Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 36 - 40)

Đối với một số nƣớc, phạm vi chủ thể chịu TNHS đối với pháp nhân rộng hơn phạm vi khái niệm pháp nhân trong lĩnh vực luật dân sự, thƣơng mại, hành chính… Một số ví dụ điển hình cho vấn đề này là Anh, Mỹ và Trung Quốc đều khơng địi hỏi chủ thể phải chịu TNHS này là pháp nhân mà còn là các tổ chức khác đƣợc quy định trong luật Hình sự. Trong khi đó, một số quốc gia nhƣ Pháp lại có yêu cầu đối với tổ chức phải chịu TNHS của pháp nhân, chính là tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện để đƣợc coi là một pháp nhân và đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép thành lập theo đúng thủ tục luật định. Bên cạnh đó, các quốc gia khi quy định phạm vi các cơ quan, tổ chức có thể trở thành chủ thể phải chịu TNHS của pháp nhân, mỗi quốc gia đều quy định một số trƣờng hợp ngoại lệ mà theo một số nhà khoa học cho rằng, đã tạo ra những sự phân biệt không công bằng39. Tuy nhiên, các ý kiến này không tồn tại lâu dài bởi luận điểm của các nhà khoa học khác cho rằng luật hình sự vẫn dành một số ngoại lệ riêng biệt áp dụng đối với cá nhân phạm tội. Hầu hết tất cả các nƣớc đều quy định Nhà nƣớc là một trƣờng hợp ngoại lệ, không bị truy cứu TNHS.

39

Bên cạnh đó, vấn đề liệu một tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân nhƣ các hiệp hội, doanh nghiệp tƣ nhân,… có phải chịu TNHS hay không cũng đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học luật Hình sự. Một số ý kiến cho rằng TNHS đối với các tổ chức này thì khơng đảm bảo đƣợc tính chặt chẽ, khơng thay đổi cũng nhƣ tính dự đốn trƣớc của luật Hình sự. Một số nhà khoa học khác lại cho rằng tƣ cách pháp nhân hay việc đăng ký thành lập hợp pháp không ảnh hƣởng nhiều đến các đặc tính của luật Hình sự40. Điều 121-2 của BLHS Cộng hịa Pháp cũng khơng thừa nhận những tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân có thể là chủ thể của TNHS. Trong khi đó, ở các nƣớc theo hệ thống thông luật, các tổ chức có tƣ cách pháp nhân cũng nhƣ các tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân đều phải chịu TNHS nhƣ nhau. Cụ thể nhƣ Luật Giải thích các đạo luật năm 1978 của Anh đã thừa nhận khái niệm thực thể pháp lý bao gồm cả những hiệp hội. Tại Mỹ, những quan điểm truyền thống thì cho rằng các cơng ty hợp danh hay các công ty liên doanh không thể chịu TNHS vì khơng có sự tách bạch với các thành viên về tài sản cũng nhƣ các quyền lợi và nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, dƣới góc độ liên bang, khái niệm “ngƣời phạm tội” bao gồm luôn cả các công ty hợp danh cũng nhƣ những tổ chức tƣơng tự khác41. Theo pháp luật liên bang Hoa Kỳ, khái niệm “ngƣời” đƣợc hiểu rộng hơn là một cá nhân, theo đó bao gồm các pháp nhân, công ty hợp danh, hiệp hội, công ty cổ phần, cơng đồn, các quỹ, chính phủ, tổ chức chính trị và những tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân42. Trong trƣờng hợp này, việc quy định cụ thể, rõ ràng những chủ thể phải chịu TNHS sẽ mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực pháp luật nhƣ rõ ràng, tiết kiệm, hạn chế tối đa việc sử dụng thời gian và ngân sách nhà nƣớc vào việc xác định tổ chức nào phải chịu TNHS. Quy định này phản ánh sự thật rằng những tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân cũng có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và không thể không bị truy cứu TNHS.

Trong khi đó, quan điểm về chủ thể phải chịu TNHS của pháp nhân theo pháp luật Pháp và Anh thì hạn chế và thu hẹp hơn khi pháp luật hình sự hai nƣớc này khơng liệt kê rõ ràng các chủ thể cũng nhƣ việc không thừa nhận khả năng chịu

40 E.M. Wise, Criminal Liability of Corporations – US, in LA CRIMINALISATION DU COMPORTAMENT COLLECTIF: CRIMINAL LIABILITY OF CORPORATIONS, trang 100.

41 E.M. Wise, tlđd (39), trang 393.

42

TNHS của các tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp. Đối với các quy định về vấn đề này trong pháp luật hình sự Trung Quốc, không giống nhƣ Pháp, các chủ thể của TNHS pháp nhân không nhất thiết phải là các tổ chức có tƣ cách pháp nhân. Mục 4 Chƣơng III Phần chung BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 có tên gọi “Tội phạm có chủ thể là các cơ quan, đơn vị và tổ chức”43. Nhƣ vậy, các cơ quan, đơn vị, tổ chức với tƣ cách là chủ thể chịu TNHS của pháp nhân theo pháp luật Trung Quốc là rất rộng, bao gồm cả các pháp nhân theo luật công, các pháp nhân theo luật tƣ, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các nhóm lợi ích khác…44 Theo đó, yếu tố tƣ cách pháp nhân không đƣợc coi là yếu tố để xác định chủ thể chịu TNHS của pháp nhân theo pháp luật Hình sự Trung Quốc.

Dƣới đây là một ví dụ cụ thể về các quy định của pháp luật hình sự Cộng hịa Pháp về phạm vi các chủ thể là tổ chức phải chịu TNHS.

