Các pháp nhân có thể chịu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 78 - 97)

2.3 Một số kiến nghị về các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp

2.3.2Các pháp nhân có thể chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài việc quy định các căn cứ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, các nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu và thể chế hóa các quy định về phạm vi các chủ thể phải chịu TNHS. Khác với các nƣớc khác nhƣ Anh, Mỹ, Trung Quốc quy định phạm vi các tổ chức có thể chịu TNHS đối với pháp nhân bao gồm cả các pháp nhân cũng nhƣ các tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ nên truy cứu TNHS đối với các pháp nhân. Lý giải cho vấn đề này chính là những dấu hiệu, đặc điểm riêng của một tổ chức đƣợc công nhận là pháp nhân. Theo pháp luật Việt Nam, pháp nhân là tổ chức đƣợc thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi tham gia các quan hệ đó. Các dấu hiệu này khơng chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực dân sự, kinh tế mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định TNHS đối với pháp nhân. Các thủ tục tố tụng cũng nhƣ các quyết định không đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả đối với những đối tƣợng khơng có căn cƣớc cụ thể, rõ ràng. Nhƣ vậy, nếu truy cứu TNHS với các đối tƣợng này, không những làm lãng phí thời gian cũng nhƣ tiền bạc mà mục đích trừng phạt, ngăn ngừa tội phạm của hình phạt cũng khơng đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy, theo quan điểm cá nhân tác giả, phạm vi các chủ thể chịu TNHS chỉ nên giới hạn đối với các tổ chức có tƣ cách pháp nhân.

Tất cả các pháp nhân theo quy định của BLDS đều có khả năng chịu TNHS121. Tuy nhiên, tƣơng tự các nƣớc khác trên thế giới, mỗi loại pháp nhân có những đặc điểm riêng, từ đó mức độ gánh chịu TNHS của các pháp nhân cũng khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật Hình sự Việt Nam cũng cần có những quy định ngoại lệ đối với một số pháp nhân có tính chất đặc biệt.

Thứ nhất, về các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

121 Điều 100 BLDS 2005 thừa nhận các tổ chức sau đây là pháp nhân: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Tổ chức kinh tế; Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Qũy xã hội, quỹ từ thiện; Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật này.

Ở đây đề cập đến các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc Nhà nƣớc công nhận là pháp nhân tại Điều 84 BLDS 2005. Theo quy định tại Điều 101 BLDS 2005, các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân là những pháp nhân đƣợc Nhà nƣớc thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và các chức năng khác khơng nhằm mục đích kinh doanh. Các pháp nhân này đƣợc thành lập theo quyết định của nhà nƣớc, với chức năng và quyền hạn cụ thể. Có quan điểm cho rằng các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân khi thực hiện hành vi phạm tội đều phải chịu TNHS đối với pháp nhân chứ không đƣợc miễn trừ nhƣ các quốc gia khác. Theo cá nhân tác giả, quan điểm này xét về mặt lý luận thì hợp lý và cần thiết để tránh trƣờng hợp các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ các đơn vị vũ trang nhân dân lợi dụng ngoại lệ để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, xét về thực tiễn, không thể áp dụng TNHS đối với các cơ quan này vì những tổ chức này do nhân dân thành lập để bảo vệ lợi ích của nhân dân; nếu truy cứu TNHS và áp dụng các hình phạt (đặc biệt là hình phạt giải thể) thì việc bảo vệ lợi ích của nhân dân khơng cịn đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy, việc truy cứu TNHS đối với các tổ chức này có phần khơng hợp lý và khó thực hiện trên thực tế. Mặt khác, nếu các pháp nhân này phạm tội trong q trình thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, khi áp dụng TNHS đối với các pháp nhân này, cần có sự linh động trong các quy định về hình phạt, các tội phạm mà các pháp nhân này phải chịu TNHS.

Thứ hai, pháp nhân là các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội. Các tổ chức này đƣợc thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội xác định trong điều lệ của tổ chức122. Về chủ thể này, các quy định pháp luật của các quốc gia cũng khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng đối với một số quốc gia, điển hình là Cộng hịa Pháp, các đảng phái chính trị đƣợc pháp luật hình sự nƣớc này xem là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS123. Trong khi đó, BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa lại không xem Đảng là một chủ

122 Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự, Trƣờng đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, năm 2012, trang 174.

123

thể của tội phạm124. Sự khác nhau này có thể đƣợc giải thích dựa trên tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Cụ thể nhƣ các quốc gia nhƣ Pháp, Mỹ, Nga… đều tồn tại từ hai Đảng phái trở lên, mỗi tổ chức chính trị đó đều có mục tiêu riêng, số lƣợng thành viên nhất định, có tài sản độc lập và hoạt động vì mục đích của mình. Chính vì vậy, việc các Đảng phái này thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vì lợi ich của chúng hồn tồn là có khả năng. Theo đó, việc truy cứu TNHS đối với các tổ chức này hồn tồn hợp lý và có cơ sở. Mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia theo hệ thống chính trị một Đảng lãnh đạo duy nhất, hoạt động vì lợi ích của đất nƣớc. Chính vì vậy, nhƣ đã phân tích ở trên, việc truy cứu TNHS đối với các tổ chức này là không hợp lý.

Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những tính chất đặc biệt quan trọng của tổ chức này, pháp luật Hình sự Việt Nam nên quy định đây là một trƣờng hợp ngoại lệ, khơng phải chịu TNHS đối với pháp nhân. Bởi vì nhà nƣớc Việt Nam theo cơ chế nhất nguyên, một Đảng lãnh đạo, nguyên tắc này đƣợc thể chế hóa trong Điều 4 Hiến Pháp 1992, văn bản giá trị pháp lý cao nhất. Đảng là đại diện trung thành cho lợi ích của quốc gia, dân tộc, Đảng lãnh đạo bằng đƣờng lối, chính sách đƣợc ghi nhận trong Nghị quyết Đảng, chỉ thị Bộ Chính Trị và đƣợc thể chế hóa bằng nội dung của pháp luật. Chính vì vậy, tƣơng tự Trung Quốc, Việt Nam không nên quy định TNHS đối với các tổ chức này.

Đối với các tổ chức chính trị xã hội, nếu có hành vi thực hiện tội phạm thì vẫn bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù chính trị của các tổ chức này nên khơng thể áp dụng hình phạt giải thể đối với pháp nhân loại này.

Thứ ba, đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ

chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, pháp nhân nước ngoài.

Khi các tổ chức này đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 84 BLDS 2005 thì đƣợc cơng nhận là pháp nhân, theo đó đủ tƣ cách cũng nhƣ khả năng chịu

124 Điều 31 BLHS Cộng hòa nhân nhân Trung Hoa giới hạn phạm vi các tổ chức chịu TNHS ở các cơ quan, đồn thể, tổ chức… chứ khơng bao gồm cơ quan nhà nƣớc và tổ chức chính trị.

TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội. Đặc biệt là đối với các tổ chức kinh tế và tổ chức nƣớc ngoài, hai loại pháp nhân xuất hiện ngày càng nhiều với nguy cơ các tội phạm đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân này đang gia tăng, việc truy cứu TNHS đối với các pháp nhân này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hai loại pháp nhân này hầu hết đƣợc thành lập và hoạt động vì mục tiêu lội nhuận, theo đó cần phải có những biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động của các pháp nhân này không đi ngƣợc với lợi ích kinh tế xã hội của các quốc gia. Với tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay thƣờng tập trung ở các loại pháp nhân này cùng với sự thiếu hiệu quả của các trách nhiệm hành chính, dân sự trong việc xử lý các pháp nhân vi phạm pháp luật, việc quy định TNHS đối với các pháp nhân này sẽ giúp các pháp nhân nhận thức và điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.

2.3.3 Các loại tội phạm pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo những phân tích tại mục 2.3.1, các pháp nhân chỉ phải chịu TNHS đối với các tội phạm thỏa mãn các cơ sở truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Nhƣ đã phân tích, Việt Nam nên vận dụng kết hợp học thuyết đồng nhất hóa và học thuyết văn hóa pháp nhân để quy kết TNHS đối với pháp nhân. Cụ thể, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS đối với các tội phạm thỏa mãn các điều kiện sau.

- Thứ nhất, hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi các cá nhân trong ban quản lý. Các cá nhân này là những ngƣời có vai trị quan trọng đối với pháp nhân, là những nhân viên nắm quyền hành quan trọng trong pháp nhân. Hành vi này đƣợc xác định có thể là hành vi trực tiếp hay chỉ đạo, cho phép tội phạm xảy ra. Việc xác định này cũng dựa vào trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân đƣợc quy định cụ thể trong điều lệ công ty hoặc các quyết định của tập thể các cổ đơng, đƣợc xem nhƣ chính sách, văn hóa của pháp nhân đó.

- Thứ hai, hành vi phạm tội phải đƣợc thực hiện ít nhất một phần vì lợi ích của pháp nhân. Điều này có nghĩa nếu hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi các cá nhân đƣợc đề cập ở trên nhƣng khơng vì lợi ích của pháp nhân mà vì lợi ích của chính các cá nhân này, pháp nhân sẽ khơng bị truy cứu TNHS đối với các hành vi này.

Dựa trên những phân tích trên, tác giả cho rằng pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS đối với hầu hết tất cả các tội phạm đƣợc quy định tại 14 Chƣơng từ Chƣơng XI tới Chƣơng XXIV của BLHS. Tuy nhiên, pháp nhân không phải chịu TNHS đối với một số tội phạm đƣợc phân tích dƣới đây vì những dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của các tội phạm này không đáp ứng đầy đủ các cơ sở để truy cứu TNHS đối với pháp nhân.

