3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ô
3.2.3. Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về khái niệm cơ
dấu hiệu hậu quả trong cấu thành cơ bản và tình tiết tăng nặng
- Về các khái niệm cơ bản
Do đối tượng tác động, hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường liên quan nhiều đến công tác khoa học kỹ thuật và các thuật ngữ chuyên ngành, nên để cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng và thống nhất trong việc áp dụng quy định của BLHS về tội gây ô nhiễm môi trường trong thực tiễn, các cơ quan chức năng cần phối hợp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về các khái niệm “nguồn nước”, “các chất gây ô nhiễm môi trường”, “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”. Đối với khái niệm “nguồn nước”, tác giả đề nghị cần quy định nguồn nước là đối tượng tác động của tội gây ô nhiễm môi trường bao gồm: nước sông, nước biển và các nguồn nước khác (nước trong ao hồ, ao, kênh, mương, rạch, nước ngầm).
Đối với khái niệm “các chất gây ô nhiễm môi trường”, theo dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” của Bộ luật hình sự do Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Tịa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã soạn thảo thì “các chất gây ơ nhiễm mơi
trường, bức xạ, phóng xạ bao gồm khói, bụi; khí có chất hoặc mùi độc hại; dầu mỡ, hóa chất độc hại; xác động vật, thực vật; bức xạ điện từ, bức xạ ion hóa được phát ra trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu có nguồn bức xạ có hại;
phóng xạ phát ra trong q trình cất giữ, vận chuyển, sử dụng các nguồn phóng xạ tại các lị phản ứng hạt nhân, cơ sở nghiên cứu hạt nhân, thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ; và các yếu tố độc hại khác”. Theo tác giả, quy định như dự thảo TTLT
tương đối rõ ràng, cụ thể nhưng có điểm chưa phù hợp ở chỗ: bức xạ, phóng xạ là các “tia” chứ khơng phải là “chất”. Vì vậy, cần tách bạch khái niệm “các chất gây ô nhiễm mơi trường” và “bức xạ, phóng xạ” và chỉnh sửa lại theo hướng: Các chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm: khói, bụi; khí có chất hoặc mùi độc hại; dầu mỡ,
hóa chất độc hại; xác động vật, thực vật và các chất độc hại khác. Bức xạ, phóng
xạ bao gồm: bức xạ điện từ, bức xạ ion hóa được phát ra trong q trình sử dụng
máy móc, thiết bị, vật liệu có nguồn bức xạ có hại; phóng xạ phát ra trong q trình cất giữ, vận chuyển, sử dụng các nguồn phóng xạ tại các lị phản ứng hạt nhân, cơ sở nghiên cứu hạt nhân, thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ.
Đối với khái niệm “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”, dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về mơi trường” của Bộ luật hình sự quy định “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là vượt quá mức quy chuẩn kỹ thuật cho phép do các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường quy định”. Tác giả đồng ý với nội dung dự thảo TTLT đã hướng dẫn.
- Về dấu hiệu hậu quả trong cấu thành cơ bản
Tội gây ơ nhiễm mơi trường có cấu thành vật chất nên đòi hỏi hậu quả do hành vi khách quan gây ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, vì vậy các cơ quan chức năng cần ban hành TTLT hướng dẫn cụ thể về những hậu quả của cấu thành cơ bản của tội gây ô nhiễm môi trường như: “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng”, “môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng khác”.
Về dấu hiệu “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng”, do đối tượng tác động của tội gây ô nhiễm môi trường là nguồn nước, đất, khơng khí là ba thành phần cơ bản khác nhau của môi trường và các chất thải vào nguồn nước, đất, khơng khí cũng khác nhau, nên bắt buộc phải xây dựng tiêu chí riêng để xác định thế nào là “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ở mức độ nghiêm trọng”, “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải, bụi ở mức độ nghiêm trọng”, “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn ở mức độ nghiêm trọng”. Việc đưa ra một ranh giới rõ ràng để xác định thế nào là vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng đối với từng thành phần môi trường nước, khơng khí, đất là một điều rất khó khăn và địi hỏi phải có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về khoa học (trên cơ sở hướng dẫn của Điều 5, 6 và 9 của Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ
Tài nguyên và Mơi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng).
Về dấu hiệu hậu quả “môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”, dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” của Bộ luật hình sự đã quy định “Mơi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng là khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về môi trường từ 3 lần đến dưới 5 lần hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần”. Theo nội
dung dự thảo thì để xác định mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng thì quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn về chất lượng môi trường đều được dùng làm thước đo để xác định mức độ ô nhiễm. Tác giả cho rằng, cần thống nhất sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để làm thước đo xác định mức độ ô nhiễm do hành vi phạm tội gây ô nhiễm mơi trường gây nên, vì trong nội dung điều luật cũng đã quy định cụ thể là “... vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải...”. Bên cạnh đó, các khái niệm “hóa chất”, “kim loại nặng”, “chất ơ nhiễm khác” như dự thảo Thơng tư mang tính chung chung nên sẽ gây khó khăn cho việc xác định trong thực tiễn. QCVN 07:2009/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đã quy định cụ thể về ngưỡng tối đa cho phép được thải ra mơi trường của từng loại hóa chất, kim loại nặng, chất ơ nhiễm khác. Vì vậy nên chăng viện dẫn cụ thể những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường (xem phần phụ lục, bảng 1.6 ) làm cơ sở xác định mức độ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Về dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” của Bộ luật hình sự đã dùng hậu quả tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tài sản để làm căn cứ xác định, bao gồm các trường hợp: “Gây tổn hại cho sức khoẻ đến dưới năm người với tỷ lệ
thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của dưới năm người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 11% đến 30 % và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 150 triệu;Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng”. Theo tác giả, mặc dù hậu quả gây
tổn hại cho sức khỏe của con người do hành vi gây ô nhiễm mơi trường gây ra là khó xác định, vì hậu quả khơng xảy ra ngay hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện mà phải mất một thời gian tương đối dài nhưng việc quy định là cần thiết. Tác giả cũng đồng ý với nội dung dự thảo TTLT đang hướng dẫn việc xác định “gây hậu quả nghiêm trọng khác” căn cứ vào thiệt hại gây ra đối với tài sản có giá trị đến dưới 500 triệu đồng.
