Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới liên quan đến những

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 61)

trong quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ô nhiễm môi trƣờng

3.1.1. Quy định về mặt khách quan của tội phạm

Luật hình sự của Nga và Đức đã mô tả cụ thể những hành vi khách quan tương ứng các hành vi của tội gây ơ nhiễm. Theo luật hình sự Việt Nam những hành vi này đang được quy định rất chung chung..

Ngoài ra, cấu thành tội phạm, đa phần các tội gây ơ nhiễm trong luật hình sự của Trung Quốc, Nga và Đức đều là những tội có cấu thành vật chất tức dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, ngoại trừ tội gây ô nhiễm nguồn nước trong BLHS Đức là tội phạm cấu thành hình thức32.

Đối với dấu hiệu hậu quả, BLHS Trung Quốc quy định hậu quả do hành vi phạm tội gây ra gồm: gây ô nhiễm nặng cho môi trường, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của công và tài sản cá nhân, hoặc gây thương vong cho người khác. Tương tự như BLHS Trung Quốc và có phần cụ thể hơn, BLHS Nga quy định hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm: gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng, súc vật, các loài cá, hoặc kinh tế nông – lâm nghiệp, hoặc làm ô nhiễm khơng khí hoặc làm biến đổi thuộc tính tự nhiên của khơng khí, hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường xung quanh. Đối với tội gây ô nhiễm đất đai và làm ơ nhiễm khơng khí, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm: gây ô nhiễm đất đai, hoặc làm đất đai bị thay đổi khác bất lợi theo một cách thích hợp gây tổn hại cho sức khỏe của một người khác, cho động vật, thực vật hoặc cho các tài sản có giá trị lớn khác hoặc cho một nguồn nước hoặc trong một phạm vi rộng lớn; gây ra những thay đổi của khơng khí mà những thay đổi này thích hợp gây tổn hại cho sức khỏe của một người khác, cho động vật, thực vật hoặc các tài sản có giá trị lớn khác hoặc cho một nguồn nước bên ngồi phạm vi của thiết bị, hoặc làm thốt một lượng lớn những chất độc hại vào khơng khí bên ngoài phạm vi của nhà máy. Như vậy, theo quy định của luật hình sự của một số quốc gia đã nghiên cứu thì có thể chia

hậu quả do hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm các hậu quả sau:

+ Hậu quả trực tiếp đối với đối tượng bị tác động: gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, khơng khí.

+ Hậu quả gián tiếp gây ra đối với động, thực vật khi một hoặc nhiều thành phần môi trường bị ô nhiễm hoặc thiệt hại về tài sản.

+ Hậu quả gây ra đối với sức khỏe, tính mạng của con người sống trong mơi trường bị ô nhiễm.

3.1.2. Quy định về chủ thể của tội phạm

Đối với tội gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh chủ thể là cá nhân thì pháp luật hình sự Trung Quốc cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với “đơn vị” phạm tội và người quản lý trực tiếp đơn vị phạm tội, Điều 346 “Đơn vị nào phạm những

tội quy định từ Điều 338 đến Điều 345 của Mục này sẽ bị phạt tiền; đối với những người quản lý trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại các điều nói trên của Mục này”.

Pháp luật hình sự Trung Quốc không sử dụng thuật ngữ “pháp nhân” mà dùng thuật ngữ “đơn vị” để đề cập đến các chủ thể là các tổ chức thực hiện hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường. Điều 30 BLHS Trung Quốc đã quy định cụ thể về những loại hình đơn vị là chủ thể của tội phạm bao gồm: các cơng ty, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể. Như vậy, khi quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, luật hình sự Trung Quốc đã không quan tâm đến tư cách pháp nhân của các tổ chức có thể là chủ thể của tội phạm, nên ngoài các tổ chức kinh tế (công ty, xí nghiệp) sinh lợi nhuận thì ngay cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể cũng là chủ thể của tội phạm nói chung và tội phạm gây ơ nhiễm mơi trường nói riêng. Song có thể nhận thấy rằng các đơn vị có thể là chủ thể của tội phạm đều có cơ cấu tổ chức và có mục đích, tiêu chí hoạt động nhất định. Luật hình sự Trung Quốc cũng đã loại trừ trách nhiệm hình sự đối với chủ thể đặc biệt là Nhà nước. Cách quy định rõ về các đơn vị phạm tội giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng pháp luật và cũng thuận lợi cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân.

Một điểm đáng lưu ý là luật hình sự Trung Quốc cịn có quy định về trách nhiệm hình sự đối với người phụ trách trực tiếp và những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị phạm tội gây ô nhiễm môi trường.