Thứ nhất, đối với các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự của con người (đƣợc quy định tại Chƣơng XII BLHS). Đa số các tội phạm trong Chƣơng này đều không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Bởi vì những dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của nhóm tội phạm này khơng đáp ứng đầy đủ các điều kiện, cơ sở để truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Các tội phạm này đƣợc thực hiện bởi các cá nhân xuất phát từ động cơ, mục đích của chính mình chứ thể khơng nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân. Bên cạnh đó, chủ thể của một số tội phạm trong Chƣơng này đƣợc xem là chủ thể đặc biệt, và chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi các cá nhân có những đặc điểm của chủ thể này trong những hoàn cảnh đặc biệt mà BLHS quy định. Ví dụ, về Tội giết con mới đẻ (Điều 94), chủ thể thực hiện chỉ có thể là ngƣời mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi, sức khỏe, tâm, sinh lý khơng đƣợc bình thƣờng khi mới sinh con (trong thời gian 7 ngày từ khi sinh) và hành vi này phải đƣợc thực hiện do hoàn cảnh bất đắc dĩ (do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng lạc hậu hoặc do hồn cảnh đặc biệt khó khăn), do đó hành vi này khơng thể đƣợc thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân. Một ví dụ nữa có thể kể đến là Tội hiếp dâm (Điều 111), chủ thể thực hiện tội phạm này chỉ có thể là cá nhân, thực hiện vì mục đích, lợi ích của bản thân cá nhân này chứ khơng thể vì lợi ích của pháp nhân.

Thứ hai, về các loại tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình (đƣợc quy

định tại Chƣơng XV của BLHS). Các loại tội phạm này thƣờng là các hành vi vi phạm luật hơn nhân gia đình mà chủ thể của nó chỉ là các cá nhân, vì những lý do khách quan nhƣ do bị chi phối bởi những tàn dƣ tƣ tƣởng hôn nhân và gia đình phong kiến đã ăn sâu trong tiềm thức của con ngƣời hay vì những lợi ích cá nhân

của ngƣời phạm tội. Bên cạnh đó, bản chất của các loại tội phạm này là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ hôn nhân và gia đình, các quan hệ mà pháp nhân khơng tham gia vào. Do vậy, những hành vi này đều không thể đƣợc thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân, theo đó pháp nhân không thể bị truy cứu TNHS đối với các loại tội phạm này.

Thứ ba, về một số tội phạm chức vụ (đƣợc quy định tại Chƣơng XXI BLHS). Hầu hết các tội phạm này, pháp nhân không phải chịu TNHS, trừ các tội nhƣ Tội đƣa hối lộ (Điều 289); Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật cơng tác (Điều 286); Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290); Tội lợi dụng ảnh hƣởng đối với ngƣời có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291). Bởi vì hầu hết các tội phạm này có chủ thể đặc biệt là ngƣời có chức vụ, quyền hạn mà đa số là cán bộ, công chức đƣợc Nhà nƣớc bổ nhiệm hoặc đƣợc bầu cử ra, đại diện cho Nhà nƣớc, cho nhân dân. Những chủ thể này thực hiện tội phạm vì lợi ích của cá nhân họ chứ khơng phải vì lợi ích của các cơ quan nhà nƣớc và xét về khách thể của tội phạm, các hành vi phạm tội này xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan nhà nƣớc, gây ra hoặc đe dọa gây những thiệt hại cho lợi ích của nhà nƣớc, tồn xã hội nên không thể truy cứu cơ quan nhà nƣớc về các tội phạm này. Chính vì vậy, nhƣ đã phân tích ở phần đầu mục này, các tội phạm này không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân.

Thứ tƣ, về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (đƣợc quy định tại

Chƣơng XXII BLHS) và các tội phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (đƣợc quy định tại Chƣơng XXIII BLHS). Tƣơng tự các tội phạm về chức vụ,

các hành vi phạm tội này chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi các cá nhân thành viên của pháp nhân là cơ quan nhà nƣớc và các đơn vị vũ trang nhân dân. Bởi vì mục đích chính của các pháp nhân này bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ngƣời dân, cho tồn xã hội. Theo đó, các chủ thể thực hiện những tội phạm này chỉ vì động cơ, mục đích của cá nhân chứ khơng phải vì lợi ích của pháp nhân, thậm chí cịn đi ngƣợc lại với mục tiêu hoạt động của pháp nhân. Chính vì vậy, không tồn tại TNHS của pháp nhân trong các trƣờng hợp này.

Ngoài các tội phạm kể trên, theo ý kiến cá nhân tác giả, các tội phạm cịn lại đều có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân vì các hành vi này có thể đƣợc thực hiện bởi những ngƣời đại diện pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân. Các nhà làm luật không nên chỉ quy định cụ thể trong luật theo cách liệt kê các tội phạm pháp nhân phải chịu TNHS mà nên quy định mở theo hƣớng loại trừ tức là liệt kê các tội phạm pháp nhân khơng phải chịu TNHS; ngồi những tội phạm này, các tội phạm

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 78 - 97)