Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 107)

- Đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng.

- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng.

3.4. Phƣơng Pháp nghiên cứu

3.4.1. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng

- Thu thập thông tin thứ cấp của các cơ quan chuyên môn: + Vị trí địa lý, địa hình.

+ Số liệu về khí hậu trung bình 5 năm từ năm 2005 - 2010 (thông qua Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang).

- Diện tích năng suất và sản lượng vải của huyện Yên Dũng thông qua phòng Thống kê.

- Sử dụng phiếu điều tra đánh giá một số chỉ tiêu về canh tác để phát hiện yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng Vải của huyện;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.2. Bố trí các thí nghiệm

3.4.2.1. Thí nghiệm 1

Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa sau thu hoạch đến năng suất, chất lượng vải Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên cây vải 8 tuổi.

+ Công thức I: Cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch 7 – 10 ngày(vào khoảng 6 – 9 tháng 7 năm 2010): Cắt tỉa toàn bộ các cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt.

+ Công thức II: Cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt: Cắt tỉa toàn bộ các cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, Cắt bỏ các đầu cành(kể cả cành cho thu quả năm trước và không cho thu quả) ở vị trí 1-2 cm từ phần bẻ hoặc đỉnh sinh trưởng.

+ Công thức III: Cắt tỉa theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch vải của Viện nghiên cứu Rau quả: Cắt tỉa 3 vụ:

 Cắt tỉa vụ Thu: Được tiến hành vào khoảng 27/6 – 2/7, Sau khi thu hoạch quả, tỉa bỏ cành hè mọc quá dài. Khi lộc Thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những cành yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 2 – 3 cành Thu trên mỗi cành mẹ.

 Cắt tỉa vụ Xuân: được tiến hành vào khoảng 30/1 – 10/2, cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, những chùm hoa bị sâu bệnh.

 Cắt tỉa vụ Hè: được tiến hành vào khoảng 30/3 – 10/4, tỉa bỏ những chùm quả nhỏ, sâu bệnh.

+ Công thức IV (đối chứng): không cắt tỉa.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.4.2.2. Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất, chất lượng vải (trên cây vải 8 tuổi)

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây. + Công thức I: Phun GA3 30 ppm

+ Công thức II: Phun GA3 50 ppm + Công thức III: Phun GA3 70 ppm

+ Công thức IV (đối chứng): Phun nước lã Thời gian phun:

 Lần 1: phun trước khi nở hoa

 Lần 2: phun khi hoa tàn

 lần 3: phun khi quả bằng hạt đậu xanh ( sau khi hoa tàn 7 ngày)

Cách pha dung dịch để phun: Hoà tan hoàn toàn lượng GA3 thương phẩm trong cồn 900

(sử dụng lượng cồn vừa đủ để pha), thêm nước cất tạo dung dịch mẹ 1.000 ppm. Pha dung dịch mẹ với nước lã để được nồng độ thích hợp, pha xong phun ngay.

Thí nghiệm được tiến hành trên cây vải cắt tỉa theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch vải của Viện nghiên cứu Rau quả.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

3.4.2.3. Thí nghiệm 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng vải

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên cây vải 8 năm tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công thức I: Phun phân bón lá Siêu Kali + Công thức II: Phun phân bón lá Multi-Rice + Công thức III: Phun phân bón lá Đầu Trâu + Công thức IV(đối chứng): Phun nước lã

Thời gian phun: lần 1 phun trước khi nở hoa 7 - 10 ngày, lần 2 sau khi đậu quả 7-10 ngày (trước rụng quả sinh lý đợt 1, lần 3 sau đậu quả 40 - 50 ngày sau khi đậu quả (trước rụng quả sinh lý lần 2), lần 4 sau đậu quả 60 ngày. Mỗi lần phun với liều lượng là 5g phân bón lá pha với 4 lít nước phun cho 01 cây.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón

phân, tưới nước và phong trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

3.5. Các chỉ tiêu phƣơng pháp nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng

- Thời gian xuất hiện từng đợt lộc - Số lượng lộc

- Số lộc hình thành cành mẹ

* Nhóm chỉ tiêu về ra hoa đậu quả

- Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả trên các công thức

- Tổng số hoa trên chùm, tỷ lệ hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính: Mỗi cây chọn 4 chùm hoa ở lưng tán theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đếm tổng số hoa ra/chùm, số hoa cái, đực và hoa lưỡng tính sau đó chia trung bình. - Tỷ lệ đậu quả/ chùm(%): Bằng (tổng số quả đậu/ hoa lưỡng tính + hoa cái)x100

* Một số chỉ tiêu quả:

- Tỷ lệ phần ăn được (%) = (Khối lượng cùi x 100)/ khối lượng quả. - Khối lượng hạt (gam) cân 30 hạt/ mẫu và tính trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đánh giá năng suất lý thuyết = Khối lượng quả x số quả/ chùm x số chùm quả/cây.

