1.3. Pháp luật hình sự của một số nƣớc về tội gây ô nhiễm mô
1.3.2. Pháp luật hình sự của Liên bang Nga về tội gây ô nhiễm mô
BLHS của Liên bang Nga (Nga) năm 1996 được Đuma Quốc gia (Hạ Nghị viện) của Quốc hội Liên bang Nga thông qua ngày 24/5/1996, được Hội đồng Liên bang (Thượng Nghị viện) của Quốc hội Liên bang Nga phê chuẩn ngày 5/6/1996 và được Tổng thống Liên bang Nga ký Luật của Liên bang số 64 ngày 13/6/1996 “Về việc thi hành BLHS của Liên bang Nga” và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. BLHS Nga năm 1996 hiện hành chính là BLHS đầu tiên của nhà nước pháp quyền dân chủ Liên bang nga. Bộ luật này không những thể hiện sự thừa kế một số chế định truyền thống của pháp luật hình sự Liên Xơ và của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết Liên bang Nga trước đây, mà cịn có tính đến những thay đổi phù hợp các quan hệ xã hội mới đã hình thành ở nước Nga trong thời kỳ những năm 90 của thế kỷ XX
và hiện nay – thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường tự do và nhà nước pháp quyền dân chủ.
BLHS Nga quy định các tội phạm về hệ sinh thái tại chương 26 gồm mười bảy điều, từ Điều 246 đến Điều 262. Căn cứ nội dung và tên các điều luật tại Chương các tội phạm về hệ sinh thái có thể thấy rằng, BLHS Nga khơng có điều luật riêng quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như BLHS Việt Nam nhưng lại có bốn điều luật quy định về 04 tội danh gây ô nhiễm: Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 250); Tội làm ô nhiễm bầu khơng khí (Điều 251); Tội gây ô nhiễm môi trường biển (Điều 252); Tội làm hư hỏng đất đai (Điều 254).
Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 250 BLHS) là tội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn nước. Đối tượng tác động của tội phạm là các nguồn nước bề mặt, nước ngầm, các nguồn nước uống.
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: gây ô nhiễm, làm bẩn nguồn nước hoặc làm thay đổi thuộc tính tự nhiên của nguồn nước. Hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội khi gây ra một trong các hậu quả sau: gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng, súc vật, các loài cá hoặc kinh tế nông – lâm nghiệp hoặc gây ra thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc làm súc vật chết hàng loạt, cũng như được thực hiện ở vùng bảo tồn thiên nhiên hoặc ở vùng được bảo vệ đặc biệt hoặc do vô ý làm chết người.
Theo quy định tại Điều 25 BLHS thì cố ý phạm tội gồm cố ý phạm tội trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội trong hành động hoặc khơng hành động của mình, thấy trước khả năng xảy ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong muốn những hậu quả này xảy ra) hoặc cố ý phạm tội gián tiếp (về mặt nhận thức như cố ý phạm tội trực tiếp nhưng về mặt hậu quả người phạm tội tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hoặc có thái độ bàng quan với những hậu quả này). Đối với tội gây ô nhiễm nguồn nước, người thực hiện hành vi phạm tội là do lỗi cố ý. Mặc dù điều luật không chỉ ra cụ thể chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, nhưng tại Điều 19 đã quy định chỉ cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự và Điều 20 quy định người từ đủ 16 tuổi trước thời điểm thực hiện tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, chủ thể của tội gây ơ nhiễm nguồn nước là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trước thời điểm thực hiện tội phạm.
Tùy theo hậu quả do hành vi phạm tội gây nên mà người phạm tội có thể bị phạt tiền (mức phạt tiền đến hai trăm nghìn rúp hoặc tính bằng lương hoặc thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng), hoặc bị tước quyền đảm nhiệm một
số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến năm năm, hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ một trăm hai mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc bị phạt cải tạo lao động tối đa đến hai năm, hoặc bị phạt tù tối đa đến năm năm.
Tội làm ơ nhiễm bầu khơng khí (Điều 251 BLHS) là tội xâm phạm đến quy
định của Nhà nước về bảo vệ bầu khơng khí. Đối tượng tác động của tội phạm là bầu khơng khí (khí quyển).
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: thải các chất ơ nhiễm vào khí quyển hoặc vi phạm chế độ sử dụng các trang thiết bị, cơng trình. Hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội khi gây ra một trong các hậu quả: làm ô nhiễm khơng khí hoặc làm biến đổi thuộc tính tự nhiên của khơng khí hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc do vô ý mà làm chết người. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Chủ thể của tội làm ơ nhiễm bầu khơng khí là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trước thời điểm thực hiện tội phạm.
Tùy theo hậu quả do hành vi phạm tội gây nên mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt tiền (mức phạt tiền đến hai trăm nghìn rúp, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng), hoặc bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến năm năm, hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ một trăm hai mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc bị phạt cải tạo lao động tối đa đến hai năm, hoặc bị phạt tù tối đa đến năm năm.
