.Phân tích khái qt tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (2009 – 2011) (Trang 69)

Bảng 4.10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CƠNG TY CAFISH (2009 – 2011)

Đvt: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Giá trị % Chi phí bán hàng 17.999 23.185 25.631 5.186 28,81 2.446 10,55 Chi phí QLDN 7.451 10.976 12.678 3.525 47,31 1.702 15,51 Giá vốn hàng bán 336.921 499.028 564.294 162.107 48,11 65.266 13,08 Tổng chi phí 362.371 533.190 602.605 170.819 47,14 69.415 13,02 Doanh thu thuần 370.848 549.019 621.436 178.171 48,04 72.417 13,19

Tỷsuất tổng chi phí/ DT 0,977 0,971 0,970 -0,006 -0,001 Tỷsuất giá vốn/DT 0,9085 0,9089 0,9080 0,0004 -0,0009 Tỷsuất chi phí BH/DT 0,049 0,042 0,041 -0,007 -0,001 Tỷsuất chi phí QLDN/DT 0,0201 0,0200 0,0204 -0,0001 0,0004

(Nguồn: Phịng Kế tốn của cơng ty Cafish,2009 - 20011)

Căn cứ vào bảng phân tích chi phí (Bảng 4.10) ta có thể thấy tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của cơng ty qua các năm diễn biến theo chiều hướng tăng dần 2009 – 2011. Tổng chi phí hoạt động năm 2010 là 533.190 triệu đồng, tăng 170.819 triệu đồng (28,82%) so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng chi phí

là 602.605 triệu đồng, tăng đến 69.415 triệu đồng (tăng 13,02%). Trong cơ cấu chi phí hoạt động của cơng ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỷ lệ rất là lớn (dao động trong khoảng 92,98% – 93,64%), tiếp đến là chi phí bán hàng (khoảng 4,25% - 4,97%), cịn lại là chi phí quản lý doanh nghiệp.

17.999 7.451 336.921 23.185 10.977 499.028 25.632 12.679 564.295 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2009 2010 2011

Chi phí bán hàng (triệu đồng) Chi phí QLDN (triệu đồng) Giá vốn hàng bán (triệu đồng)

Năm Triệu đồng

Hình 4.9: Tình hình chi phí của cơng ty Cafish (2009 – 2011)

Từ đó cho thấy các khoản chi phí của cơng ty tăng liên tục qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt (xem hình 4.9). Bởi vì khi chi phí tăng lên thì lợi nhuận của cơng ty sẽ giảm xuống. Tuy nhiên để có thể nhận xét một cách khách quan hơn, chính xác hơn ta phải đặt chi phí trong mối quan hệ doanh thu. Có thể lần lượt xét các yếu tố chi phí trong mối quan hệ doanh thu căn cứ vào bảng 4.10.

Năm 2009, ta thấy tỷ suất tổng chi phí/ doanh thu của cơng ty là 0,977 tức là để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì cơng ty cần phải bỏ ra đến 0,977 đồng chi phí (trong đó cần 0,909 đồng giá vốn; 0,049 đồng chi phí bán hàng và 0,0201 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp). Nhìn chung tỷ suất chi phí của cơng ty như vậy khá hiệu quả.

Năm 2010, có thể thấy tình hình chi phí của cơng ty được kiểm sốt tương đối tốt khi tỷ suất tổng chi phí của cơng ty giảm xuống chỉ còn 0,971 tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu cơng ty chỉ bỏ ra 0,971 đồng chi phí; giảm 0,006 đồng so với năm 2009 (trong đó giá vốn hàng bán tăng 0,0004 đồng, chi phí bán hàng giảm 0,007 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,0001 đồng). Có thể thấy các khoản chi phí năm 2010 có giảm so với năm 2009 trừ chi phí giá vốn,

tuy nhiên tốc độ giảm của tổng chi phí lại thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 1,1%. Do vậy mà trong năm 2010 công ty thực hiện việc kiểm sốt chi phí khá hiệu quả đã góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty.

