.Giải pháp Công nghệ Sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (2009 – 2011) (Trang 94)

Công ty cần giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm công nghệ với các công ty khác nhằm cải tiến sản phẩm phong phú và đa dạng hơn, đạt được sự phát triển đồng đều hơn. Từ đó góp phần tăng uy thế và vị trí của cơng ty trên thương trường.

Thường xuyên theo dõi và cải tiến dây chuyền máy móc sản xuất. Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo khả năng triển khai các cơng trình chất lượng.

Tăng cường hơn nữa việc kiểm sốt chất lượng an tồn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường.

Kiểm sốt chặt chẽ các chi phí trong sản xuất như chi phí nguyên vật liệu bằng cách hợp lý hóa và phối hợp nhịp nhàng các khâu trong quá trình sản xuất

Tiết kiệm chi phí bán hàng, nhất là chi phí vận chuyển sản phẩm và bao bì đóng gói.

Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể là xây dựng mức sử dụng điện nước, điện thoại, thực hiện công khai chi phí đến từng bộphận để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm đạt định mức đề ra và giảm giá thành sản phẩm.

5.4 Giải pháp thị trường

Thị trường Nhật: là một trong những thị trường truyền thống của cơng ty về mặt hàng thủy sản có chất lượng cao. Công ty nên tăng cường xuất khẩu sang nước này bằng cách:

+ Lập bộ phận nghiên cứu về thị trường Nhật.

+ Tăng cường các mối quan hệ hợp tác phát triển thương mại với các thương nhân Nhật.

+ Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường xuất khẩu để tìm kiếm thêm đối tác.

+ Khách hàng Nhật rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu cũng như về chất lượng. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, cách trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở Nhật.

Thị trường Mỹ, EU: do hơn một nữa thủy sản tiêu dùng có nguồn gốc từ nhập khẩu đặc biệt là cả hai mặt hàng tôm và cá của công ty nhưng do hạn chế bởi thuế chống phá giá tại thị trường này làm sản lượng xuất khẩu công ty giảm đáng kể, để tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng này công ty cần phải:

+ Năm 2010 công ty cũng đã được phép xuất khẩu trực tiếp lại thị trường này do thuế chống phá giá áp đặt cho cơng ty chỉ cịn 2,89%

+ Tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, VASEP phải xây dựng hoặc thuê mướn lâu dài ở thị trường này để tổ chức tham gia phân phối bán buôn tại nước nhập khẩu.

+ Tổ chức hội nghị khách hàng mua sản phẩm tại nước nhập khẩu.

5.5 Giải pháp vềMarketing

Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu vào thị trường hiện tại.

Tiếp tục khẳng định thương hiệu riêng của công ty đối với từng thị trường.

Kết hợp với nhà nước tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu công ty rộng rãi hơn.

Mở rộng thị phần ở các thị trường hiện tại đồng thời mở rộng thêm thị trường các nước thành viên còn lại trong liên minh EU bằng cách:

+ Lập bộ phận nghiên cứuvề thị trường EU.

+ Hợp tác với các nhà môi giới xuất khẩu thuỷ vào thị trường EU.

Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể.

Tích cực tham gia các hội chợ triễn lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm: Đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng xuất khẩu đạt chất lượng đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Đối với bao bì: Kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới ln là yếu tố lôi cuốn khách hàng từ cái nhìn đầu tiên. Nó góp phần không nhỏ đến sự lựa chọn của khách hàng. Nhưng cần phải chú ý đến việc lựa chọn phương pháp làm sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và chi phí thấp.

Lựa chọn thị trường tối ưu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức tiêu thụ chịu ảnh hưởng 1 phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, vùng miền, quốc gia. Do đó cơng ty nên phân tích và có sự chọn lọc thật kỹ khi thâm nhập thị trường mới và tránh trường hợp sản phẩm tung ra không tiêu thụ được.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Qua q trình phân tích, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ dưới nhiều góc độ và nhiều phương pháp khác nhau, có thể thấy một cách tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua về cơ bản là có hiệu quả. Tuy nhiên khi đi sâu vào phântích thì vẫn cịn có một số mặt còn hạn chế, ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty từ 2009 – 2011 nhìn chung phát triển tốt. Cơng ty có sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức tổ chức như: mở rộng sản xuất, các khoản chi phí được kiểm sốt hơp lý, giảm thiểu chi phí, nâng cao sản lượng xuất khẩu nên doanh thu hoạt động bán hàng tăng lên và làm lợi nhuận công ty cũng tăng lên theo, tỷ suất chi phí trên doanh thu giảm dần qua các năm khiến khả năng sinh lời của cơng ty có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ sự hợp lý trong cách thức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty, sự lãnh đạo hiệu quả của ban giám đốc công ty ngay từ khi tiến hành cổ phần hóa.

