Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 68 - 72)

3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây ô

3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt

- Hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội:

Trên cơ sở kế thừa quy định của BLHS hiện hành về hình phạt áp dụng đối với thể nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường và qua tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc, Nga, Đức), tác giả xin kiến nghị một số nội dung:

+ Về hình phạt tiền, theo quy định tại điểm k, khoản 1, Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013) thì cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT có thể bị phạt tiền tối đa đến 1.000.000.000 đồng. Trong khi đó, BLHS hiện hành quy định đối với tội gây ơ nhiễm mơi trường thì người phạm tội có thể bị phạt tiền tối đa đến năm trăm triệu đồng sẽ khơng cịn phù hợp và cần được sửa đổi. Qua khảo sát ý kiến của 132 người về ý kiến nên thay đổi hay giữ nguyên mức tiền phạt đối với người phạm tội gây ô nhiễm mơi trường, thì có 10/132 (tương ứng 7,6%) người đề nghị giữ nguyên và 122/132 (tương ứng 92,4%) người đề nghị tăng. Trong 122 người đề nghị tăng mức phạt tiền đối với người phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường thì có: 62/122 (tương ứng 51%) đề nghị tăng theo hướng quy định mức tiền phạt tối đa được áp dụng đối với người phạm tội gấp 2 lần

số tiền thu lợi bất chính từ việc khơng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 52/122 (tương ứng 43%) đề nghị tăng theo hướng quy định mức tiền phạt tối đa đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân phạm tội; 8/122 (tương ứng 6%) đề nghị tăng theo hướng quy định một tỷ lệ nhất định so với mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án.

Để quy định của BLHS có tính ổn định cao, theo tác giả khi quy định hình phạt tiền đối với người phạm tội gây ô nhiễm mơi trường có thể xem xét lựa chọn giữa cách quy định mức phạt tiền cụ thể như hiện nay (phải sửa đổi mức tiền phạt cho phù hợp) hoặc quy định bội số gấp 2 lần số tiền thu lợi bất chính từ việc khơng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngồi ra, có thể bổ sung thêm quy định: trong trường hợp người bị kết án khơng có khả năng hoặc cố tình trốn tránh chấp hành hình phạt tiền thì hình phạt tiền sẽ được thay thế bằng hình phạt khác trong phạm vi chế tài được Điều 182 BLHS quy định (như BLHS Nga).

+ Về hình phạt cải tạo lao động (hay lao động bắt buộc), theo kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc, Nga, Đức) cho thấy hình phạt cải tạo lao động có hiệu quả trong việc giáo dục, ngăn ngừa người phạm tội tái phạm. Người phạm tội sẽ thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định hoặc tham gia hoạt động khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây nên. Hình phạt này phù hợp đối với người phạm tội gây ô nhiễm môi trường ở cấu thành cơ bản, bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền nhưng khơng có khả năng hoặc cố tình trốn tránh chấp hành hình phạt tiền. Vì vậy có thể xem xét bổ sung hình phạt lao động cải tạo bắt buộc vào hệ thống hình phạt của BLHS và áp dụng đối với cá nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường.

- Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân

Giữa pháp nhân và thể nhân có những đặc trưng khác nhau nên hệ thống hình phạt áp dụng cho pháp nhân phạm tội sẽ mang những đặc trưng riêng và có những hình phạt chỉ có thể áp dụng riêng cho pháp nhân mà không thể áp dụng cho thể nhân. Đối với hình phạt có thể áp dụng cho cả thể nhân và pháp nhân như hình phạt tiền thì mức tiền phạt áp dụng cũng khơng giống nhau.

Ở tất cả quốc gia mà pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì đồng thời pháp luật hình sự cũng có hệ thống hình phạt riêng áp dụng cho pháp nhân phạm tội. Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng, những hành vi phạm tội của pháp nhân thường xảy ra trong các hoạt động kinh tế và mơi trường với mục đích thu lợi bất hợp pháp. Vì vậy, hình phạt tiền với mức tiền phạt cao hoặc những hình

phạt hạn chế quyền tự do kinh doanh của pháp nhân được coi là những hình phạt có tác dụng giáo dục và phịng ngừa hơn cả.

Luận văn Thạc sỹ “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân” của Hồng Thị Tuệ Phương đã nghiên cứu rất sâu về mặt lý luận và kiến nghị một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung dành cho pháp nhân phạm tội. Về hình phạt chính bao gồm 5 hình phạt: giám sát tư pháp, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động, đóng cửa vĩnh viễn các cơ sở hoặc một trong nhiều cơ sở của pháp nhân, giải thể pháp nhân. Về hình phạt bổ sung cũng bao gồm 5 hình phạt: cấm tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội, giám sát tư pháp (khi khơng áp dụng là hình phạt chính), tịch thu tài sản của pháp nhân, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận về trách nhiệm hìn sự của pháp nhân của Hồng Thị Tuệ Phương, tiếp thu kinh nghiệm của Trung Quốc và đặc điểm của pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường, tác giả đã lấy ý kiến của 132 người về các hình phạt đối với pháp nhân gây ơ nhiễm môi trường (xem bảng tổng hợp kết quả điều tra xã hội học phần phụ lục).

