Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 46 - 61)

2.2. Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình

2.2.1. Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

2009 và thực tiễn áp dụng pháp luật

2.2.1. Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 2009

Nhằm khắc phục những bất cập trong quy định tại các Điều 182, 183, 184 BLHS năm 1999 về tội gây ơ nhiễm khơng khí, tội gây ơ nhiễm nguồn nước, tội gây ô nhiễm đất, ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, trong đó có Chương các tội phạm về môi trường. Tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã sửa đổi, bổ sung các Điều 182, 183, 184 BLHS năm 1999 bằng Điều 182 (Tội gây ô nhiễm môi trường).

Tội gây ơ nhiễm mơi trường có các dấu hiệu pháp lí cơ bản sau:

Khách thể, tội phạm này xâm phạm đến các quy định của nhà nước về BVMT, cụ thể là sự trong sạch của khơng khí, nguồn nước, đất trong mơi trường sống của con người và thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm là mơi trường khơng khí (bầu khí quyển), môi trường nước và môi trường đất.

+ Khơng khí là một hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm khoảng 78.9%, ôxi chiếm khoảng 0.95%, đioxit cacbon chiếm khoảng 0.32% và một số khí hiếm như

metan, heli, neon… Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 – 3% thể tích khơng khí.

+ Nguồn nước: Theo quy định tại Điều 3 Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thì nguồn nước được giải thích chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Trong đó, nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo; nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.

+ Đất là thành phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắn kết với nhau và có thể trồng trọt được. Là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, là mơi trường ni dưỡng các lồi sinh vật, là không gian sinh sống của con người…

Một hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể tác động đến một đối tượng nhưng cũng có thể tác động đến cả ba đối tượng, vì đất, nước, khơng khí là bộ phận khơng thể tách rời của môi trường sống, khi thành phần này bị ô nhiễm thì những thành phần khác của mơi trường cũng bị ảnh hưởng theo.

Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau: - Hành vi khách quan:

+ Thải vào khơng khí các chất gây ơ nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Các chất và tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí gồm: Các loại oxit như nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iơt); Các hợp chất flo; Các chất tổng hợp (ête, benzen); Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa; Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...; Khí quang hố như ozơn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...; Chất thải phóng xạ; Nhiệt độ; Tiếng ồn. Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do q trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất cơng nghiệp. Các tác nhân ơ nhiễm khơng khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.

Hiện nay có 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải (xem bảng 1.6), các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh tại các ngành nghề nêu trên phải đảm bảo các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải tương ứng. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh (xem bảng 1.6).

+ Thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Nguồn nước bị ơ nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên (do mưa, gió bão, lũ lụt đưa vào mơi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng) hoặc có nguồn gốc nhân tạo (q trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào mơi trường nước). Các chất thải độc hại có thể là dẫu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác. Nếu hành vi thải vào nguồn nước các loại dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì cần xác định xem đã quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải hay chưa.

Hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải cho các ngành công nghiệp, các lĩnh vực thương mại (xem phụ lục 1.6).

+ Thải vào đất các chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Hành vi thải vào đất các chất gây ô nhiễm môi trường

được thể hiện bằng các hành vi chôn vùi vào trong lịng đất, hoặc khơng chơn vùi mà thải ra trên mặt đất các chất gây ơ nhiễm mơi trường. Đất có thể bị ơ nhiễm bởi các tác nhân như: Tác nhân hoá học (dư lượng phân bón Nitơ, Phốtpho trong đất; thuốc trừ sâu: clo hữu cơ, lindan, aldrin, photpho hữu cơ…; kim loại nặng, độ kiềm, độ axit... từ chất thải công nghiệp và sinh hoạt); Tác nhân sinh học (trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng giun, sán...); Tác nhân vật lý (nhiệt độ làm ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật; các chất phóng xạ: Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

Trong khi khơng khí và nguồn nước có cơ chế tự làm sạch thì đất khơng có khả năng đó. Nếu con người thải vào đất các chất gây ô nhiễm, sau khi được thẩm thấu vào lòng đất các chất gây ô nhiễm sẽ lưu lại trong đó một thời gian, có thể ngấm vào nguồn nước ngầm hoặc thải vào khơng khí mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều thế hệ.

Cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (xem phụ lục 1.6).

+ Phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh An tồn và kiểm sốt bức xạ năm 1996 thì “chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo beccơren trên kg (70kBq/kg)”. Các chất này có thể được

phóng ra trong quá trình cất giữ, vận chuyển, sử dụng các nguồn phóng xạ tại các lị phản ứng hạt nhân, cơ sở nghiên cứu hạt nhân, tại nơi khai thác và làm giàu chất phóng xạ, thiết bị khác mang nguồn phóng xạ. Chất phóng xạ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người như: Sản phẩm tiêu dùng (một số sản phẩm tiêu dùng cũng có chứa chất phóng xạ. Các ngơi nhà thường được trang bị các thiết bị phát hiện khói có chứa nguồn phóng xạ alpha nhỏ, sơn dạ quang đồng hồ và các dụng cụ cũng có chất phóng xạ tác động vào chất phơtpho làm nó sáng lên); Cơng nghiệp (nhiều người phải tiếp xúc hàng ngày với các vật liệu phóng xạ trong rất nhiều ngành cơng nghiệp; Con mắt bức xạ nhìn được mọi thứ được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, thường để bảo đảm an toàn cho con người.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 thì bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất. Bức xạ khi tác động lên cơ thể sống với liều lượng vượt quá giới hạn cho phép có thể gây tổn thương và nguy hiểm cho cơ thể. Ví dụ: tia rơnghen, tia X, tia laze, sóng âm, hạ âm và siêu âm… Bức xạ có khắp nơi trong mơi trường. Tia X được dùng để soi hành lý tại các sân bay, kiểm tra các khuyết tật mối hàn và các vết hàn hoặc các vết nứt các trong cơng trình xây dựng, các đường ống và các cấu trúc khác; Bức xạ được dùng đo mức độ chất lỏng trong các bồn chứa lớn); Nông nghiệp (bức xạ mạnh đã được sử dụng thành công trong việc phát triển 1500 giống cây lương thực và cây trồng khác cho sản lượng cao hơn, chống chịu tốt hơn với điều kiện thiên nhiên và sâu bệnh); Bức xạ chuẩn đoán và điều trị bệnh (trong lĩnh vực y tế, các ứng dụng bức xạ hầu hết được dựa vào khả năng của chất bức xạ cho phép nhìn xuyên qua và khả năng diệt các tế bào của các bức xạ mạnh); Chiếu xạ khử trùng và bảo quản thực phẩm (thực phẩm được chiếu xạ cũng có thể bảo quản nhiều tháng và loại trừ được các ký sinh trùng và khuẩn có hại).

- Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, hành vi khách quan chỉ cấu thành tội phạm khi vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia27 về chất thải ở mức độ nghiêm trọng; trong trường hợp các hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng thì hành vi gây ơ nhiễm mơi trường chỉ cấu thành tội phạm khi làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm khác.

27

Theo mục I Thông tư 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học công nghệ về hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật thì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi toàn quốc đối với đối tượng thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân cơng quản lý.

Mặt chủ quan: Theo Điều 9 BLHS thì cố ý phạm tội là phạm tội trong những

trường hợp sau đây: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Đối với tội gây ô nhiễm môi trường, người phạm tội nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xử lý các chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải trước khi thải ra môi trường, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội vẫn cố tình khơng thực hiện các quy định về BVMT và thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích của tội gây ơ nhiễm mơi trường rất đa dạng, có thể vì vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân khác… nhưng động cơ, mục đích khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường: Ngay từ trong quy định của điều luật “người nào…”, đã xác định chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là thể nhân (con người cụ thể) có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của Luật Hình sự. Theo quy định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội gây ơ nhiễm môi trường là tội phạm rất nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù. Vì vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây ơ nhiễm mơi trường khi thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 182 với lỗi cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây ơ nhiễm mơi trường đối với mọi khung hình phạt.

Về hình phạt, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ khơng đáng kể thì có thể bị phạt đến năm năm tù; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS thì được hưởng án treo. Ngồi hình phạt chính, người phạm tội cịn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung gồm: phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Phạm tội gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp cấu thành tăng nặng:

+ Khoản 2 Điều 182 quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là phạm tội “có tổ chức” và phạm tội trong trường hợp “làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác”.

Phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS). Trong vụ án gây ơ nhiễm mơi trường có tổ chức, tùy thuộc vào quy mơ và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hiện.

+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể thực hiện những hành vi như: khởi xướng việc thải chất gây ô nhiễm ra môi trường; vạch kế hoạch thực hiện hành vi thải chất gây ô nhiễm ra môi trường cũng như kế hoạch che dấu hành vi phạm tội; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện hành vi thải chất gây ô nhiễm ra môi trường; đôn đốc, thúc đẩy những người đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội.

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nếu khơng có người thực hành thì tội gây ơ nhiễm môi trường chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích của tội phạm khơng được thực hiện, hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và như vậy sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường.

Trong thực tiễn, pháp nhân là chủ thể thực hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường thông qua các thành viên của mình nhằm mục đích thu lợi bất chính cho pháp nhân của mình. Hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân được thực hiện dưới nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi như:

+ Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, khí thải) nhưng vận hành khơng thường xuyên hoặc không vận hành và lắp đặt hệ thống ngầm để dẫn chất thải chưa qua xử lý ra mơi trường.

+ Có ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị có chức

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)