Về kỹ thuật thiết kế điều luật, đối với những tội phạm mà đơn vị thực hiện có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nhà làm luật Trung Quốc có hai cách quy định: hoặc quy định ở điều cuối cùng của Chương hoặc bổ sung thêm một khoản quy định

về trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào ngay sau khoản quy định trách nhiệm hình sự của cá nhân. Đối với tội gây ô nhiễm môi trường, các tội phạm về môi trường, nhà làm luật sử dụng cách thứ nhất, tại điều 346 – điều cuối cùng của mục 6 Chương VI về tội phá hoại tài nguyên môi trường – quy định đơn vị và người phụ trách trực tiếp, những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị phạm những tội về phá hoại tài nguyên môi trường được quy định từ Điều 338 đến Điều 345 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.1.3. Quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Theo BLHS Nga, hành vi phạm tội thuộc trường hợp tăng nặng khi gây ra

thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc làm súc vật chết hàng loạt, cũng như được thực hiện ở vùng bảo tồn thiên nhiên hoặc ở vùng được bảo vệ đặc biệt, hoặc do vô ý làm chết người. Như vậy, ngoài dấu hiệu hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thì BLHS Nga còn quy định thêm dấu hiệu về địa điểm thực hiện hành vi phạm tội (vùng bảo tồn thiên nhiên hoặc vùng được bảo vệ đặc biệt) cũng là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, BLHS Đức dành Điều 330 để quy định về các trường hợp

phạm tội có tình tiết tăng nặng cho các tội xâm phạm mơi trường nói chung và các tội gây ơ nhiễm mơi trường nói riêng33. Phạm tội trong trường hợp gây ra hậu quả đối với sức khỏe, tính mạng của con người được quy định riêng và xếp ở tình tiết tăng nặng có mức độ nghiêm trọng hơn so với phạm tội trong trường hợp gây hậu quả cho sinh vật hay với động cơ thực hiện từ lịng tham.

3.1.4. Quy định về hình phạt

3.1.4.1. Hình phạt áp dụng đối với cá nhân

Theo BLHS Trung Quốc thì cá nhân phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường (Điều

338) thì sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền (Điều 338 BLHS).

Hình phạt cải tạo lao động được quy định tại Điều 42 BLHS có thời hạn từ 1 tháng đến 6 tháng. BLHS không đưa ra khái niệm thế nào là hình phạt cải tạo lao động mà quy định cách thức tổ chức chấp hành hình phạt này: Cơ quan Cơng an gần nhất thu hành án cải tạo lao động đối với người bị kết án; Trong thời gian chấp hành, hàng tháng người bị kết án cải tạo lao động có thể được về thăm gia đình từ 1 đến hai ngày, có thể tính mức thù lao cho người bị kết án cải tạo lao động khi có tham gia lao động. Như vậy, hình phạt này là sự giao thoa kết hợp giữa hình phạt

cải tạo khơng giam giữ và hình phạt tù có thời hạn được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Khi áp dụng hình phạt này đối với người bị kết án thì họ khơng bị tước tồn bộ quyền tự do đi lại trong thời gian chấp hành hình phạt và họ tham gia lao động để cải tạo chính bản thân mình, đồng thời họ có thể được tính thù lao khi có tham gia lao động. Loại hình phạt này theo tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà là phù hợp hơn hình phạt cải tạo khơng giam giữ của luật hình sự Việt Nam, cả về thời gian và giá trị cải tạo. Bởi lẽ, từ 1 tháng đến 6 tháng cải tạo lao động là thời gian không quá ngắn, cũng không quá dài, vừa đủ để cải tạo người phạm tội; giúp họ nhận ra lỗi lầm và có thể từ lao động giúp họ thấy được giá trị của cuộc sống34. Theo tác giả, hình phạt này rất phù hợp đối với người bị kết án về tội gây ô nhiễm mơi trường, vì giáo dục cho họ ý thức lao động, ý thức bảo vệ mơi trường.

Hình phạt tiền khơng được quy định mức tiền phạt cụ thể tại Điều 338 mà thực hiện theo quy định của phần chung nên sẽ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất trong quá trình áp dụng của các cơ quan tố tụng. Đây chính là điểm hạn chế trong quy định của BLHS Trung Hoa về tội gây ô nhiễm môi trường.

