Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể của tộ

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 68)

3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ô

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể của tộ

Theo dự thảo báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành BLHS của Bộ Tư pháp, một trong những hạn chế, bất cập của bộ luật hiện hành là chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, khơng quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Trong khi đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã bất chấp sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề xuất cần xử lý hình sự chủ thể là pháp nhân trong các trường hợp trên để răn đe, giáo dục, phịng ngừa chung. Đồng tình với quan điểm của Bộ Tư pháp, Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao Trần Văn Độ cho rằng nếu coi pháp nhân là chủ thể tội phạm sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong thực tiễn, nhất là bảo vệ kịp thời lợi ích người bị thiệt hại bằng thủ tục tư pháp hình sự. Theo Thẩm phán Phạm Cơng Hùng (Tịa Phúc thẩm Tịa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh), trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân quy định trong BLHS chỉ nên bao gồm với các tội về kinh tế, thuế, chứng khốn, mơi trường.

35

Trong đó, pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ bao gồm các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 100 BLDS năm 2005 thì có các loại pháp nhân sau: + Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. + Tổ chức kinh tế.

+ Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

+ Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này. Tác giả đồng ý với quan điểm khi mở rộng chủ thể của tội phạm bao gồm cả pháp nhân thì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước và cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, đối với các pháp nhân thực hiện các chức năng quản lý nhà nước (pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang) hoặc thực hiện các chức năng khơng nhằm mục đích kinh doanh mà phục vụ lợi ích chung của xã hội (pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội), hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo (pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện) thì pháp nhân đó sẽ khơng đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm vì pháp nhân khơng có tài sản độc lập để chịu trách nhiệm và hoạt động của các pháp nhân này gắn liền với lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân.

Trong cuộc khảo sát của chúng tội đối với 132 người, trong số 116 người đồng ý về vấn đề quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ơ nhiễm mơi trường có 116/116 (tương ứng tỷ lệ 100%) người đề nghị quy định tổ chức kinh tế là chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường. Đối với những loại pháp nhân khác ý kiến đề nghị là chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường đạt tỷ lệ tương đối thấp, cụ thể: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân có 7/116 (tương ứng tỷ lệ 6%); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có 5/116 (tương ứng tỷ lệ 4,3%); Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có 10/116 (tương ứng tỷ lệ 8,6%); Quỹ xã hội, quỹ từ thiện khơng có người đề nghị.

Chính vì những lý do trên, đối với tội gây ô nhiễm môi trường tác giả kiến nghị bổ sung các pháp nhân là tổ chức kinh tế là chủ thể của tội phạm bên cạnh chủ thể là cá nhân. Theo quy định của Điều 103 BLDS thì pháp nhân là tổ chức kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện của pháp nhân được quy định tại Điều 84 BLDS; Tổ chức kinh tế phải có điều lệ và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Về quy định trách nhiệm hình sự của người đứng đầu pháp nhân gây ơ nhiễm mơi trường: Qua khảo sát 127 người thì có: 109/127 (đạt tỷ lệ 85,82%) người đồng tình cần quy định trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân, trong đó có 103 người chọn lý do nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu pháp nhân đối với hoạt động của pháp nhân nói chung và hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường nói riêng và 76 người cho rằng sẽ có tác dụng ngăn ngừa khả năng người đứng đầu pháp nhân tiếp tục thành lập pháp nhân khác để hoạt động gây ô nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, cũng có 18/127 (đạt tỷ lệ 14,18%) người cho rằng không nên quy định trách nhiệm hình sự của người đứng đầu pháp nhân gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó: 12 người cho rằng nếu người đứng đầu pháp nhân trực tiếp thực hiện hành vi gây ô nhiễm mơi trường thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 182; 10 người cho rằng nếu người đứng đầu pháp nhân tham gia với tư cách là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức thì tùy tính chất, mức độ của hành vi thì sẽ bị xử lý với vai trị là đồng phạm.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng cần phải quy định trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân gây ô nhiễm môi trường để gắn trách nhiệm của họ đối với các hoạt động của pháp nhân theo đúng khuôn khổ pháp luật cho phép và mang tính phịng ngừa tội phạm cũng như vi phạm pháp luật về BVMT. Về kỹ thuật lập pháp có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)