20007-2009
Vốn huy động Vốn chủ sở hữu Vốn ủy thác Tài sản nợ khác
Mêkông tỉnh An Giang
đô thị, từ Ngân hàng Mỹ Xuyên đổi tên thành NHTMCP phát triển Mê Kông và nhu cầu mở thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện thị, mở rộng kinh doanh ra các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long, mà chi phí để xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là vốn điều lệ. Ngoài ra, tăng vốn điều lệ cịn là địn bẩy kích thích tăng trưởng tài sản với tính chất tương tự hoặc lớn hơn nhằm mở rộng qui mô phát triển và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ bằng cách một phần phát hành thêm cổ phần và một phần lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại. Nguyên nhân của việc phải duy trì một tốc độ tăng trưởng cao của vốn chủ sở hữu là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Ngân hàng buộc phải bắt kịp tiến độ nhu cầu sử dụng vốn của các cá nhân, đơn vị sản xuất,…ngày càng cao.
4.1.2 Vốn ủy thác
Đây là nguồn vốn từ quỹ RDF (quỹ phát triển nông thôn) NH vốn là NHTMCP nông thôn mới chuyển lên NHTMCP đô thị với nhiều chương trình gắn liền với nông thôn như: “phát triển nông thôn – đồng hành cùng doanh nghiệp” nhằm mục đích phát triển đời sống nhân dân, góp phần làm giàu cho xã hội, vốn được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ để phát triển kinh tế thông qua NH đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm phục vụ chương trình phát triển nơng thơn trên địa bàn tỉnh An Giang. Do đó, nguồn vốn này có mức lãi suất thấp hơn so với các nguồn vốn huy động khác. Qua 3 năm, nguồn vốn này có sự gia tăng liên tục về mặt số lượng nhưng lại có sự sụt giảm về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2007, nguồn vốn này đạt 44.721 triệu đồng, chiếm 2,84% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2008 nguồn vốn này đạt 28.778 triệu đồng giảm 15.943 triệu đồng tương ứng giảm 35,65% so với năm 2007 chiếm 1,41% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, vốn uỷ thác tăng lên là 45.820 triệu đồng tương đương chiếm một tỷ lệ 2,09% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng 17.042 triệu đồng tương ứng tăng 59,22% so với năm 2008. Để hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn nên Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Thế giới không ngừng gia tăng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại, để họ đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của khách hàng với mức lãi suất ưu đãi hơn so với mức lãi suất mà ngân hàng huy động được.
Mêkông tỉnh An Giang
4.1.3 Vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thể hiện được tính độc lập của ngân hàng, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nguồn vốn xuất phát từ tầm quan trọng của vốn huy động trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nên Ngân hàng đã có những nỗ lực lớn trong việc chạy đua với các Ngân hàng khác cùng địa bàn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư, … Để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng đảm bảo nguồn vốn ổn định trong việc thanh toán, giao dịch và cho vay hằng ngày. Từ đó giải quyết được phần nào tình hình thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động của mình. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ 2 thị trường:
Ø Thị trường 1: tiền gởi từ dân cư và của các tổ chức kinh tế khác
Ø Thị trường 2: tiền gởi của các tín dụng khác và vốn vay của các tổ chức
tín dụng.
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động được từ thị trường 1 và một phần ở thị trường 2. Khi nguồn vốn huy động được từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác và một phần từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng, không đáp ứng được yêu cầu vay vốn ngày càng tăng thì Ngân hàng sẽ đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng với mức chi phí cao hơn so với nguồn vốn nhàn rỗi đã huy động được. Nên việc huy động vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể nguồn vốn huy động được thể hiện qua 3 năm như sau:
* So sánh năm 2008 so với 2007
Năm 2007 vốn huy động đạt 953.475 triệu đồng chiếm 60,53% so với tổng nguồn vốn sang năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 1.410.874 triệu đồng tăng 457.399 triệu đồng tương ứng tăng 47,97% so với năm 2007 và chiếm 69,10% so với tổng nguồn vốn Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn huy động vào năm 2008 là do vốn thị trường 1 tăng 968.888 triệu đồng tương ứng tăng 294,75% so với năm 2007 do uy tín Ngân hàng ngày càng được nâng cao, Ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn
Mêkông tỉnh An Giang
hoạt động, thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế như: Tiết kiệm có tặng quà, tiền gửi có tặng phiếu mua hàng, áp dụng đa dạng thêm nhiều kỳ hạn đối với loại gởi tiền tiết kiệm có kỳ hạn như: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 15, 18, 24 tháng với mức lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng, từng hạn mục, từng loại tiền, từng lượng tiền được gửi vào, … Bên cạnh đó, Ngân hàng ln quan tâm đến phong cách phục vụ khách hàng nhằm tạo lòng tin và sự tiện lợi cho khách khi gởi tiền. Với lãi suất theo cơ chế thị trường, nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng. Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của ngân hàng ngày càng cao, khả năng đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên ngày càng cao. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn, là cơ sở để ngân hàng mở rộng các hình thức tín dụng đầu tư. Chính điều đó đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục và ổn định qua các năm 2007-2008.
