Các loại tội phạm pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 40 - 43)

Khi nghiên cứu vấn đề TNHS của pháp nhân, phạm vi các tội phạm có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân cũng là một trong những quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp, đồng thời cũng làm phát sinh những quan điểm khác nhau về vấn đề này giữa các nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng pháp luật các nƣớc khi giải quyết vấn đề này đã dựa vào những quan điểm lý luận về tội phạm ở quốc gia mình, từ đó dẫn đến sự khác nhau giữa quy định này ở các hệ thống pháp luật nói chung cũng nhƣ ở các quốc gia nói riêng.

Hiện nay, trên thế giới có ba hệ thống quan điểm về các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS. Thứ nhất, hệ thống “trách nhiệm đầy đủ, toàn vẹn” nhận định rằng trách nhiệm của những thực thể pháp lý cũng giống nhƣ trách nhiệm mà những cá nhân, pháp nhân có thể phải chịu đối với bất kỳ loại tội phạm nào. Hệ thống quan điểm thứ hai trao quyền quyết định tội phạm nào pháp nhân phải chịu TNHS cho các nhà làm luật. Cuối cùng, hệ thống thứ ba là những quan điểm cho rằng cần phải liệt kê cụ thể các tội phạm mà các pháp nhân theo đó phải chịu TNHS. Mỗi hệ thống đều có những đặc điểm riêng và chứa đựng những đặc trƣng riêng của từng hệ thống pháp luật, theo đó các nƣớc lựa chọn những hệ thống tƣơng ứng với quốc gia mình.50

Dƣới đây là những phân tích cụ thể về các hệ thống quan điểm tội phạm và những quy định trong pháp luật của quốc gia ủng hộ và chấp nhận các hệ thống này.

Quan điểm thứ nhất là về trách nhiệm đầy đủ. Quan điểm này đƣợc thông

qua tại các nƣớc Anh, Hà Lan, Bỉ, Canada và Úc. Tại Anh, pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với hầu hết loại tội phạm nào, ngoại trừ những tội phạm mà hình phạt duy nhất đƣợc áp dụng là hình phạt tù. Điều này cũng xuất phát từ nguyên tắc “pháp luật khơng thể dự đốn và chấp nhận những điều không thể xảy ra” (lex non

50 Xem thêm Cristina De Maglie, “Centennial Universal Congress of Lawyers Conference – Lawyers and Jurists in the 21st Century: Paper: Models of Corporate Criminal Liability in Comparative Law”, 4 Wash. U. Global Stud. L. Rev. 547, 552 (2005).

cogit ad impossibilia)51. Lý do của việc này là pháp luật khơng thể buộc pháp nhân phải chịu hình phạt tù khi pháp nhân thực hiện những tội phạm mà theo luật hình sự, chỉ có hình phạt tù đƣợc áp dụng. Theo đó, các pháp nhân không phải chịu TNHS đối với hai tội là giết ngƣời và mƣu phản. Bên cạnh đó, một nguyên tắc tƣơng tự cũng phần nào giới hạn phạm vi các tội phạm pháp nhân phải chịu TNHS. Theo đó, pháp nhân khơng phải chịu TNHS đối với các tội phạm đƣợc các nhà lập pháp loại trừ tuyệt đối hay những tội phạm về bản chất không thể đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân nhƣ tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (bigamy offence), tội loạn luân (incest), tội khai gian trƣớc tòa (perjury offence) hay tội cƣỡng dâm (rape offence).52

Quan điểm thứ hai là các loại tội phạm mà pháp nhân có thể bị truy cứu

TNHS phải đƣợc các nhà lập pháp chấp nhận và quy định trong các văn bản luật. Pháp là một ví dụ điển hình cho hệ thống này khi quy định trong BLHS Cộng hòa Pháp trƣớc khi sửa đổi sổ sung vào tháng 9 năm 2004 rằng “những thực thể pháp lý chỉ phải chịu TNHS khi và chỉ khi những trách nhiệm này đƣợc quy định trong luật hay các văn bản pháp luật khác”53. Theo đó, các cá nhân hay pháp nhân có thể nhận thức đƣợc hành vi của mình có phải là tội phạm hay khơng theo quy định của BLHS Cộng hòa Pháp. Quan điểm về tội phạm này đã dẫn đến nguy cơ bỏ sót các tội phạm lao động, kinh tế, theo đó các nhà làm luật đã không thể lƣờng trƣớc đƣợc, vì thế mà bỏ qua những tội phạm về mặt lý thuyết không thể đƣợc thực hiện bởi pháp nhân, nhƣng thực tế pháp nhân vẫn có thể đƣợc thực hiện vai trò chủ mƣu hay đồng phạm. Ngoài ra, việc quy định các pháp nhân chỉ phải chịu TNHS đối với các tội phạm cụ thể đƣợc BLHS quy định phần nào đã hạn chế sự linh động của các thẩm phán khi xét xử cũng nhƣ đã tạo cơ hội cho các pháp nhân trong việc né tránh trách nhiệm khi thực hiện những hành vi phạm tội mà theo BLHS, pháp nhân không bị truy cứu TNHS. Điều này mặc dù phù hợp với những quan điểm lý luận về pháp luật của Pháp nhƣng có thể khơng phù hợp khi cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động của các pháp nhân ngày càng phát triển, kéo theo những hành vi phạm tội tinh vi và khó dự đốn trƣớc đƣợc. Chính vì vậy, hệ thống quan