BLHS Nga đã thiết kế một hệ thống các hình phạt tương đối phù hợp, nhiều

thang bậc từ nhẹ đến nặng và mang tính giáo dục đối với người thực hiện hành vi phạm tội (như đã phân tích ở mục 1.2.2). Một số hình phạt mang tính hiệu quả đối với người phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường mà Việt Nam có thể tham khảo:

+ Về hình phạt lao động bắt buộc có thời hạn tối đa đến hai trăm bốn mươi giờ. Theo quy định tại Điều 49 BLHS, lao động bắt buộc là việc người phạm tội thực hiện các cơng việc có ích cho xã hội trong thời gian nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc chính và học tập mà khơng được trả tiền; Thời hạn lao động bắt buộc mỗi ngày không quá bốn giờ; Trong trường hợp nếu người phạm tội cố tình trốn tránh chấp hành hình phạt lao động bắt buộc thì hình phạt này sẽ được thay thế bằng hình phạt tù (cứ tám giờ lao động bắt buộc bằng một ngày tù); Lao động bắt buộc không áp dụng đối với người tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ có con nhỏ đến ba tuổi, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự nhà nước, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự theo thời hạn quân ngũ mà kéo dài niên hạn binh sĩ và hạ sĩ quan, nếu những người này vào thời điểm tòa tuyên án chưa hết thời hạn triệu tập phục vụ quân ngũ theo quy định của pháp luật. Đây là một hình phạt khơng có trong hệ thống các hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Theo tác giả, hình phạt này rất phù hợp và sẽ phát huy tính giáo dục, răn đe cao đối với người thực hiện hành vi gây ô nhiễm mơi trường cũng như mang tính phịng ngừa đối với những đối tượng khác đang có ý định gây ơ nhiễm mơi trường.

34

+ Về hình phạt lao động cải tạo có thời hạn tối đa đến hai năm. Theo quy định tại Điều 50 BLHS thì lao động cải tạo được áp dụng đối với người phạm tội khơng có nghề nghiệp chính; Khoản thu nhập của người phạm tội lao động cải tạo sẽ bị khấu trừ để sung quỹ Nhà nước theo mức khấu trừ được quy định trong bản án từ 5% đến 20%; Nếu người phạm tội cố tình trốn tránh chấp hành hình phạt lao động cải tạo, tịa án có thể đổi hình phạt này bằng hình phạt tù, cứ một ngày tù bằng ba ngày lao động cải tạo; Lao động cải tạo không áp dụng đối với người tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ có con nhỏ đến ba tuổi, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự nhà nước, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự theo thời hạn quân ngũ mà kéo dài niên hạn binh sĩ và hạ sĩ quan, nếu những người này vào thời điểm tòa tuyên án chưa hết thời hạn triệu tập phục vụ quân ngũ theo quy định của pháp luật. Hình phạt lao động cải tạo cũng khơng có trong hệ thống các hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, song việc quy định hình phạt này sẽ tạo thêm một sự lựa chọn phù hợp cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với người phạm tội khơng có nghề nghiệp chính để đảm bảo người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội do mình thực hiện, những hậu quả do mình gây ra nhưng chưa đến mức cần thiết phải cách ly khỏi xã hội là áp dụng hình phạt tù. Khi áp dụng hình phạt này, người phạm tội vẫn có thể lao động để tạo ra vật chất nhưng đồng thời phải chấp hành việc bị khấu trừ thu nhập để sung quỹ Nhà nước như là một sự răn đe, giáo dục họ không tái phạm.

3.1.4.2. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân

Qua nghiên cứu BLHS Trung Quốc cho thấy vẫn chưa có quy định về hệ thống hình phạt áp dụng cho đơn vị phạm tội. Theo quy định tại Điều 31 “Đơn vị phạm tội sẽ bị phạt tiền…” và Điều 52 quy định mức phạt tiền được áp dụng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp phạm tội cụ thể. Như vậy, hình phạt áp dụng đối với đơn vị phạm tội là hình phạt tiền nhưng nhà làm luật chưa quy định mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa đối với từng tội danh, trong đó có tội gây ơ nhiễm mơi trường.

Việc không quy định mức phạt tiền đối với đơn vị phạm tội cho thấy BLHS Trung Quốc cũng chưa thật hồn chỉnh trong lập pháp phần trách nhiệm hình sự đối với đơn vị phạm tội.

3.2. Kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ô nhiễm môi trƣờng

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, ở Việt Nam tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế nước ta đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính

trong 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ơ nhiễm mơi trường35.

Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm... Theo điều tra của Tổng cục Môi trường tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định, ước tính thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm khơng khí tác động đến sức khỏe người dân tại hai địa phương này mỗi năm là 295.000 đồng/người. Cịn tổng chi phí của những người mắc bệnh về đường hô hấp ở nội thành Hà Nội mỗi ngày lên tới 1.538 đồng/người... Ngồi ra có 80% trường hợp mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ơ nhiễm. Chỉ trong vịng 4 năm gần đây đã có 6 triệu ca liên quan đến ơ nhiễm nước. Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm làm cho cả người bệnh và người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập. Ơ nhiễm môi trường cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Những sự cố gây ô nhiễm nguồn nước trong thời

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)