Hoạt động xuất khẩu của công ty khá thuận lợi qua các năm khi tốc độ doanh thu xuất khẩu của công ty luôn tăng cao qua từng năm và hoạt động xuất khẩu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong doanh thu bán hàng.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, được xem là mặt hàng chủ lực của công ty. Các mặt hàng của công ty được khách hàng biết đến và tin dùng. Cụ thể là doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng vọt qua các năm như đã phân tích. Về cơ cấu thị trường: Do cơng ty có thương hiệu trên thị trường cũng như mối quan hệ rộng và nhận được sự tin dùng từ người tiêu dùng nên mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã gây nhiều khó khăn cho đa số công ty thủy sản, nhưng hoạt động xuất khẩu của công ty Cafish vẫn không bị ảnh hưởng nhiều và tốc độ tăng trưởng vẫn tăng qua các năm. Công ty không những chinh phục được khách hàng tiêu dùng tin tưởng mà còn phát triển lan rộng ra các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,

Bắc Mỹ … Cụ thể là năm 2010 –2011 công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường này.

Tình hình chi phí của cơng ty tăng nhiều qua các năm 2009 -2011. Nên góp phần làm chi phí của cơng ty tăng khá cao. Địi hỏi cơng ty phải nổ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm giảm chi phí tăng doanh thu.

Hệ số khả năng thanh tốn hiện hành của công ty đã tăng lên vượt mức 1,0 vào năm 2009 – 2010 chứng tỏ tình trạng kinh doanh của cơng ty trong thời gian này có tồn đọng vốn. Các năm 2009 – 2010, hàng tồn kho và các khoản nợ liên tục tăng lên, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt lắm, mức độ rủi ro trong kinh doanh cao.

Tỷ số quản trị tài sản. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ khả năng luân chuyển hàng tồn kho cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ của cơng ty nhanh đưa vào vịng quay sản xuất kinh doanh, vì thế mà cơng ty có khả năng quản lý và thu hồi vốn nhanh, có hiệu quả.

Cũng như tỷ số quản trị tài sản, số vòng quay vốn lưu động, vốn cố định và toàn bộ vốn tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả thu hồi vốn của cơng ty khá tốt.

Nhìn chung, 2009 -2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty khơng có sự biến động lớn, điều này chứng tỏ mức độ ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty. Cũng cần chú ý là tốc độ tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm qua là tương đối thấp, do đó trong những năm tới địi hỏi cơng ty phải làm tăng doanh thu của công ty đồng thời tìm ra phương hướng để hoạt động tài chính có hiệu quả hơn nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.

6.2 Kiến nghị

6.2.1. Đối với nhà nước:

Nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu.

Có biện pháp hướng dẫn người ni sử dụng kháng sinh hố chất phương pháp chăm sóc và nhận biết các hạn chế và cấm sử dụng.

Cần hỗ trợ cho người dân hơn nữa về cách thức ni tơm để có thể đảm bảo vi sinh cho người tiêu dùng khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư để ngành thủy sản ngày một phát triển.

Quy hoạch các vùng nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đủnguồn nguyên liệu cho các cơng ty xuất khẩu thủy sản.

Cần có chính sách quản lý để tình hình cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thơng thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mơi trường kinh doanh.

Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.

Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngồi kiện.

6.2.2. Kiến nghị với chính phủ:

Xây dựng mơi trường pháp lý hồn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhằm đảm bảo tiện lợi, an tồn trong thanh tốn quốc tế.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Cần xây dựng đề án lớn, có tính đột phá trong công tác xúc tiến thương mại để giữ vững tăng trưởng ổn định, trong đó việc xúc tiến để phát triển có trọng điểm và xem xét đến tính hiệu quả và thiết thực của hoạt động xúc tiến là tăng trưởng kim ngạch, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu và dự báo trong hoạt động xuất khẩu, thị trường mới tiềm năng có kim ngạch xuất khẩu chưa lớn, nhưng bắt đầu có tốc độ tăng trưởng.

Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường thế giới, đặc biệt là dự báo giá cả hàng hóa thế giới để thực hiện điều hành xuất, nhập khẩu đảm bảo cho hoạt động XNK có lợi nhất. Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa những cơng nghệ ngân

hàng hiện đại, góp phần củng cố các quan hệ kinh tế đối ngoại của các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu trong nước.

Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trường để ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời chính sách tỷ giá đảm bảo có lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng cách mở rộng tỷ giá để tạo khả năng tự điều tiết thị trường ngoại hối nhằm loại bỏ tính cố định của tỷ giá.

6.2.3. Đối với công ty.

Tạo mối quan hệ với các ngân hàng, hãng tàu, hải quan, và các cơ quan khác gắn với hoạt động thanh tốn nói riêng và hoạt động Xuất Nhập Khẩu nói chung nhằm thu thập thông tin chủ động trong việc xuất khẩu, nhằm được tư vấn sử dụng tốt các cách thức thanh tốn mới.

Thường xun theo dõi các thơng tin trong nước và quốc tế về xuất khẩu thủy sản và tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường nhằm có những kế hoạch xuất khẩu hợp lý.

Hỗ trợ tài chính đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện đại. Kết nối đào tạo nguồn nhân lực mới với các trường đại học, cao đẳng trong vùng về nhu cầu đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Văn Trịnh (2007). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Giáo trình giảng dạy, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

Hữu Đức (2012). “Doanh nghiệp thủy sản khó khăn chồng chất”, Tạp chí thủy sản. http://thuysanvietnam.com.vn.

Hà Triều (2010). “Thủy sản Việt Nam – Tiềm năng và phát triển”, Báo Cần Thơ. http://www.baocantho.com.vn

Lưu Thanh Đức Hải (2007). “Marketing ứng dụng trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ”, NXB Thống Kê.

Lưu Phước Hồ (2009). “Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ – CASEAMEX”, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Thủy sản, khoa Thủy Sản, ĐHCT.

Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Quản trị tài chính, Tủ sách ĐHCT.

Tơ Văn Út (2009). “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty TNHH công nghiệp thủy sản Miền Nam”, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Thủy sản, khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám Thống kê 2008, NXB Thống kê Cục Thống kê Kiên Giang (2009), Niên giám Thống kê Kiên Giang 2008.

Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2007). Bài giảng Quản Trị tài chính 1, Tủ sách ĐHCT.

Võ Văn Thành (2006). “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty AGIFISH”. Luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành QTKD khoá 28 khoa Kinh tế & QTKD - ĐHCT.

CÂN ĐỐI KẾTOÁN

Đvt: Triệu đồng

TÀI SẢN Số Thuyết Minh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+120+130+140+150) 100 124,520.35 184,161.63 204,941.81 I. Tiền & các khoản tương đương tiền 110 V01

34,679.43 55,873.24 76,067.05

1. Tiền 111 34,679.43 55,873.24 76,067.05 2. Các khoản tương đương tiền 112 - -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - -

1. Đầu tư ngắn hạn 121 - -

2. Dựphòng đầu tư ngắn hạn khác 122 - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 46,985.74 45,363.84 45,799.69 1. Phải thu của khách hàng 131 37,321.11 38,055.95 38,790.80 2. Trả trước cho người bán 132 9,664.63 6,839.13 6,939.13 3. Phải thu nội bộngắn hạn 133 - -

4. Phải thu theo hợp đồng xây dựng 134 - -

5. Các khoản phải thu khác 135 V03 - 468.75 69.76 6. Dựphòng phải thu ngắn hạn khó địi 139 - -

IV. Hàng tồn kho 140 V04 39,613.97 77,578.00 76,529.82 1. Hàng tồn kho 141 - - 76,529.82 2. Dựphòng giảm giá hàng tồn kho 149 - -

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3,241.20 5,346.55 6,545.25 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 551.07 549.00 603.90 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2,556.91 4,721.36 5,854.49 3. Thuế& các khoản phải thu Nhà nước 154 V05 - -

5. Tài sản ngắn hạn khác 158 133.23 76.19 86.86

TÀI SẢN Số Thuyết Minh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

(200 = 210+220+240+250+260) 200 35,772.22 42,874.42 58,053.19

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - -

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - -

2. Vốn kinh doanh đơn vịtrực thuộc 212 - -

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V06 - -

4. Phải thu dài hạn khác 218 V07 - -

5. Phải thu dài hạn nợ khó địi 219 - -

II. Tài sản cố định 220 33,831.89 41,540.13 56,398.67 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V08 26,723.61 40,840.46 55,420.18 - Nguyên giá 222 32,457.46 51,829.44 68,000.22 - Giá trịhao mòn lũy kế 223 (5,733.85) (10,988.98) (12,580.04) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V09 - - -

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (2009 – 2011) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)