Pháp nhân theo luật của Pháp đƣợc chia làm nhiều loại và tất cả các loại pháp nhân này, trừ Nhà nƣớc, đều có thể chịu TNHS theo quy định của BLHS45. Theo đó, các pháp nhân trừ Nhà nƣớc đều phải chịu TNHS đầy đủ nhƣ đối với cá nhân. Phân tích dƣới đây là các pháp nhân phải chịu TNHS theo quy định của BLHS Pháp:

- Pháp nhân theo luật tƣ (Private Law legal persons): Pháp nhân tƣ nhân theo luật Pháp bao gồm các pháp nhân vì lợi nhuận hoặc khơng vì lợi nhuận, ví dụ nhƣ cơng ty dân sự và cơng ty thƣơng mại, các nhóm lợi ích kinh tế, các hiệp hội kinh tế, các cơng đồn… Tất cả các pháp nhân tƣ của Pháp đều phải chịu TNHS. Tuy nhiên, đối với các pháp nhân này cũng có một số ngoại lệ nhất định khi quy định hình phạt áp dụng46. Pháp nhân theo luật cơng (Public law

43 Đinh Bích Hà, “BLHS của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội năm 2007.

44Trịnh Quốc Toản, “TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự”, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2011 (sách chuyên khảo), trang 202.

45 Điều 121-1 BLHS Cộng Pháp khẳng định rằng “Tất cả các pháp nhân, loại trừ Nhà nƣớc, đều phải chịu TNHS”.

46 Theo Điều 131-39 BLHS Pháp, những pháp nhân nhƣ các đảng phái chính trị, các hiệp hội thƣơng mại, các cơng đồn đƣợc hƣởng một vị trí đặc quyền trong các quy định về hình phạt trong BLHS. Cụ thể, các đảng phái chính trị cũng nhƣ các hiệp hội kinh tế khơng thể bị giám sát bởi Tịa án cũng nhƣ bị buộc phải giải thể; bên cạnh đó, các cơng đồn cũng khơng thể bị buộc phải giải thể.

legal persons) có thể chịu TNHS với tất cả hoạt động của nó, tuy nhiên các pháp nhân này cũng có những ngoại lệ về hình phạt áp dụng nhƣ là khơng thể bị giám sát bởi Tịa án cũng nhƣ khơng thể bị buộc phải giải thể47. Bên cạnh đó, BLHS Pháp cũng có một ngoại lệ mang tính quyết định đối với những quy định về TNHS cho pháp nhân công quyền, đó là quy định cho Nhà nƣớc có một sự miễn trừ trách nhiệm tuyệt đối48. Thêm vào đó, việc truy cứu TNHS đối với một số pháp nhân cơng quyền cũng có những ngoại lệ nhất định49.

- Pháp nhân nƣớc ngoài: BLHS Cộng hịa Pháp khơng có sự phân biệt giữa các pháp nhân dựa trên yếu tố quốc tịch. Theo đó, pháp nhân nƣớc ngồi cũng phải chịu TNHS tƣơng tự pháp nhân trong nƣớc khi thực hiện các hành vi phạm tội trên lãnh thổ nƣớc Pháp theo các quy định tại Điều 131-2(2) của BLHS Cơng hịa Pháp hoặc đối với các hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Pháp nếu thuộc các trƣờng hợp quy định tại Điều 113-1 BLHS Cộng hòa Pháp. Căn cứ vào Điều 121-2 BLHS Cộng hịa Pháp, pháp luật Hình sự nƣớc này chỉ điều chỉnh các pháp nhân chứ không điều chỉnh các công ty cũng nhƣ các tập đồn khơng có tƣ cách pháp nhân. Nhƣ vậy, BLHS Cộng hòa Pháp đòi hỏi yếu tố tƣ cách pháp nhân khi xem xét áp dụng TNHS với một tổ chức. Yêu cầu này xét về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tiễn đều có tính hợp lý và cần thiết. Nhà nƣớc không thể quy TNHS cũng nhƣ không thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế cho những tổ chức khơng có căn cƣớc, khơng có sự tồn tại về mặt pháp lý cũng nhƣ không xác định đƣợc khả năng thi hành hình phạt của các tổ chức này. Quy định này cũng phù hợp đối với Việt Nam khi pháp luật dân sự Việt Nam quy định hai trong những điều kiện để một tổ chức đƣợc công nhận là một pháp nhân là phải đƣợc thành lập một cách hợp pháp và phải có tài sản riêng, chịu trách nhiệm độc lập về tài sản đó. Khi đó, tổ chức này đã có một sự tồn tại về mặt pháp lý, đã đƣợc xác nhận về khả năng

47 Điều 131-39 BLHS Cộng hòa Pháp.

48 Ngoại lệ này đƣợc giải thích bởi việc Nhà nƣớc đƣợc giao quyền tối cao và nguyên tắc phân chia giữa thẩm quyền tƣ pháp và hành pháp48 - Mark Pieth and Radha Ivory, tlđd (10), trang 155.

49 Điều 121–1 (2) BLHS cho rằng những chính quyền địa phƣơng (territorial authorities) chỉ phải chịu TNHS đối với “những tội phạm đƣợc thực hiện trong phạm vi các hoạt động mà có thể trở thành đối tƣợng của những thỏa thuận đại diện cho những lợi ích cơng cộng”.

chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, từ đó dẫn đến khả năng có thể áp dụng TNHS cho pháp nhân.

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 36 - 40)