Thực tiễn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng pháp

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật

Theo số liệu thống kê từ ngày 01/7/1999 đến năm 2009, các Tòa án trên cả nước chỉ xét xử 262 vụ án với 420 bị cáo về các tội phạm về môi trường được quy định trong BLHS năm 1999, trong đó có 170 vụ với 270 bị cáo về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; 6 vụ với 12 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; 10 vụ với 16 bị cáo về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, còn các tội phạm khác về mơi trường Tịa án khơng thụ lý xét xử22

.

Tại Hội nghị khoa học về “Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT, trách nhiệm của chúng ta” do Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 26 tháng 6 năm 2008 đã kết luận: Trong 9 năm thi hành BLHS năm 1999 với 10 điều luật thuộc Chương XVII – các tội phạm về

22 Trần Thị Hoa (2011), Những vấn đề lý luận về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật hình

mơi trường, ngồi tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) được áp dụng trong thực tế đã khởi tố 1004 vụ với 1630 bị can, còn lại 8 tội danh khác thuộc chương XVII chưa có thực tiễn áp dụng23. Thực tế có nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường đã xảy ra như vụ Công ty Vedan Việt Nam (Đồng Nai), Công ty Tungkuang (Hải Dương), Công ty thuộc da Hào Dương (Thành phố Hồ Chí Minh)… nhưng chưa có trường hợp nào bị

truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vụ Công ty cổ phần Vedan (Đồng Nai), ngày 8/9/2008, cơng ty bị Cục Cảnh

sát phịng chống tội phạm môi trường – Bộ Công an phát hiện xả 5.000 nước m3/ngày chưa xử lý ra mơi trường. Kết quả phân tích nước thải cho thấy có nhiều chỉ tiêu vượt hàng ngàn lần tiêu chuẩn cho phép như: Chỉ tiêu cyanure vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn, chỉ tiêu độ màu vượt từ 2.600 đến 3.675 lần, COD (nhu cầu oxy hóa học) vượt 195 đến 2.975 lần, BOD (nhu cầu oxy sinh học) vượt 191 đến 1.157 lần, vi sinh vật gây bệnh vượt 1.460 lần và nhiều tiêu chuẩn khác vượt hàng trăm lần24. Cty cổ phần Vedan đã hoạt động chính thức tại Việt Nam từ năm 1993 có tổng vốn đầu tư là 460.724.000 USD, từ năm 1994 đến băm 2007 mỗi năm công ty đạt doanh thu 151.000.000 USD, lợi nhuận trước thuế khoảng 11.300.000 USD. Qua điều tra phát hiện những vi phạm nghiêm trọng về môi trường đã diễn ra từ năm 1994 đến thời điểm bị lực lượng Công an phát hiện. Theo Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm mơi trường cần phải xử lý thì một trong những tiêu chí để xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm thông thường vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép từ 5 (năm) lần trở lên. Như vậy, công ty cổ phần Vedan đã hội đủ các tiêu chí của cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Với những tái phạm, có tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, coi thường pháp luật Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải nhưng Công ty Vedan chỉ bị phạt vi phạm hành chính 267.500.000 đồng và bị truy thu 127.268.067.520 đồng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp25

.

Những vi phạm của công ty Vedan không thể bị khởi tố về tội gây ô nhiễm nguồn nước theo Điều 183 BLHS năm 1999 vì: BLHS năm 1999 khơng quy định

23

http:/www.cand.com

24 Báo cáo số 211/BC-C36-P2, ngày 16/12/2008 của Cục Cảnh sát môi trường về đề xuất hướng xử lý đối với vụ vi phạm của công ty cổ phần Vedan.

25 Theo Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 07/10/2008 của Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Mơi trường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với cơng ty cổ phần Vedan.

trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ơ nhiễm môi trường nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơng ty Vedan là một pháp nhân. Đối với cá nhân, Điều 183 của BLHS quy định: Hành vi gây ơ nhiễm nguồn nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng yếu tố cơ bản cấu thành phải là “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng trước đó cơng ty chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nếu đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân trong cơng ty Vedan thì người này phải “đã bị xử phạt hành chính” mà từ trước tới giờ những nhân viên này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ơ nhiễm mơi trường lần nào.

Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (Thành phố Hồ Chí Minh), ngày 10/10/2008, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện toàn bộ nước thải ra trong quá trình sản xuất được đưa vào bể lắng, hồ chứa rồi qua ống xả đưa trực tiếp ra sông Đông Điền với lưu lượng 2.500 m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, cơng ty cổ phần thuộc da Hào Dương cịn có hệ thống khác (được vận hành riêng) từ hệ thống thu gom để đưa qua mương chảy tràn của bể lắng ra thẳng hồ chứa rồi ra sông Đơng Điền. Kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy nhiều chỉ tiêu trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép: chỉ tiêu COD (nhu cầu ơ xy hóa học) vượt 30 – 40 lần, chất rắn lơ lửng vượt 80 – 90 lần, Crom (VI), là chất được giới y học xem là tác nhân gây ung thư, với hàm lượng vượt 30 – 40 lần26. Tương tự như công ty cổ phần vedan, công ty cổ phần thuộc da Hào Dương cũng đã hội đủ các tiêu chí để được xem là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo hướng dẫn của Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Tăng Văn Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thuộc da Hào Dương về tội gây ô nhiễm nguồn nước theo Điều 183 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, đến tháng 3/2009, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại kết luận khơng khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can do chưa đủ cơ sở. Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương chỉ bị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 33.000.000 đồng.

Đến tháng tháng 11/2009, Tổng cục Môi trường phát hiện nhiều chỉ tiêu trong nước thải của công ty vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép về nước thải

26 Theo công văn số 439/CV-PC36(Đ3) ngày 25/11/2008 của Phịng Cảnh sát mơi trường Cơng an thành phố Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thành phố Hồ CHí Minh (PC15) đề nghị xem xét xử lý hình sự vụ cơng ty Hào Dương.

cơng nghiệp nhiều lần: chỉ tiêu độ màu trong nước thải vượt 12 lần, COD vượt 14 lần nhưng vẫn không thể khởi tố vụ án hình sự đối với những vi phạm của công ty mà chỉ dừng ở việc xử lý hành chính. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính nặng nhất mà Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt đối với công ty là 340.000.000 đồng vào tháng 9/2012.

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)