Một số khó khăn trong việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 64 - 72)

nhân ở Việt Nam

Hiện nay, TNHS của pháp nhân vẫn chƣa đƣợc thừa nhận và quy định tại Việt Nam vì gặp phải một số rào cản nhất định. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích những trở ngại trong việc đƣa các quy định về TNHS của pháp nhân vào BLHS Việt Nam; bên cạnh đó, đƣa ra những nhận xét của các học giả nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc về các bất cập này, từ đó đƣa ra những ý kiến cá nhân của bản thân tác giả.

Thứ nhất, vấn đề quan trọng về mặt lý luận đã cản trở những bƣớc tiến ban

đầu của việc quy định TNHS đối với pháp nhân chính là quan điểm về những nguyên tắc truyền thống của pháp luật Hình sự Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài, luật Hình sự Việt Nam với nguyên tắc truyền thống chỉ chấp nhận cá nhân là chủ thể duy nhất phải chịu TNHS và cho rằng pháp nhân là một hƣ cấu pháp lý nên không thể là đối tƣợng chịu TNHS theo quy định của BLHS. Tuy nhiên, với tình hình phức tạp của tội phạm hiện nay, đa số các quốc gia đã thừa nhận những hạn chế của nguyên tắc này và đã thừa nhận sự tồn tại của pháp nhân với tƣ cách là một chủ thể của TNHS.

Về vấn đề này, các quan điểm phản đối TNHS của pháp nhân cho rằng để đảm bảo đƣợc mục đích của hình phạt là trừng phạt, răn đe ngƣời phạm tội và ngăn ngừa hành vi phạm tội, chủ thể của TNHS chỉ có thể là cá nhân. Theo đó, trên thế giới vào giai đoạn trƣớc thế kỷ thứ 19, pháp nhân đƣợc xem nhƣ khơng có khả năng thực hiện những hành vi phạm tội vì các thực thể này thiếu những khả năng cần thiết về thể chất, nhận thức cũng nhƣ tƣ duy. Nguyên tắc pháp nhân không phải chịu TNHS (societas delinquere non potest) đã đƣợc thừa nhận và tôn trọng tại các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn này. Nguyên tắc này cũng đƣợc dẫn chứng trong các quan điểm của các nhà khoa học phản đối TNHS của pháp nhân ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là pháp nhân gần nhƣ là một thực thể hƣ cấu pháp lý dƣới cái nhìn của chủ nghĩa cá nhân. So với cá nhân, pháp nhân thiếu “tâm hồn”, theo đó,

khơng thể có đƣợc những “ý định nguy hiểm” cần thiết, tất yếu để coi là tội phạm.102 Theo những học giả ủng hộ những quan điểm truyền thống, pháp nhân không thể đƣợc coi là một cá nhân, nó là một tập thể những con ngƣời, đƣợc thành lập với mục đích chung và cùng hoạt động chung. Tất cả các hoạt động, quyết định của pháp nhân chỉ là kết quả cộng lại của những ý chí cá nhân của các thành viên của pháp nhân chứ không thể xuất phát từ sự mong muốn của chính bản thân cá nhân. Theo đó, hành vi khách quan cũng nhƣ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội đƣợc xem là của các thành viên của pháp nhân chứ không thể là của pháp nhân. Từ đó, nếu áp dụng TNHS đối với pháp nhân sẽ khơng đảm bảo đƣợc mục đích của hình phạt cũng nhƣ ngun tắc cá thể hóa hình phạt. Mục đích chính của hình phạt là ngăn ngừa việc tái phạm ở những ngƣời phạm tội cũng nhƣ ngăn ngừa việc phạm tội ở những cá nhân khác103. Những học giả theo học thuyết truyền thống cho rằng những cách thức trừng trị, giáo dục, răn đe ngƣời phạm tội không thể áp dụng cho một thực thể hƣ cấu nhƣ pháp nhân, theo đó mục đích của hình phạt sẽ không đạt đƣợc nếu truy cứu trách nhiệm cho pháp nhân và áp dụng hình phạt đối với thực thể này.