Đánh giá năng suất thực thu: Cân khối lượng quả của các cây thí nghiệm và tính trung bình

* Đánh giá chất lượng quả:

- Đánh gía theo phương pháp phân tích: Các chỉ tiêu được phân tích tại Viện khoa học sự sống của trường Nông Lâm Thái Nguyên.

 Đường tổng số (%)

 Axit tổng số (%)

 Độ Brix (%)

3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng chương trình Excel và IRRISTAT 4.0 trên máy vi tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lƣợng vải tại huyện Yên Dũng lƣợng vải tại huyện Yên Dũng

4.1.1. Diện tích và sản lượng vải

Trong các cây ăn quả hiện nay, cây vải đang là một trong những cây có quy mô sản xuất lớn, tập trung mang tính hàng hoá cao. Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn, diện tích vải chủ yếu tập trung ở các huyện như: Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng...Hiện nay Bắc Giang đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho quả vải thiều Lục Ngạn. Đó là một thuận lợi rất lớn đối với sự phát triển của cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn nói riêng, của tỉnh Bắc Giang nói chung. Huyện Yên Dũng là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng vải cũng như năng suất vải những năm gần đây có xu hướng giảm (Bảng: 4.1)

Bảng 4.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng vải của huyện Yên Dũng

TT Chỉ tiêu theo dõi Năm

2000 2005 2009 2010

1 Diện tích (ha) 672 954 895 895

2 Năng suất (tạ/ha) 21,03 28,1 14,67 7,00

3 Sản lượng (tấn) 1.413 268 1.313 627

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2010)

4.1.2. Về cơ cấu giống vải

Đến năm 2010, theo số liệu điều tra toàn huyện có hơn 5 giống vải, tập trung vào hai nhóm giống đó là nhóm vải chính vụ (vải Thiều) chiếm 92% và nhóm vải chín sớm chiếm 0,8 % tổng diện tích vải. Nhóm vải chín sớm gồm các giống vải Phúc Hòa, U hồng, U trứng, Bình Khê, Thanh Hà. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo xây dựng các mô hình cải tạo, thay nhanh giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm và cực sớm ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Tiêu thụ và chế biến vải

Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và một số sản phẩm chế biến, chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu; những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm trên 15% tổng sản lượng vải quả. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải đông lạnh, rượu vang vải…nhưng với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 2 đến 4% tổng sản lượng.

Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước, nước ta còn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm tới trên 80% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ tươi của tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Qua điều tra, những năm 2001- 2003 quả vải Thiều được giá nên người dân chú trọng đầu tư và chăm sóc, do đó cây vải cho năng suất, sản lượng vải cao, chất lượng tốt, quả vải đã được đem bán sang các huyện, tỉnh lân cận và một số lượng đã được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc. Những năm gần đây, do một số nguyên nhân (người dân chưa chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch ngắn, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, sản xuất không tập trung...) đã làm cho diện tích, sản lượng vải của huyện ngày càng giảm, thi trường tiêu thụ bị thu hẹp.

4.1.4. Khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác vải ở vùng nghiên cứu

Cây vải cũng như các cây trồng khác, để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, ngoài yếu tố về giống, điều kiện tự nhiên, thì cần áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Trong thời kỳ kinh doanh của cây vải, cây được chăm sóc chu đáo cẩn thận. Các công việc được tiến hành trong giai đoạn này bao gồm: Chăm sóc, làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, bón phân... Trong những năm có thời tiết biến động nhiều: mưa nhiều, nhiệt độ cao vào thời điểm cây ngủ đông sẽ làm cho cây phát lộc đông, các hộ trồng vải cần chủ động diệt lộc đông. Ngoài ra trong giai đoạn này, các hộ cũng chú ý áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình ra hoa đậu quả sau này như: Khoanh cành, cuốc lật đất xung quanh tán cây… đây là những khâu kỹ thuật quan trọng trong thâm canh vải.