Năm 2011 so với năm 2010 tỷ suất chi phí của cơng ty sụt giảm đôi chút nhưng không đáng kể. Cụ thể tỷ suất chi phí năm 2011 là 0,970 tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty cần bỏ ra 0,970 đồng vốn; giảm 0,001 đồng so với năm 2010 (trong đó giá vốn hàng bán giảm 0,0009 đồng, chi phí bán hàng giảm 0,001 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,0004 so với năm 2010). Như vậy trong năm2010 - 2011 do cơng ty kiểm sốt tương đối tốt các yếu tố giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng nên đã làm giảm tỷ suất chi phí của cơng ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty trong khi thị trường thủy sản thế giới đang cịn khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này địi hỏi trình độ quảnlý cũng như các chiến lược phù hợp để hạ giá vốn hàng bán, nâng cao lợi nhuận.

Như vậy nhìn chung trong các năm vừa qua cơng ty thực hiện tình hình chi phí tương đối tốt, khi tỷ suất chi phí trên doanh thu giảm dần trong các năm 2009 – 2011, khả năng sinh lợi của công ty cũng tăng lên. Tỷ suất chi phí của cơng ty khá bình ổn và đây thật sự là một dấu hiệu tốt cần duy trì. Ngun nhân là do năm 2011, cơng ty đầu tư khá nhiều chi phí cho hoạt động sản xuất như nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại từ nước ngoài, xây dựng thêm các nhà máy chế biến cũng như mở rộng các vùng ni, … Nên góp phần làm chi phí của tăng khá cao. Địi hỏi cơng ty phải nổ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, nhằm giảm chi phí tăng doanh thu.

4.6. Phân tích khái qt tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản, … Và vơ hình như uy tín của cơng ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà cơng ty chiếm được.

4.6.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của cơng ty

Phân tích chung tình hình lợi nhuận nhằm đánh giá sự biến động lợi nhuận của tồn cơng ty, của từng bộ phận giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch, nhằm

phản ánh khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.

Căn cứ vào bảng 3.2 có thể thấy được trong các năm vừa qua lãi rịng của cơng ty liên tục tăng. Năm 2010 lãi rịng của cơng ty đạt 10.019 triệu đồng, tăng 3.992 triệu đồng (66,23%) so với năm 2009. Năm 2011 lãi ròng tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm 2009 –2010, tăng 1.883 triệu đồng (18,79%) so với năm 2010, đạt mức 11.902 triệu đồng.

Như ta đã biết lãi rịng của cơng ty được cấu thành từ ba khoản mục chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, và lợi nhuận từ các hoạt động khác sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa trên bảng 3.2, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty và các hoạt động khác của cơng ty ln ln có lãi và tăng dần qua từng năm, duy chỉ có lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng giảm thất thường và lại là con số âm. Như vậy có thể kết luận rằng lãi rịng của cơng ty giảm không phải do hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả mà là do hoạt động tài chính của cơng ty kém hiệu quả, doanh thu tài chính tăng khơng kịp tốc độ tăng của chi phí tài chính làm lợi nhuận tài chính khơng có lãi mà cịn thâm thụt.

3.038 4.915 4.823 13.377 6.698 19.261 - 5,000 10,000 15,000 20,000 2009 2010 2011

Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính

Năm Triệu đồng

Hình 4.10: Chi phí và doanh thu tài chính của cơng ty Cafish (2009 – 2011)

Nhìn hình 4.10 có thể thấy, chi phí hoạt động tài chính ln cao hơn doanh thu từ hoạt động tài chính qua các năm. Chi phí tài chính của cơng ty chủ yếu để chi trả các khoản lãi vay của công ty. Do công ty đầu tư rất lớn vào hoạt động sản xuất như trang bị máy móc, nhà xưởng, các khoản chi phí cho hoạt

động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, … Do đó việc chi phí tài chính tăng cao trong các năm vừa qua là hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên vấn đề ở chỗ tốc độ tăng của nó quá lớn so với tốc độ tăng của doanh thu tài chính làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lãi rịng của cơng ty địi hỏi cơng ty phải tìm ra biện pháp hiệu quả để hạ nhiệt tốc độ tăng của chi phí tài chính, đồng thời nâng cao doanh thu từ hoạt động này để làm tăng tổng lợi nhuận của cơng ty.