Về nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, các học giả này cũng cho rằng sẽ là không công bằng khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Vì theo nguyên tắc này, các cá nhân trong một tập thể thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị xử lý tùy thuộc vào hành vi và sự tham gia cụ thể của họ vào tội phạm bị truy cứu. Nhƣ vậy, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là không khách quan và công bằng đối với các thành viên của nó. Bên cạnh đó, nguyên tắc có lỗi cũng đƣợc các học giả ủng hộ quan điểm truyền thống sử dụng để phản đối việc quy định TNHS đối với pháp nhân. Đối với các nhà nghiên cứu này, một hành vi phạm tội là kết quả của sự tƣơng tác giữa một bên là điều kiện và môi trƣờng xã hội với một bên là bản thân con ngƣời104, cụ thể hơn là nhận thức của con ngƣời cũng góp phần điều chỉnh hành vi, sự tác động của con ngƣời với thế giới khách quan. Do đó, khi truy cứu TNHS, điều quan trọng

102 Kristen Wong, “Breaking the cycle: The development of corporate criminal liability A dissertation submitted in partial fulfillment of the requirements of the degree of Bachelor of Laws at The University of Otago, trang 10.

103 Dƣơng Tuyết Miên, “Bàn về mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, số 3 năm 2000, trang 9.

104 Đào Trí Úc, “Nhận thức đúng đắn hơn nữa các nguyên tắc về trách nhiệm cá nhân và về lỗi trong việc xử lý trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, năm 1999, số 9, trang 10.

và cần thiết là phải chứng minh đƣợc sự tồn tại của hành vi phạm tội cũng nhƣ nhận thức của chủ thể phạm tội đối với hành vi này. Tuy nhiên, rất khó để chứng minh vấn đề này đối với pháp nhân, một thực thể hƣ cấu pháp lý, thiếu “tâm hồn” để có thể nhận thức đƣợc về hành vi phạm tội.

Trong khi một số nƣớc vẫn còn ủng hộ các quan điểm truyền thống là pháp nhân không thể trở thành chủ thể của TNHS, một số quốc gia trên thế giới đã và đang thừa nhận khả năng thực hiện hành vi phạm tội của pháp nhân cũng nhƣ khả năng phải chịu TNHS của thực thể này. Các nguyên tắc truyền thống nhanh chóng bị phủ nhận và thay thế bởi những quan điểm về pháp luật hình sự hiện đại dựa trên tình hình phát triển của các pháp nhân. Từ thế kỷ 19 trở đi, các pháp nhân đã trở nên phổ biến trong các hoạt động của xã hội và những hoạt động của các pháp nhân này đã và đang thúc đẩy xã hội phát triển nhƣng cũng gây ra nhiều mối nguy hại đáng kể cho cộng đồng xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của ngành công nghiệp tàu lửa cũng là một nhân tố làm thúc đẩy những mối nguy hại này105. Các pháp nhân trong hoạt động của mình đã tích lũy, làm giàu những nguồn vốn lớn cho mình, song song đó là thực hiện các hành vi phạm tội nhƣ hối lộ, bóc lột lao động hay duy trì những điều kiện lao động khơng an tồn106

. Các hành vi phạm tội của pháp nhân ngày càng tăng lên kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với xã hội nói chung và ngƣời dân nói riêng. Các tịa án sau đó khơng cịn dựa vào học thuyết truyền thống pháp nhân là một hƣ cấu pháp lý và không thể chịu TNHS, mà đã đƣa ra các quan điểm để cho rằng việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân là có cơ sở và cần thiết. Theo các quan điểm này, pháp nhân đƣợc xem là một thực thể pháp lý, có các quyền và nghĩa vụ tách biệt với các thành viên của pháp nhân107. Theo đó, có đủ lý do để có thể kết luận rằng pháp nhân có thể thực hiện hành vi phạm tội dựa vào những mong muốn của pháp nhân trên cơ sở đồng nhất hóa hành động, nhận thức của những ngƣời đƣợc xem là bộ não của pháp nhân với

