Những hạn chế trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 46)

2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng pháp

2.1.3. Những hạn chế trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các

nhiễm mơi trường

Một trong những ngun nhân chính của tình trạng trên là do những bất cập trong cấu thành của ba tội về gây ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước, đất thể hiện ở chỗ cấu thành của nhóm tội này địi hỏi phải có đồng thời ba yếu tố sau mới được xử lý hình sự:

+ Hành vi thải, phát tán vào môi trường (khơng khí, nước, đất) các yếu tố độc hại, chất bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép trước đó đã bị xử phạt hành chính;

+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Do không thực hiện các biện pháp khắc phục mà gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trong ba yếu tố trên thì việc xác định hậu quả do các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong thực tiễn rất khó, vì hậu quả ơ nhiễm mơi trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhiều trường hợp hậu quả không thể xảy ra ngay mà sau một thời gian dài, có thể vài chục năm sau, khi đó thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gây ơ nhiễm đã hết. Trong khi đó, các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được coi là tình tiết định tội và định khung hình phạt nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn hậu quả đến mức nào thì được xác định là “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Một ngun nhân khác dẫn đến tình trạng khơng thể khởi tố được tội phạm gây ô nhiễm môi trường là do BLHS không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, song trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp, cơng ty… có tư cách pháp nhân hoặc khơng có tư cách pháp nhân lại là các chủ thể thực hiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường và bị áp dụng các chế tài hành chính theo quy định của pháp luật. Nhưng ở góc độ chế tài hình sự, chỉ những cá nhân cụ thể mới là chủ thể của tội phạm, còn các pháp nhân và tổ chức không phải là pháp nhân dù vi phạm lần đầu hay tái phạm, thậm chí tái phạm nhiều lần và gây hậu quả nghiêm trọng cũng không

đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điển hình như trường hợp của Cơng ty Vedan Việt Nam (Đồng Nai).

Ngồi ra, việc đưa các chế tài hình sự dựa vào từng thành phần mơi trường (nước, đất, khơng khí) là chưa hợp lý. Theo quy định tại Điều 3 Luật BVMT 2005, thành phần của môi trường bao gồm các yếu tố vật chất, tự nhiên, trong đó những yếu tố quan trọng nhất đó là: đất, nước, khơng khí, ánh sáng, âm thanh, hệ động thực vật… và giữa các yếu tố này ln có sự tác động qua lại lẫn nhau, nên ô nhiễm nước sẽ dẫn đến ô nhiễm đất và ngược lại. Việc quy định thành ba chế tài tại ba điều luật dẫn đến sự lặp lại trong mô tả hành vi phạm tội tại khoản 1 mỗi điều luật, như “thải các yếu tố độc hại”, “phát các bức xạ, chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép”.

Bên cạnh đó, mức tiền phạt được áp dụng đối với nhóm tội gây ơ nhiễm chưa đủ sức răn đe đối với người có hành vi vi phạm. Mức phạt tiền cao nhất áp dụng đối với các tội gây ơ nhiễm là một trăm triệu đồng (ngồi ra có thể áp dụng mức phạt bổ sung tối đa đến năm mươi triệu đồng) trong khi chi phí để đầu tư các hệ thống xử lý chất thải có thể lên đến hàng tỷ đồng, nên người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để thu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)