Tội gây ô nhiễm môi trường biển (Điều 252 BLHS) là tội xâm phạm đến quy
định của Nhà nước về bảo vệ môi trường biển. Đối tượng tác động của tội phạm là môi trường biển và những vùng đất thuộc biển.
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm những quy tắc về thải hoặc thả xuống biển các chất thải từ các phương tiện giao thông, từ trên các đảo kể cả đảo nhân tạo, hoặc từ các thiết bị hay các cơng trình những chất gây độc hại cho sức khỏe con người hoặc cho nguồn sinh vật biển. Hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội khi gây ra một trong các hậu quả sau: gây độc hại cho sức khỏe con người hoặc cho nguồn sinh vật biển, hoặc làm ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp pháp môi trường biển, hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe con người, nguồn thủy sản, môi trường xung quanh, nơi nghỉ mát hoặc lợi ích khác được pháp luật bảo vệ, hoặc do vô ý mà làm chết người. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường biển là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trước thời điểm thực hiện tội phạm.
Tùy theo hậu quả do hành vi phạm tội gây nên mà người phạm tội bị phạt tiền (mức phạt tiền đến hai trăm nghìn rúp, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng), hoặc bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến năm năm, hoặc phạt lao động bắt buộc từ một trăm tám mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc phạt cải tạo lao động đến hai năm, hoặc bị phạt tù đến năm năm.
Tội làm hư hỏng đất đai (Điều 254 BLHS) là tội xâm phạm đến quy định của
Nhà nước về bảo vệ đất đai. Đối tượng tác động của tội phạm là đất đai.
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: làm cho đất bị nhiễm độc, bị ô nhiễm hoặc làm hư hỏng đất bằng những chế phẩm hoặc vi phạm các quy định về sử dụng phân bón, các chất kích thích cây trồng, hoặc bằng các chất có độc hay các chất hóa học độc hại hoặc những chế phẩm sinh học trong khi lưu thông, cung ứng, bảo quản, vận chuyển, sử dụng mà làm hư hỏng đất. Hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội khi gây ra một trong các thiệt hại sau: gây thiệt hại cho sức khỏe của con người hoặc môi trường xung quanh, hoặc được thực hiện ở vùng thảm họa môi trường, hoặc vùng sinh thái đặc biệt hoặc do vô ý mà làm chết người. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Chủ thể của tội làm hư hỏng đất đai là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trước thời điểm thực hiện tội phạm.
Tùy theo hậu quả do hành vi phạm tội gây nên mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt tiền (mức phạt tiền tối đa đến hai trăm nghìn rúp, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng), hoặc và bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến ba năm, hoặc bị phạt lao động bắt buộc đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc bị phạt cải tạo lao động đến hai năm, hoặc bị phạt hạn chế tự do đến hai năm hoặc bị phạt tù đến năm năm.
Qua nghiên cứu quy định của BLHS Nga về bốn tội gây ơ nhiễm có thể nhận thấy:
- Về đối tượng tác động của bốn tội gây ô nhiễm môi trường là nguồn nước, bầu khơng khí, mơi trường biển và đất đai. Như vậy, trong nguồn nước khơng có nguồn nước biển, mà nguồn nước biển và những vùng đất thuộc biển được xác định là một đối tượng riêng của một tội phạm gây ô nhiễm.
- Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm thì bốn tội phạm gây ơ nhiễm đều bắt buộc hành vi khách quan phải gây ra hậu quả nhất định hoặc được thực hiện ở những nơi đặc thù.
- BLHS Nga chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
- Hình phạt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội khá đa dạng và có nhiều thang bậc phù hợp để lựa chọn tương ứng với hậu quả do hành vi phạm tội gây nên, cụ thể:
+ Phạt tiền với mức phạt tiền tối đa đến hai trăm nghìn rúp, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng.
+ Tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến ba năm.
+ Lao động bắt buộc đến hai trăm bốn mươi giờ. + Lao động cải tạo đến hai năm.
+ Hạn chế tự do đến hai năm.
+ Tù có thời hạn tối đa đến năm năm trong trường hợp do vô ý mà làm chết người.
1.3.3. Pháp luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức về tội gây ô nhiễm môi trường
Về nguồn của pháp luật hình sự, bên cạnh BLHS, các nhà lập pháp của Đức còn quy định các tội phạm trong các luật chuyên ngành, như luật về ngân hàng, luật chứng khoán, luật đấu thầu… cách làm này cho phép quy định các dấu hiệu tội phạm cụ thể hơn trong từng lĩnh vực cụ thể, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn trong q trình áp dụng.
BLHS Cộng hịa liên bang Đức (Đức) bao gồm hai phần – Phần chung và Phần riêng, được chia thành 35 chương và có tổng cộng tất cả là 358 điều với sự sắp xếp theo một thứ tự chặt chẽ và khoa học.
