Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 66)

Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.2a; 4.2b.

Qua bảng 4.8 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải ở công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt đều sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức ĐC.

Số chùm quả/cây ở các công thức thí nghiệm đều thấp hơn so với công thức ĐC. Điều này có thể lý giải là do số cành ra lộc Thu/cây của công thức đối chứng cao hơn so với các công thức khác. Số chùm quả/cây ở công thức ĐC là 187,02 chùm, cao hơn công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt, công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả và công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch lần lượt là 19,61 chùm; 9,04 chùm và 2,93 chùm. Công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt và công thức cắt tỉa theo Viện nghiên cứu Rau quả, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về số chùm quả/cây so với công thức ĐC.

Tỷ lệ nghịch với số chùm quả/cây là khối lượng quả. Công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt có số chùm quả/ cây thấp nhất tương ứng với khối lượng quả cao nhất ( 24,96g/quả) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức khác. Khối lượng quả của công thức công thức cắt tỉa 1 lần sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu hoạch và công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt toán học so với công thức ĐC. Khối lượng quả của công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch là 22,06 gam/quả; công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả là 23,26gam/quả; đối chứng là 22,52gam/quả.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đ ến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Công thức

Chỉ tiêu CT I CT II CT III Đ/c CV%

Số chùm quả/cây (chùm)

Số chùm 184,09a 167,41b 177,98c 187,02a 2,0 Số quả/chùm (quả) Số quả 6,46a 7,07a 6,68a 5,41b 6,8 Khối lượng quả (g) KL quả 22,06a 24,96b 23,26a 22,52a 3,3

Năng suất lý

thuyết (kg/cây) Năng suất 26,34 29,54 27,65 22,79 Năng suất TT

(kg/cây)

Năng suất 22,00a 26,33b 23,83ab 14,67c 9,1 So với đ/c 7,33 11,66 9,16 0

Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột giống nhau một chữ cái không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 I II III IV Công thức Q u ả/ ch ù m Quả/chùm

Biểu đồ 4.2a: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến số quả/chùm

Cây vải cũng như các cây trồng khác, năng suất là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.2b chúng ta thấy, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với công thức ĐC.

- Công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt đều đạt giá trị năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất, đạt 29,54 kg/cây (NSLT) và 26,33 kg/cây (NSTT). Tiếp theo là công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả, đạt 27,65 kg/cây (NSLT); 23,83 kg/cây (NSTT), công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch đạt 26,34 kg/cây (NSLT) và 22,00 kg/cây (NSTT).

- Công thức ĐC có năng suất thấp nhất, đạt 22,79 kg/cây (NSLT) và 14,67 kg/cây (NSTT).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Kg/cây I II III IV Công thức Năng suất

Biểu đồ 4.2b: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất thực thu

Tỷ lệ phần trăm ăn được là chỉ tiêu quan trọng đánh giá về chất lượng vải thiều, qua kết quả đo đếm chúng tôi thấy: Xét chung các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm ăn được và khối lượng quả, khối lượng hạt ở công thức II có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức ĐC. Tỷ lệ phần trăm ăn được ở công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch và cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt cao hơn công thức ĐC từ 0,05 – 0,86%. Công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả có tỷ lệ ăn được thấp hơn so với công thức ĐC là 0,57%. Chỉ tiêu khối lượng hạt ở các công thức dao động từ 1,44 – 1,51 gam. Ở công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch có khối lượng hạt nhỏ nhất là 1,44gam và có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác. Công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt và cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả có khối lượng hạt tương đương hoặc bằng công thức ĐC (Công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt: 1,51gam; Công thức cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả: 1,50gam; Đối chứng: 1,51gam).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả phân tích về hàm lượng chất rắn hoà tan (độ Brix), đường tổng, hàm lượng axít và hàm lượng chất khô ở trong quả vải thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu quả vải

Công thức Tỉ lệ ăn đƣợc (%) Khối lƣợng quả (g) Khối lƣợng hạt (g)

I 78,48a 22,06a 1,44b II 79,29a 24,96b 1,51a III 77,86a 23,26a 1,50a Đ/c 78,43a 22,52a 1,51a

CV% 1,7 3,3 4,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột giống nhau một chữ cái không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05

Chất lượng quả phần lớn là do đặc tính của giống, đất đai và chế độ chăm sóc, việc tác động các biện pháp cắt tỉa không làm thay đổi nhiều chất lượng quả vải. Số liệu ở bảng cho thấy: Hàm lượng đường tổng số, Axit tổng số và hàm lượng chất khô ở các công thức thí nghiệm ít có sự sai khác. Độ Brix có sự sai khác hơn, công thức cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt và cắt tỉa theo quy trình trồng và chăm sóc cây vải của Viện nghiên cứu Rau quả cao hơn so với ĐC từ 1,06 – 1,23 độ B-rix, công thức cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch có độ Brix thấp hơn so với ĐC là 0,14 độ Brix.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu sinh hoá quả vải

Chỉ tiêu/ công thức Độ B-rix (%) Đƣờng tổng số (%) Axit tổng số (%) Chất khô (%) I 17.43 13.8 0.33 17.57 II 18.80 12.32 0.36 17.28 III 18.63 12.24 0.32 17.63 Đ/C 17.57 11.52 0.33 17.90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 66)