105 Mark Pieth and Radha Ivory, tlđd (10), trang 7.

106 Mary Ramirez, “Prioritizing Justice: Combating Corporate Crime from Task Force to Top Priority”, 2010, trang 980.

107Thẩm phán Denning trong một vụ việc dân sự của Anh đã nhận định rằng pháp nhân đƣợc ví nhƣ cơ thể con ngƣời, có bộ não và các bộ phận tay chân nhƣ con ngƣời, theo đó những hành vi, nhận thức của những cá nhân đƣợc ví nhƣ bộ não của pháp nhân chính là hành vi và nhận thức của chính pháp nhân đó.

pháp nhân108. Các học giả ủng hộ quan điểm truy cứu TNHS đối với pháp nhân cho rằng pháp nhân là một thực thể có thật, có những đặc tính khơng đổi đƣợc thừa nhận chung, có sự tồn tại thực tế của nó trong mối quan hệ với các thành viên của pháp nhân. Hành vi khách quan của tội phạm có thể đƣợc thực hiện dựa trên những sai phạm của pháp nhân trong chính sách quản lý, trong cơ cấu tổ chức của mình. Những quyết định, nghị quyết đƣợc thông qua bởi các cuộc họp cổ đông, cuộc họp hội đồng quản trị chính là những quyết định của chính pháp nhân đó, đồng ý, khuyến khích hành vi phạm tội xảy ra hay ngăn ngừa, hạn chế các hành vi này. Theo quan điểm của GS.TSKH Đào Trí Úc thì “Trên thực tế, hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể do một tập thể gây ra do kết quả của việc đƣa ra những quyết định sai trái. Một số tội phạm, trên thực tế, cũng có thể do cá nhân hoặc pháp nhân gây ra. Ví dụ, các tội phạm về kinh tế, mơi trƣờng có thể là kết quả của hành vi tập thể của xí nghiệp cơng nghiệp, đơn vị kinh doanh nào đó”109. Các quan điểm ủng hộ cho rằng việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là cần thiết và có khả năng thực hiện đƣợc trên thực tế. Cá nhân tác giả cũng đồng ý với các luận cứ mà các nhà khoa học ủng hộ quan điểm này đƣa ra để chứng minh cho luận điểm của mình. Khi nghiên cứu vấn đề này, câu hỏi đƣợc đặt ra là hành vi phạm tội của cá nhân nào đƣợc xem là hành vi do pháp nhân thực hiện và lỗi của pháp nhân đƣợc xác định nhƣ thế nào trong trƣờng hợp này. Trả lời cho câu hỏi này chính là các học thuyết về TNHS của pháp nhân đƣợc các học giả về vấn đề này nghiên cứu. Mỗi học thuyết có những đặc trƣng riêng và những quan điểm riêng về việc xác định hành vi khách quan và yếu tố lỗi của pháp nhân khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Các quốc gia trên thế giới hiện nay đã sử dụng các học thuyết này làm cơ sở để truy cứu TNHS đối với pháp nhân110. Với những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân tác giả, pháp nhân là một thực thể có thật, đƣợc thành lập hợp pháp, đƣợc pháp luật công nhận là một chủ thể trên phƣơng diện pháp lý, có các mục đích riêng và độc lập với ý chí của các thành viên tạo nên pháp nhân đó. Pháp nhân theo đó có quyền tự do trong việc quyết định tham gia các quan hệ pháp luật cũng nhƣ phải chịu trách

108 Vấn đề này đã đƣợc phân tích cụ thể trong Chƣơng 1, phần học thuyết đồng nhất hóa.

109 http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4535, truy cập ngày 25/6/2013.

110 Nội dung này đã đƣợc trình bày ở mục 1.3 của Chƣơng 1 khóa luận và sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn trong phần áp dụng đối với pháp luật hình sự Việt Nam ở mục 2.3 của khóa luận.

nhiệm đối với các hành vi phạm tội phát sinh từ các quyết định của mình. Nhƣ vậy, các nguyên tắc truyền thống về TNHS hiện nay đã có thể khơng cịn khả năng gây cản trở sự tiếp cận các quy định về TNHS của pháp nhân dựa trên những phân tích trên và tùy thuộc và cách thừa nhận những quan điểm hiện đại về pháp luật hình sự của các quốc gia. Việt Nam cũng nên có cái nhìn khái qt và toàn diện hơn về TNHS và pháp nhân để có những hƣớng đi hợp lý trong quá trình đƣa các quy định về TNHS đối với pháp nhân vào BLHS để kiểm soát hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật do các pháp nhân thực hiện.