* So sánh năm 2009 so với 2008
Đến năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 1.392.381 triệu đồng giảm 18.493 triệu đồng tương ứng giảm 1,31% so với năm 2008 và chiếm 53,15% so với tổng nguồn vốn. Nguyên nhân dẫn đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng sụt giảm do lượng vốn thị trường 1 giảm 70.358 triệu đồng tương ứng giảm 5,42% so với năm 2008, nguyên nhân là do: thị trường trong nước thay đổi liên tục và có xu hướng tăng, nên khách hàng bị hấp dẫn mạnh bởi kênh đầu tư này, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn nhiều so với loại tiền gửi có kỳ hạn nên người dân tập trung gửi tiền có kỳ hạn, với nguồn vốn tiền gởi người dân và các tổ chức tín dụng có thể rút vốn về bất cứ lúc nào, do đó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi nhu cầu vay vốn cao mà ngân hàng lại không tự chủ được nguồn vốn để cho vay, bên cạnh đó việc phát triển mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh chưa bắt đầu đi vào hoạt động nên việc huy động vốn cũng còn nhiều hạn chế, việc chạy đua tăng lãi suất để huy động vốn tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và thị phần của các ngân hàng trên cùng địa bàn, đây là dấu hiệu khơng tích cực trong hoạt động tiền tệ của các Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hữu hiệu hơn trong việc huy động vốn để đạt được lợi nhuận kinh doanh tốt nhất.
Mêkơng tỉnh An Giang
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH QUA 3 NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % 1. TG KKH 29.249 21.612 49.522 (7.637) (26,1) 27.910 129,14 - TG TCTD 560 771 2.710 211 37,7 1.939 251,49 - TG Tiết Kiệm 6.263 4.940 6.456 (1.323) (21,1) 1.516 30,69 - TG TT của KH 22.426 15.901 40.356 (6.525) (29,1) 24.455 153,80 2. TG CKH 924.074 1.389.262 792.744 465.188 50,3 (596.518) (42,94) - KH < 12 tháng 790.999 1.340.761 732.740 549.762 69,5 (608.021) (45,35) - KH > 12 tháng 133.075 48.501 60.004 (84.574) (63,6) 11.503 23,72 3. ký quỹ 152 - 115 4. Phát hành giấy tờ có giá - - 550.000 Nguồn: Phòng kế hoạch
Ghi chú: TGKKH: tiền gửi không kỳ hạn; TGTCTD: tiền gửi tổ chức tín dụng; TGTT của KH: tiền gửi thanh tốn của khách hàng; TGCKH: tiền gửi có kỳ hạn; KH: kỳ hạn.
Tuy nguồn vốn huy động không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NH nhưng rất quan trọng vì nếu khơng có vốn huy động thì sẽ khơng có hoạt động của NHTM. Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, những năm qua việc huy động vốn của NH cũng gặp khơng ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, NH đã có nhiều biện pháp tích cực, năng động và kịp thời để gia tăng nguồn vốn huy động, bên cạnh đó ln chú trọng thái độ phục vụ khách hàng, không để khách phải mất thời gian chờ đợi khi đến gửi tiền và rút tiền ở NH, nên thu hút lượng tiền rất lớn. Cụ thể vốn huy động của NHTMCP phát triển Mê Kông chịu ảnh hưởng bởi nhân tố tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi vào phân tích các nguồn hình thành vốn:
Nguồn vốn tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng thay đổi liên tục. Ngồi ra đứng trên gốc độ nền kinh tế thì việc khơi tăng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn cịn góp phần tăng nhanh tốc độ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giảm dần áp lực tiền mặt trong lưu thông. Vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn tăng lên chủ yếu là tăng từ tiền gửi tổ chức kinh tế thông qua tiền gửi thanh tốn của
Mêkơng tỉnh An Giang
khách hàng, tiếp đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức tín dụng, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên là do sự tăng lên của TG kỳ hạn TCKT, TGTK, TG kỳ hạn của TCTD khác. Sở dĩ các tổ chức kinh tế (TCKT) ưa thích loại hình này là vì những tiện ích của nó, các TCKT sử dụng số tiền nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh để gửi vào NH, đó có thể là quỹ dự trữ tài chính, quỹ đầu tư, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, … Khi có nhu cầu sử dụng thì họ có thể chủ động rút ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngồi ra các tổ chức này còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua NH. Đó cũng là lý do làm cho tiền gửi này có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn qua cac năm. Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy: TGKKH năm 2008 giảm 26,1% so với năm 2007 sở dĩ có sự giảm này là do TGTK năm 2008 giảm 21,1%, TGTT của khách hàng giảm 29,1% so với năm 2007, nguyên nhân là do trong năm tình hình kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn (tình hình kinh tế bất ổn) chẳng hạn như: các mặt hàng cá da trơn không xuất khẩu được do các tiêu chuẩn về chất lượng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chậm lại dẫn đến nhu cầu thanh toán giảm đi, TG của khách hàng được huy động cũng giảm, do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn nhiều so với loại tiền gửi có kỳ hạn nên người dân tập trung gửi tiền có kỳ hạn dẫn đến tình hình giảm như trên. Ngược lại với TGKKH, TGCKH năm 2008 tăng 50,3% so với năm 2007 Nguyên nhân tăng là do những hộ sản xuất nơng nghiệp, đại lý phân bón, trại giống,… kinh doanh theo chu kỳ, thời vụ nên họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm kiếm lãi từ khoản tiền này, đến năm 2009 TGKKH tăng 129,14% so với năm 2008 do TGTT, TGTCTD, TGTK năm 2009 lần lượt tăng 153,8%, 251,49%, 30,69% so với năm 2008 do tình hình kinh tế ổn định hơn người dân, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn nên sẽ có nhiều tiền nhàn rỗi phát sinh gửi vào NH hơn, do tâm lý người dân, sợ có tiền nhiều thì khơng tránh khỏi tiêu xài nhiều, và mất công bảo quản nên họ gửi vào ngân hàng, một mặt ngân hàng giữ hộ an tồn hơn, mặt khác thì có lãi và có thể rút bất cứ lúc nào khi cần, dẫn đến khả năng thanh toán cũng sẽ tăng lên. TGCKH năm 2009 giảm 42,94% so với năm 2008, nguyên nhân của việc giảm này là do người dân kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến cơng tác huy động gặp khó khăn, trong khi lãi suất tiền gửi lại thấp mà nhà nước thì hỗ trợ cho khách hàng vay vốn. Sở dĩ kỳ
Mêkông tỉnh An Giang
hạn < 12 tháng tăng ngược lại > 12 tháng giảm trong năm 2008 so với 2007 là do tình hình kinh tế bất ổn cho vay dài hạn sẽ mang lại rủi ro cao, khả năng mất thanh khoản của NH cao, đến năm 2009 do cho vay dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho NH, nền kinh tế cũng đang trên đà ổn định và phát triển nên kỳ hạn > 12 tháng tăng lên, bên cạnh đó loại TG kỳ hạn >12 tháng này giúp cho NH chủ động được nguồn vốn khi cho vay, điều này cho thấy trong năm qua NH đã làm tốt công tác huy động, thu hút ngày càng nhiều khách hàng gửi tiền vào NH làm cho số dư tăng lên.
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định. Điều kiện trả lãi và các khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua gồm: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Năm 2009 NH có nhiều sự kiện xảy ra như mở rộng phạm vi hoạt động, đổi tên thương hiệu, tăng vốn điều lệ. Nên việc phát hành giấy tờ có giá để huy động thêm nguồn vốn là điều rất cần thiết.
4.1.4 Tài sản nợ khác
Tài sản nợ khác bao gồm: các khoản lãi, phí phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại phải trả, các khoản phải trả và công nợ khác. Đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Ngân hàng khi Ngân hàng chưa phải trả các chi phí, lãi và các khoản thuế thu nhập được hoãn trả sau. Cho nên, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 tài sản nợ đạt 73.455 triệu đồng chiếm, đến năm 2008 tài sản nợ này đạt 91.106 triệu đồng tăng 17.651 triệu đồng hay tăng 24,03% so với năm 2007, năm 2009 nguồn vốn này tiếp tục tăng 69.117 triệu đồng hay tăng 75,86% so với năm 2008.
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
Song song với việc huy động vốn, Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động là đáp ứng nhu cầu về vốn của các đối tượng khác nhau. Nghiệp vụ cho vay là một trong những nhiệm vụ chính yếu của bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam, nó có vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Thực tế đối với các Ngân hàng có tiềm lực về tài chính và hệ thống mạng
Mêkơng tỉnh An Giang
lưới các chi nhánh rộng khắp trên nhiều tỉnh thành thì doanh thu từ hoạt động tín dụng ln ở mức cao. Riêng đối với Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông do mới từ NHTMCP nông thôn chuyển sang NHTMCP đô thị và mở nên việc sử dụng vốn cũng còn nhiều hạn chế, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển của các ngân hàng lớn khác, Ngân hàng phục vụ khách hàng chủ yếu là các cá thể kinh doanh, sản xuất nhỏ, hoạt động chính mang tính chiến lược của Ngân hàng là huy động để cho vay. Do đó, để đánh giá