Trong giai đoạn ra hoa, nhằm đạt tỷ lệ thụ phấn, đậu quả cao, người dân các vùng trồng vải đã chủ động nuôi ong lấy mật. Ngoài việc tăng tỷ lệ đậu quả cho cây, người dân còn thu được lợi nhuận từ nguồn mật hoa vải. Giai đoạn quả non đến khi quả lớn cũng đòi hỏi quy trình chăm sóc đặc biệt mới có thể thu được quả vải có chất lượng cao, màu sắc mã đẹp, được thị trường ưa chuộng. Trong giai đoạn này các hộ trồng vải cũng chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây và quả vải.

Để làm rõ thêm về yếu tố con người, tập quán canh tác ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vải tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện điều tra ngẫu nhiên tại 3 xã Yên Lư, Tân Liễu và Nham Sơn (đây là 3 xã có diện tích trồng vải lớn của huyện) với tổng số hộ điều tra là 180 hộ. Kết quả điều tra tình hình chăm sóc và quản lý vườn vải của các hộ nông dân tại 3 xã trên được thể hiện như sau:

4.1.4.1. Mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng trồng vải

Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, phân bón là yếu tố đầu tư rất được quan tâm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt.

Trong trồng vải thường bón các loại phân chuồng và phân khoáng các loại gồm: phân đạm urê, supe lân, kali clorua, NPK chuyên dùng cho cây ăn quả. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy mức độ đầu tư về phân bón của các hộ trồng vải ở các vùng khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: tỷ lệ số hộ trồng vải có đầu tư phân bón là rất thấp (tỷ lệ người dân không bón phân chuồng là 51,6%; phân đạm Urê là 91,1%; Phân lân là 26,1%; Phân bón lá là 46,7%; Đặc biệt là phân bón Kali, hầu hết các hộ không bón). Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, các hộ trồng vải thường tận dụng cây phân xanh để bón cho cây vải thay phân chuồng, như vậy sẽ giảm được công vận chuyển, giảm được chi phí sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón cho vải ở các vùng nghiên cứu năm 2010

Hạng mục và mức độ đầu tƣ Tỷ lệ số hộ (%)

Nham Sơn Yên Lƣ Tân Liễu TB 1. Phân chuồng hoặc phân xanh

- Không bón 36,6 65,0 53,3 51,6 - Có bón phân chuồng 63,4 35,0 46,7 48,4 - Bón từ 20-30 kg/ cây/ năm 60,0 28,3 41,7 43,3 - Bón > 30 kg/ cây/ năm 3,4 6,7 5,0 5,1 2.Bón phân đạm urê - Không bón 88,3 91,7 93,3 91,1 - Có bón: 11,7 8,3 6,7 8,9 + Bón lượng từ 0,3 - 0,5kg/cây/năm 11,7 8,3 6,7 8,9 + Bón lượng từ 0,5-0,7kg/cây/năm 0 0 0 0 + Bón lượng >0,7 kg/cây/năm 0 0 0 0 3. Bón phân Kcl Không bón 100 100 100 100 Có bón : 0 0 0 0 4.Bón phân lân Không bón 20,0 25 33,3 26,1 Có bón : 80,0 75 66,7 74,9 + Bón lượng <1,5 kg/cây/năm 71,7 56,7 41,6 56,7 + Bón lượng > 1,5 kg/cây/năm 8,3 18,3 25,1 18,2 5. Phân bón lá - Có sử dụng 70 45,8 24,4 46,7 - Không sử dụng 30 54,2 75,6 53,3

3. Năng suất bình quân năm 2009 (tạ/ha)

36,3 32,6 29,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỷ lệ số hộ có sử dụng chế phẩm phân bón qua lá ở các vùng lần lượt là: Nham Sơn tỷ lệ hộ sử dụng 70 %, Yên Lư tỷ lệ hộ sử dụng 45,8 % và Tân Liễu tỷ lệ hộ sử dụng 24,4 %. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết có rất nhiều loại phân bón qua lá được các hộ dân sử dụng như: Đầu trâu, Siêu kali, comex, ....tuy nhiên các hộ dân ở xã Nham Sơn cho rằng sử dụng phân bón lá Đầu trâu và siêu kali để bón thúc hoa và thúc quả cho năng suất cao, mẫu mã đẹp hơn.

Qua đây chúng tôi thấy rằng, mức độ đầu tư về phân bón cho vải ở

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)