Thứ hai, một bất cập khác đã cản trở quá trình thừa nhận TNHS đối với pháp

nhân ở Việt Nam hiện nay chính là quan điểm của một số nhà khoa học cho rằng việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân là không cần thiết. Các nhà khoa học phản đối TNHS đối với pháp nhân trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam cho rằng khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân, chỉ có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với pháp nhân. Trong khi đó, theo các học giả này, chỉ cần áp dụng các trách nhiệm hành chính và các trách nhiệm về dân sự đối với các pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật vì đặc trƣng của các trách nhiệm này cũng nhắm đến việc buộc các pháp nhân phải trả một số tiền cho hành vi vi phạm của mình cũng nhƣ bồi thƣờng cho hậu quả mà hành vi của mình gây ra.

Các quan điểm phản đối TNHS của pháp nhân cho rằng các loại trách nhiệm khác nhƣ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự nếu đƣợc áp dụng đối với các pháp nhân vi phạm pháp luật thì có hiệu quả hơn. Theo họ, TNHS chỉ nên đƣợc áp dụng khi các biện pháp pháp lý khác khơng đạt đƣợc mục đích phịng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, chi phí cho thủ tục tố tụng hình sự bao giờ cũng cao hơn thụ tục dân sự mặc dù kết quả của hai thủ tục này đều giống nhau ở chỗ pháp nhân cũng chỉ chịu hình phạt tiền nếu bị truy cứu TNHS. Một lập luận khác của các học giả phản đối TNHS của pháp nhân chính là những thiệt hại về danh tiếng đi kèm không thực sự cần thiết và đơi khi có phần khơng phù hợp. Đối với các doanh nghiệp có tiếng tăm lớn, những thiệt hại mà TNHS của pháp nhân gây ra sẽ lớn hơn so với các công ty chỉ mới thành lập hoặc các công ty đã đánh mất uy tín và tiếng tăm của mình. Nguy cơ cao của những thiệt hại về danh tiếng có thể gây sức ép khiến các công ty đẩy nhanh thủ tục tố tụng và chấp nhận những lời buộc tội khơng có căn cứ để hạn

chế tối đa những thiệt hại mà quá trình tố tụng có thể gây ra đối với danh tiếng cũng nhƣ hoạt động của pháp nhân.

Các nhà khoa học ủng hộ TNHS của pháp nhân cho rằng với thực tế hiện nay, việc thừa nhận khả năng pháp nhân có thể trở thành chủ thể của TNHS là hết sức quan trọng đối với các quốc gia vì nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, mặc dù khơng phủ nhận lợi ích của trách nhiệm dân sự trong việc

bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, các nhà khoa học ủng hộ TNHS với pháp nhân cho rằng loại trách nhiệm này không phù hợp để ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân. Đối với một số loại tội phạm nguy hiểm mà khơng có nạn nhân, theo đó pháp nhân cũng khơng bị khởi kiện cho những thiệt hại dân sự này. Đối với các tội phạm về mơi trƣờng, các nạn nhân có thể khơng biết đƣợc hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân.111 Bên cạnh đó, tác động của trách nhiệm dân sự cũng nhƣ trách nhiệm hành chính khơng đáp ứng đƣợc mục đích ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khi những lợi ích mà pháp nhân có đƣợc từ các hành vi này trên thực tế lớn hơn số tiền mà pháp nhân phải nộp phạt hành chính cũng nhƣ bồi thƣờng dân sự. Thực tế của các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trƣờng ở Việt Nam đã chứng minh cho lập luận này112.

Thứ hai, về luận điểm của các học giả phản đối TNHS đối với pháp nhân là

việc truy cứu TNHS đối với cá nhân ít phức tạp hơn và có thể có hiệu quả hơn, các nhà khoa học ủng hộ TNHS đối với pháp nhân cũng đƣa ra những luận cứ để chứng minh luận điểm này chƣa thật sự hiệu quả trong tình hình hiện nay. Đối với các pháp nhân với cơ cấu tổ chức phức tạp, việc xác định các cá nhân chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 64 - 72)