Các quy định hiện hành về tội phạm mơi trường nói chung chủ yếu được xây dựng thông qua việc sửa đổi BLHS lần thứ 18 ngày 28 tháng 3 năm 1980 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1980. Các tội xâm phạm môi trường được BLHS Đức quy định tại Chương 29 phần riêng, bao gồm 13 điều luật, từ Điều 324 đến Điều 330d. BLHS Đức không quy định 03 tội danh gây ô nhiễm gồm tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 324), tội gây ô nhiễm đất đai (Điều 324a), tội gây ô nhiễm không khí (Điều 325). Ngồi ra, BLHS Đức còn guy định cả tội gây tiếng ồn, gây chấn động và gây ra tia khơng phóng xạ (Điều 325a).
Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 324 BLHS) là tội xâm phạm đến quy
định của Nhà nước về bảo vệ nguồn nước. Đối tượng tác động của tội phạm là nguồn nước, khái niệm nguồn nước được giải thích tại Điều 330d BLHS bao gồm nước trên mặt đất, nước ngầm, nước biển.
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: gây ô nhiễm cho nguồn nước hoặc làm thay đổi khác bất lợi cho những tính chất của nguồn nước. Hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Theo Điều 15 BLHS quy định chỉ thực hiện cố ý mới bị xử phạt trừ khi Luật đe dọa việc thực hiện vơ ý với hình phạt một cách rõ ràng, trong khi đó khoản 3 Điều 324 quy định nếu người thực hiện tội phạm vơ ý thực hiện thì vẫn bị áp dụng hình phạt tự do hoặc hình phạt tiền. Vì vậy, người thực hiện hành vi phạm tội là do lỗi cố ý và cả lỗi vô ý. Theo quy định tại Điều 19 BLHS thì người khơng có năng lực lỗi là người mà khi thực hiện hành vi chưa đủ 14 tuổi; người khơng có năng lực lỗi do các rối loạn tâm thần là người khi thực hiện hành vi mà khơng có năng lực nhận thức sự khơng hợp pháp của hành vi hoặc khơng có năng lực thực hiện hành vi theo nhận thức này do rối loạn tâm thần bệnh lý, rối loạn ý thức nặng hoặc do thiểu năng hoặc do các bất thường nặng khác về tâm thần thì họ thực hiện khơng có lỗi (Điều 20 BLHS). Như vậy, chủ thể của tội gây ô nhiễm nguồn nước là người không có thẩm quyền, khơng thuộc trường hợp khơng có năng lực lỗi do các rối loạn tâm thần được quy định tại Điều 20 BLHS và đủ 14 tuổi khi thực hiện tội phạm. Nếu người thực hiện hành vi khách quan là người có thẩm quyền thì khơng phải là chủ thể của tội phạm này.
Tùy theo hình thức lỗi khi thực hiện tội phạm và giai đoạn thực hiện tội phạm mà người phạm tội bị xử phạt hình phạt tự do đến 5 năm hoặc bị phạt tiền. Điều luật không quy định thời hạn tối thiểu áp dụng hình phạt tự do mà chỉ quy định thời hạn tối đa cho phép là đến 5 năm, tương tự đối với hình phạt tiền điều luật cũng không quy định mức tiền phạt cụ thể.
Tội gây ô nhiễm đất đai (Điều 324a) là tội xâm phạm đến quy định của Nhà
nước về bảo vệ đất đai. Đối tượng tác động của tội phạm là đất đai.
Người phạm tội qua vi phạm nghĩa vụ theo pháp luật hành chính mà có thể thực hiện một hoặc một số các hành vi như: đưa, để cho xâm nhập hoặc làm thoát các chất vào đất. Theo khoản 4 Điều 330d BLHS thì nghĩa vụ theo pháp luật hành chính là một nghĩa vụ phát sinh bởi một quy định của pháp luật, hoặc một quyết định của tịa án, hoặc một hành vi hành chính có thể thi hành được, hoặc một trách nhiệm có thể thi hành được, hoặc một hợp đồng dân sự - hành chính, khi giả định rằng nghĩa vụ cũng có thể được giao qua hành vi hành chính và phục vụ việc bảo vệ trước nguy hiểm hoặc trước những tác động gây hại đến môi trường, đặc biệt là đến con người, động vật, thực vật, nguồn nước, khơng khí hoặc đất đai, hoặc thực hiện khơng có cấp phép, khơng có phê duyệt kế hoạch hoặc cho phép khác: là cả thực hiện trên cơ sở cấp phép, phê duyệt kế hoạch hoặc cho phép khác mà có được qua
đe dọa, hối lộ hoặc câu kết hoặc gian lận qua khai báo không đúng hoặc không đầy đủ. Hành vi khách quan được xem là hành vi phạm tội khi gây ra một hoặc một số các hậu quả sau: gây ô nhiễm đất đai, hoặc làm đất đai bị thay đổi khác bất lợi theo