51 Anca Iulia Pop, tlđd (39), trang 23.

52 Anca Iulia Pop, tlđd (39), trang 23.

53

điểm này đòi hỏi các nhà làm luật phải nhạy bén, chính xác và kịp thời phát hiện và quy định các tội phạm có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Để đáp ứng đòi hỏi này, Luật số 2004-294 ngày 9 tháng 3 năm 2004 có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS để đáp ứng sự phát triển của quan điểm TNHS đối với pháp nhân54

. Điển hình là nguyên tắc cụ thể hóa những hành vi có thể bị xem là tội phạm vào các văn bản pháp luật đã đƣợc thay thế bởi một nguyên tắc chung nhất về TNHS của pháp nhân, chấp nhận quan điểm pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS với bất kỳ loại tội phạm nào. Tuy nhiên, cũng nhƣ các quốc gia chấp nhận quan điểm này, Pháp cũng đƣa ra một ngoại lệ dành cho những tội phạm về mặt bản chất chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi cá nhân. Nhƣ vậy, từ sau năm 2005, hầu hết các tội phạm đƣợc thực hiện bởi pháp nhân đều có thể phải bị truy cứu TNHS, kể cả đối với những tội phạm mà hình phạt duy nhất có thể áp dụng là hình phạt tù55 (vấn đề này mục 1.6 sẽ phân tích làm rõ hơn).

Hiện nay, Trung Quốc thừa nhận và áp dụng mơ hình quan điểm các tội phạm có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân phải đƣợc các nhà làm luật quy định rõ trong văn bản pháp luật. Cụ thể, Điều 31 của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định cơng ty, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể phải chịu TNHS về những tội phạm mà Phần riêng của BLHS hoặc trong các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan quy định là pháp nhân phải chịu56. Hiện nay, sau tám lần sửa đổi bổ sung, số lƣợng các tội phạm có thể áp dụng để truy cứu TNHS đối với pháp nhân đƣợc quy định trong phần “Các quy định cụ thể” của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tăng lên đến 124 tội57; trong đó chủ yếu là các tội phạm kinh tế58

. Hành vi phạm tội có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân đƣợc chia thành hai loại

54

Mark Pieth and Radha Ivory, tlđd (10), trang 157.

55 Clifford Chance, “Corporate Liability in Europe”, 2012, trang 10.

56 Đinh Bích Hà, tlđd (43), Điều 31.

57 Yingjun Zhang, “Corporate Criminal Responsibiity in China: Legislations and its deficiency”, 2012, trang 104.

58 Trong phần “Các quy định cụ thể” của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sửa đổi bổ sung lần thứ 8, chƣơng III “Các tội phạm xâm phạm trật tự kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa” bao gồm 110 tội phạm và đa số là có thể đƣợc thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức. Trong khi đó, chỉ một số các tội phạm ở các chƣơng khác trong BLHS Trung Quốc có thể đƣợc áp dụng để truy cứu TNHS đối với các đơn vị, tổ chức.

là (i) các loại tội phạm chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức59 và (ii) các loại tội phạm có thể đƣợc thực hiện bởi cả cá nhân lẫn pháp nhân60.

Quan điểm thứ ba là cần phải liệt kê đính kèm các tội phạm cụ thể pháp nhân

có thể phải chịu TNHS. Luật pháp của Hoa Kỳ là hệ thống luật phản ánh rõ nét nhất những đặc điểm của hệ thống này. Các hƣớng dẫn kết án của Hoa Kỳ (The U.S. Sentencing Guidelines) bao gồm một danh mục các loại tội phạm có thể đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân. TNHS của pháp nhân theo quy định của bản hƣớng dẫn này gần nhƣ đƣợc mở rộng đối với hầu hết tất cả các tội phạm đƣợc thực hiện bởi các cá nhân. Theo đó, một pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS khi thực hiện các tội trộm cắp, làm giả giấy tờ, hối lộ và tội ngộ sát hay tội vô ý làm chết ngƣời. Các tội phạm đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân đƣợc liệt kê cụ thể và phân theo từng cấp độ trong Chƣơng 2 của Các hƣớng dẫn kết án của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2) (Trang 40 - 43)