2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng pháp
2.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
Khơng khí, nước và đất là ba thành phần quan trọng nhất của mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất. Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, song tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí và đất ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận nên cố tình khơng lắp đặt hệ thống xử lý chất thải hoặc không áp dụng công nghệ sản xuất mới, nếu bị xử phạt vi phạm hành chính thì họ sẵn sàng đóng phạt hoặc di dời sang khu vực khác để hoạt động. Vì vậy, những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đã không đủ sức nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa vi phạm xảy ra.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLHS năm 1985 và kinh nghiệm trong đấu tranh phịng chống các hành vi xâm hại mơi trường trong thời gian dài; căn cứ tình hình thực tiễn của Việt Nam; qua tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước, BLHS năm 1999 đã hình sự hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên tại Chương VII, trong đó có quy định 03 tội danh về gây ô nhiễm bao gồm: Tội gây ơ nhiễm khơng khí (Điều 182); Tội gây ơ nhiễm nguồn nước (Điều 183); Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184).
Tội gây ơ nhiễm khơng khí (Điều 182 BLHS) xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ khơng khí. Đối tượng tác động của tội phạm là khơng khí.
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau:
+ Hành vi thải vào khơng khí các chất gây ơ nhiễm, các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác quá tiêu chuẩn cho phép hoặc bằng hành vi phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, khói, bụi được hiểu là do hoạt động của con người hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh thải ra; chất độc hại là các chất được thể hiện ở dạng khí như SO2, NO2, chì…; các yếu tố độc hại khác
được thể hiện dưới dạng gây tiếng ồn, mùi hôi thối…; bức xạ bao gồm bức xạ ion hóa và khơng ion hóa mà khi tác động lên cơ thể sống với liều lượng quá giới hạn cho phép có thể gây tổn thương và nguy hiểm cho cơ thể (tia Rơnghen, tia X, bức
xạ laze, sóng ấm, hạ âm, siêu âm…19); Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kg (70kBq/kg)20.
Quá tiêu chuẩn cho phép được hiểu là vượt quá mức tối đa được cho phép của các tiêu chuẩn có liên quan như: TCVN 5937-2005 quy định về tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh; TCVN 5939-2005 quy định về tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đây là tình tiết bắt buộc để định tội gây ô nhiễm không khí, theo đó người thực hiện hành vi khách quan ở trên trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ơ nhiễm khơng khí mà khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền như: khơng xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, khơng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí… nên tiếp tục gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Gây hậu quả nghiêm trọng có thể được hiểu là làm thay đổi chất lượng hoặc số lượng thành phần khơng khí, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản.
Mặt chủ quan, người thực hiện hành vi phạm tội này là do lỗi cố ý. Người
phạm tội nhận thức được hành vi thải vào khơng khí các chất gây ơ nhiễm, các loại khói, bụi, chất độc, các yếu tố độc hại khác quá tiêu chuẩn cho phép, phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
Chủ thể, quy định của điều luật bắt đầu bằng cụm từ “người nào…”. Như
vậy, chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt mà chỉ cần là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo BLHS quy định. Theo quy định tại Điều 12 BLHS và cấu tạo của điều luật về tội phạm này thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điểu luật; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khơng phân biệt trường hợp phạm tội thuộc khoản nào của điều luật.
19 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, tr.142. 20 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, tr.143.
Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183 BLHS) có các dấu hiệu pháp lí cơ bản cũng tương tự như dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội gây ô nhiễm khơng khí được quy định tại Điều 182 BLHS, chỉ khác nhau về đối tượng bị gây ô nhiễm là nguồn nước thay vì là khơng khí, các chất thải vào nguồn nước khác với các chất thải vào khơng khí. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung phân tích sâu các dấu hiệu pháp lí của tội gây ơ nhiễm nguồn nước khác biệt với các dấu hiệu pháp lý của tội gây ô nhiễm khơng khí.
Khách thể, tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo
vệ nguồn nước. Đối tượng tác động của tội phạm là nguồn nước. Nguồn nước được hiểu là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chưa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác21.