Theo quan điểm cá nhân, tác giả đề nghị các hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân gồm: phạt tiền, giải thể pháp nhân, thu hồi giấy phép hoạt động; Các hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân gồm: phạt tiền, đóng cửa một hoặc các cơ sở hoạt động gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân, cấm tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội, tịch thu tài sản của pháp nhân.

+ Phạt tiền: Là một trong những loại hình phạt phát huy hiệu quả được áp dụng đối với pháp nhân phạm tội nói chung và phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường nói riêng. Hình phạt này có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung (khi khơng áp dụng là hình phạt chính). Vấn đề quan trọng là đặt ra mức phạt như thế nào để có tác dụng trừng trị, răn đe và phòng ngừa tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Theo điểm e, khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thì tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT có bị phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng.

Để quy định của BLHS có tính ổn định cao, theo tác giả khi quy định hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội gây ơ nhiễm mơi trường có thể xem xét lựa chọn giữa cách quy định mức phạt tiền cụ thể như hiện nay (phải sửa đổi mức tiền phạt cho phù hợp) hoặc quy định bội số gấp 2 lần số tiền thu lợi bất chính từ việc khơng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh. Đối với pháp nhân phạm tội thì cần thiết kế mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân phạm tội.

+ Giải thể pháp nhân: Hình phạt này áp dụng đối với pháp nhân Việt Nam phạm tội, nhằm loại trừ khả năng tái phạm của pháp nhân và răn đe đối với các pháp nhân khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Theo quy định tại Điều 98 BLDS thì trước khi giải thể pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản. Giải thể pháp nhân trong trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản và nghĩa vụ khác của pháp nhân.

Hình phạt này chỉ áp dụng đối với tổ chức kinh tế gây ô nhiễm môi trường và không áp dụng đối với các pháp nhân là các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Vì tính chất nghiêm trọng của việc giải thể pháp nhân nên hình phạt này chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường gây hậu quả rất nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

+ Thu hồi giấy phép hoạt động của pháp nhân nước ngồi gây ơ nhiễm mơi trường sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của pháp nhân tại Việt Nam. Đối với pháp nhân nước ngoài việc mở rộng thị trường hoạt động ở một quốc gia là một hoạt động rất quan trọng nhằm phát triển thị phần, xây dựng thương hiệu nên phần lớn họ đều đầu tư rất nhiều tài sản, nếu phải chấm dứt hoàn toàn hoạt động sẽ bị thiệt hại rất lớn về tiền của và uy tín. Vì vậy, đây là một hình phạt rất nghiêm khắc, có tác dụng trừng trị pháp nhân phạm tội và răn đe đối với các pháp nhân đã, đang và sẽ hoạt động ở Việt Nam mà ngành nghề có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường.

Hình phạt này được áp dụng là hình phạt chính.

+ Đóng cửa các cơ sở hoặc một trong các cơ sở của pháp nhân: Nếu như giải thể pháp nhân là hình phạt khai tử pháp nhân thì đóng cửa cơ sở của pháp nhân là hình phạt khai tử cơ sở của pháp nhân hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở của pháp nhân hoạt động với tư cách là chi nhánh được ủy quyền, nếu chi nhánh nào gây ơ nhiễm mơi trường thì chi nhánh đó phải chấm dứt hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt này có tác dụng răn đe đối với các pháp nhân có các chi nhánh hoạt động và hình phạt này được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với các pháp nhân gây ô nhiễm môi trường ở cấu thành cơ bản.

+ Cấm tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội: Hình phạt này nhằm cấm pháp nhân tiến hành các hoạt động có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà Tòa án sẽ

quyết định khoảng thời gian pháp nhân bị cấm hoạt động và chỉ khi nào pháp nhân đã trang bị và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải thì sẽ được cho hoạt động trở lại. Vì vậy, bên cạnh mục đích trừng trị, cải tạo pháp nhân phạm tội thì hình phạt này có một tác dụng lớn là ngăn ngừa và loại bỏ điều kiện để pháp nhân tái phạm.

Hình phạt này được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường.

+ Tịch thu tài sản của pháp nhân: Pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm mơi trường có thể bị tịch thu các tài sản có liên quan đến việc phạm tội, những khoản lợi thu được từ việc không xây dựng, không vận hành hệ thống xử lý chất thải. Khi bị áp dụng hình phạt này, pháp nhân phạm tội bị mất quyền sở hữu đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản nên nhiều trường hợp có thể dẫn đến hậu quả pháp nhân bị phá sản.

Vì vậy hình phạt này được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)