4.6.2. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh củacông ty

Để xem xét hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm qua, tiến hành xem xét tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khơng có yếu tố hoạt động tài chính.

Bảng 4.11: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CAFISH (2009 – 2011)

Đvt: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 370.848 549.019 621.436 178.171 48,04 72.417 13,19 Giá vốn hàng bán 336.921 499.028 564.295 162.107 48,11 65.267 13,08 Chi phí bán hàng 17.999 23.185 25.632 5.187 28,82 2.446 10,55 Chi phí QLDN 7.451 10.977 12.679 3.526 47,32 1.702 15,50

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.599 7.275 6.268 676.286 10,25 -1.007 -13,84

Doanh thu/lợi nhuận (lần) 56,20 75,47 99,14 19,27 23,67 Giá vốn/lợi nhuận (lần) 51,06 68,60 90,02 17,54 21,42 Chi phí bán hàng/lợi nhuận 2,73 3,19 4,09 0,46 0,90

Chi phí QLDN/lợi nhuận 1,13 1,51 2,02 0,38 0,51

(Nguồn: Phòng Kế tốn của cơng ty Cafish 2009 - 2011)

Căn cứ vào bảng 4.11 có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng giảm thất thường. Năm 2009 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 6.599 triệu đồng. Năm 2010, lợi nhuận đạt mức 7.275 triệu đồng, tăng 676,29 triệu đồng (tương đương 10,25%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (48,04% so với 48,11%).

Đến năm 2011 lợi nhuận sụt giảm khoảng 1.007 triệu đồng (gần 13,84%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (13,19% so với 13,04%) và các loại chi phí cũng tăng nhẹ so với năm 2010 (chi phí bán hàng tăng 10,55%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15,50%) đã làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của công ty có phần tăng nhanh lên 1 chút. Điều đó cho thấy cơng ty đã kiểm sốt tốt hơn tình hình chi phí hoạt động so với năm 2010.

Dựa trên kết quả bảng phân tích 4.11 có thể thấy rằng trong năm 2009, 1 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được sẽ mất 56,2 đồng doanh thu thuần (mất 51,06 đồng giá vốn hàng bán, mất 2,73 đồng chi phí bán hàng và mất 1,13 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp).

Với kết quả như vậy cho thấy trong năm 2009 hoạt động kinh doanh của cơng ty khơng hiệu quả, các loại chi phí hoạt động quá cao, đặc biệt là giá vốn hàng bán dẫn đến doanh thu thuần âm, khơng có khả năng sinh lời.

6.028 10.020 11.902 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2009 2010 2011 Triệu đồng Năm

Hình 4.11: Lợi nhuận rịng của cơng ty Cafish (2009 – 2011)

Các năm tiếp theo hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục tăng nhưng có bước sụt giảm và năm 2011. Cụ thể là năm 2011 công ty phải cần đến 99,14 đồng doanh thu mới tạo ra được 1 đồng lợi nhuận, tăng 23,67 đồng so với năm 2010, trong khi đó để tạo ra 1 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh công ty phải bỏ ra 90,02 đồng giá vốn, tăng 21,43 đồng; 4,09 đồng chi phí bán hàng, tăng 0,902 đồng; 2,02 đồng chi phí QLDN, tăng 0,514 đồng so với năm 2010.