Mặt khách quan của tội gây ô nhiễm nguồn nước được thể hiện ở các dấu hiệu sau:
+ Hành vi thải vào nguồn nước các loại dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, hoặc đổ các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh, hoặc các yếu tố độc hại khác. Nếu hành vi khách quan là “thải vào nguồn nước các loại dầu mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ”, để xác định là vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần căn cứ vào các tiêu chuẩn được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 229-QĐ/TĐC ngày 25 tháng 3 năm 1995 gồm: tiêu chuẩn về chất lượng mặt nước (TCVN 5942-1995), tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ (TCVN 5943-1995), tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944-1995). Nếu hành vi khách quan là “đổ các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại” thì phải gây nên dịch bệnh.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đây là tình tiết bắt buộc để định tội gây ơ nhiễm nguồn nước, theo đó người thực hiện hành vi khách quan ở trên trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước mà không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền như: khơng xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, không ngừng hoạt động cho đến khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, không vận hành hệ thống xử lý nước thải… nên tiếp tục gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Gây hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước được hiểu là làm thay đổi chất , hành vi khách quan bị coi là tội phạm khi người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặt chủ quan, tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi thải vào nguồn nước dầu, mỡ, hóa chất độc hại, các chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép… là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Chủ thể là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên; riêng người thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 của điều luật thì có độ tuổi rừ 14 tuổi trở lên.
Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184 BLHS) có các dấu hiệu pháp lí cơ bản cũng tương tự như dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội gây ơ nhiễm khơng khí, tội gây ơ nhiễm nguồn nước được quy định tại Điều 182, Điều 183 BLHS, chỉ khác nhau về đối tượng bị gây ô nhiễm là đất đai thay vì là khơng khí hay nguồn nước, các chất thải vào đất khác với các chất thải vào khơng khí, nguồn nước. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung phân tích sâu các dấu hiệu pháp lí của tội gây ơ nhiễm đất khác biệt với các dấu hiệu pháp lý của tội gây ơ nhiễm khơng khí, tội gây ô nhiễm nguồn nước.
Khách thể, tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo
vệ đất đai. Đối tượng tác động của tội phạm là đất, bao gồm đất thổ cư, đất canh tác, đất rừng hay các loại đất khác.
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau:
+ Hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép. Các chất độc hại bị chơn vùi hoặc thải vào đất có thể là chất thải phóng xạ, chất thải y tế, thuốc bảo vệ thực vật… Quá tiêu chuẩn cho phép được hiểu là vượt quá tiêu chuẩn chất lượng đất (TCVN 5944-1995) được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 229-QĐ/TĐC ngày 25 tháng 3 năm 1995 để xác định là hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại “quá tiêu chuẩn cho phép”.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đây là tình tiết bắt buộc để định tội gây ơ nhiễm đất, theo đó người thực hiện hành vi khách quan ở trên trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ơ nhiễm đất nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền như: khơng lắp đặt hệ thống xử lý chất thải trước khi thải vào đất, chôn vùi,
thải vào đất chất thải nguy hại, rác thải y tế… nên tiếp tục gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm gây ô nhiễm đất.
Mặt chủ quan, tội phạm này được thực hiện là do lỗi cố ý. Người phạm tội
nhận thức rõ hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Chủ thể, là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ
16 tuổi trở lên, riêng người có hành vi quy định tại khoản 3 điều luật là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang từng bước hiện đại hóa nhưng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng công nghệ lạc hậu của các nước trên thế giới nhưng lại chưa có điều kiện để thay dây chuyền cơng nghệ mới hay lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Xuất phát từ quan điểm coi phòng ngừa là chủ yếu, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ là biện pháp cuối cùng, nên những hành vi khách quan được quy định ở cấu thành cơ bản tại 03 điều luật được coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt chủ quan, người thực hiện hành vi phạm tội này là do lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Chủ thể của các tội gây ơ nhiễm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ đạt độ tuổi theo BLHS quy định.