- Về dấu hiệu hậu quả trong các tình tiết tăng nặng
Tội gây ô nhiễm môi trường đang quy định 02 tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, trong đó có 01 tình tiết dùng dấu hiệu hậu quả “làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, đặc biệt nghiêm trọng khác”. Vì vậy các cơ quan chức năng cần ban hành TTLT hướng dẫn về các dấu hiệu hậu quả trên.
Về dấu hiệu “môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng”, theo dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về mơi trường” của Bộ luật hình sự đã được lấy ý của các cơ quan chức năng thì “Mơi trường bị ơ nhiễm đặc biệt nghiêm trọng là khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên”.
Về dấu hiệu “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác”, theo dự thảo TTLT hướng dẫn một số điều tại Chương XVII “Các tội phạm về mơi trường” của Bộ luật hình sự đã được lấy ý của các cơ quan chức năng thì tổn hại về sức khỏe ở mức nghiêm trọng hơn (chết người, tỷ lệ thương tật cao) hoặc thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng, cụ thể: “Làm chết người;Gây tổn hại
cho sức khoẻ của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 11% trở lên và cịn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu qủa nghiêm trọng được hướng dẫn tại khoản 4 Điều này và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiên của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập”. Tác giả đồng ý với nội dung hướng dẫn của dự thảo và xin
trao đổi thêm ý kiến đối với tổn hại về sức khỏe do hành vi khách quan gây nên. Cũng như việc xác định hậu quả là tổn hại về sức khỏe ở phần cấu thành cơ bản, trong q trình lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thơng tư đã có nhiều ý kiến cho rằng việc xác định hậu quả nghiêm trọng khác, rất nghiêm trọng khác hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác bằng tính mạng, sức khỏe con người là chưa hợp lý và rất khó xác định. Tuy nhiên, luật hình sự một số quốc gia (Nga, Đức) cũng căn cứ hậu quả gây ra đối với sức khỏe, tính mạng của con người để quy định tình tiết tăng nặng đối với tội gây ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhận định: “Nhân dân thế giới đang đứng trước những
vấn đề tồn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh lồi người. Đó là giữ gìn hịa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu”, xác định phương hướng cơ bản phát triển đất nước
là “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” và định hướng “Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011- 2020 nêu rõ quan điểm “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng
bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020; để đồng bộ với chủ trương chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 thì pháp luật hình sự phải là một cơng cụ mạnh mẽ, hữu hiệu để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích của Nhà nước, cơng dân và toàn xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm; quy định về tội gây ô nhiễm mơi trường trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự một số nước (Trung Quốc, Nga, Đức); các quy định của BLHS Việt Nam về tội gây ô nhiễm môi trường và thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm mơi trường nói chung và hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường, để quy định của BLHS về tội gây ô nhiễm môi trường được áp dụng trong thực tiễn, tác giả xin kiến nghị một số nội dung:
Thứ nhất, bổ sung trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân là tổ chức kinh
tế hoạt động gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, sửa đổi mức tiền phạt của hình phạt tiền đối với cá nhân theo
hướng quy định mức phạt tiền cụ thể như hiện nay (phải sửa đổi mức tiền phạt cho phù hợp) hoặc quy định bội số gấp 2 lần số tiền thu lợi bất chính từ việc khơng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; bổ sung hình phạt cải tạo lao động để giáo dục ý thức BVMT của người bị kết án. Đối với pháp nhân kiến nghị áp dụng một trong các hình phạt chính sau gồm: phạt tiền gấp đôi mức tiền phạt áp dụng đối với cá nhân, giải thể pháp nhân (áp dụng đối với
pháp nhân Việt Nam), thu hồi giấy phép hoạt động (áp dụng đối với pháp nhân nước ngoài); Áp dụng một trong các hình phạt bổ sung sau: phạt tiền, đóng cửa các cơ sở hoặc một trong các cơ sở của pháp nhân, cấm tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội, tịch thu tài sản của pháp nhân.
Thứ ba, kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn về các khái niệm “nguồn
nước”, “các chất gây ô nhiễm môi trường”, “vượt quá tiêu chuẩn quốc gia về chất thải”; Phương hướng xác định tiêu chí cụ thể để xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng” hoặc “làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng khác” hoặc “làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác”.
Nghiên cứu về tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự Việt Nam là một vấn đề tương đối mới và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trên đây là toàn bộ những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam về tội gây ơ nhiễm môi trường. Cần phải xác nhận rằng, những kiến nghị này được đề xuất dựa trên thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam kết hợp với việc học tập kinh nghiệm từ pháp luật hình sự của một số nước (Trung Quốc, Nga, Đức). Các đề xuất cũng được tác giả cân nhắc trên cơ sở tham khảo ý kiến của những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác điều tra tội phạm gây ô nhiễm môi trường và ý kiến của một số tác giả thơng qua các cơng trình nghiên cứu, bài viết có liên quan về tội gây ô nhiễm môi trường. Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung nhằm hoàn thiện lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ơ nhiễm