽ với những hành vi trên, pháp luật Hình sự Việt Nam chỉ buộc các cá nhân, những ngƣời đại diện cho pháp nhân phải chịu TNHS, trong khi đó những hành vi phạm tội trên thực tế là mang lại lợi ích cho pháp nhân và đƣợc thực hiện trên danh nghĩa của pháp nhân.
100 Xét về vụ việc Coca cola, hiện nay các cơ quan chức năng vẫn chƣa có những kết luận cụ thể các hành vi của công ty này là trốn thuế. Tuy nhiên, giả thiết cho rằng nếu công ty này bị cho là đã thực hiện các hành vi trốn thuế thì vấn đề truy cứu TNHS phải đƣợc quy định đối với pháp nhân để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội cũng nhƣ có những mức phạt tƣơng ứng, đủ để răn đe các pháp nhân khác.
101 Cụ thể, các cửa hàng này đã thuê pháp nhân nhập hàng ở nƣớc ngoài về và khai báo là hàng Trung Quốc với giá trị thấp để tránh đƣợc một khoản tiền thuế khá cao. Sau đó, các mặt hàng này đƣợc bán ở Việt Nam với giá trị thật của hàng hiệu.
Chính vì vậy, TNHS của pháp nhân là vấn đề quan trọng, cần thiết đƣợc xem xét và thừa nhận trong khoa học luật Hình sự Việt Nam.