6.599 7.275 6.268 5,600 5,800 6,000 6,200 6,400 6,600 6,800 7,000 7,200 7,400 2009 2010 2011 Triệu đồng Năm

Hình 4.12: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty Cafish 2009 – 2011

Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cơng ty (Hình 4.12) trong năm này kém hiệu quả khi khả năng sinh lời của doanh thu giảm, các khoản chi phí lại tăng cao, đặc biệt là giá vốn hàng bán. Nguyên nhân chính để có tình trạng này là do như đã phân tích ở phần doanh thu: Sang năm 2010 công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất như mua trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng vùng ni,… Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới; kinh tế suy thối; giá cả nguyên vật liệu tăng cao,…

Như vậy qua kết quả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong các năm đầu có hiệu quả, nhưng đến năm 2011 thì tình hình có vẻ hơi sụt giảm hơn khi lợi nhuận năm 2011 đã giảm xuống so với các năm cịn lại. Bên cạnh đó, tình hình chi phí đã được cơng ty kiểm sốt và vì chi phí phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu mà khả năng sinh lời của doanh thu có chiều hướng ngày càng đáng lo hơn. Điều này đòi hỏi cơng ty phải có biện pháp để điều chỉnh chi phí phát sinh tốt hơn nữa để cơng ty có thể thu được lợi nhuận cao hơn.

4.7. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)

Hoạt động xuất khẩu thủy sản được xem là hoạt động chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu của cơng ty. Để có cái nhìn tổng quát về hoạt động xuất khẩu của công ty trong các

năm vừa qua, sẽ xem xét hoạt động này dưới hai góc độ theo cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và theo cơ cấu thị trường.

Căn cứ vào hình 4.13 thì xu hướng chung trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tăng dần qua các năm 2009 - 2011. Nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 2009 xấp xỉ 18.095.024 USD thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 28.137.830 USD, tăng 55,5% so với năm 2009. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 31.440.000 USD, tăng 11,7% so với năm 2010 và đây là năm có kim ngạch xuất khẩu được xem là có mức tăng trưởng đặc biệt cao nhất trong 3 năm; Nhìn chung đây là một tín hiệu vui đối với cơng ty vì năm 2009 – 2010 có kim ngạch xuất khẩu khá cao so với năm 2010 – 2011.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về bản chất nội tại cũng như nguyên nhân làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong khi năm 2011 là năm xảy ra khủng hoảng đối với người nuôi trồng thủy sản; Do người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức gây ra thiệt hại to lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho công ty chế biến thủy sản, dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất,… Ta tiến hành xem xét hoạt động xuất khẩu thủy sản của cơng ty dưới hai góc độ theo cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường.

18,10 28,14 31,44 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2009 2010 2011 Triệu USD Năm

Hình 4.13: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafish (2009 – 2011)

4.7.1. Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty Cafish (2009 – 2011)

Cafish được xem là cơng ty rất có thế mạnh về sản lượng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty Cafish bao gồm các sản phẩm từ cá tra, cá basa như : Fillet, nguyên con, cuộn, khoanh, Surimi...; Các sản phẩm từ tôm nhưHOSO, HLSO, PTO, PUD, Sushi,…;

Từ bảng 4.12 có thể thấy; Tình hình xuất khẩu của cơng ty đang trên đà phát triển theo hướng thuận lợi, doanh thu tăng đều qua cá năm. Cụ thể là doanh thu xuất khẩu năm 2010 so với năm 2009 đã tăng thêm 10.042.807 USD tương đương tăng 55,5% đạt mức 28.137.830 USD. Đến năm 2011, doanh thu xuất khẩu của công ty lại tiếp tục tăng thêm 11,74% tương đương 3.302.170 USD. Điều đó cho thấy tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp rất khả quan, ít bị ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và đang dần có bước tiến triển khá tốt. Trong đó các mặt hàng tôm xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của công ty trong suốt các năm vừa qua.

Bảng 4.12: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (2009 – 2011) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)