Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa và tác động của cơ giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 107)

Theo kết quả nghiên cứu của Menzel (1998) [48] ở Austraylia cho biết cắt khoanh vỏ một đường rộng 0,3 cm trên cây vải 3 - 10 tuổi làm tăng năng suất 15 - 40kg/cây. Ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1994 người ta tiến hành cắt khoanh vỏ theo hình xoắn ốc trên gốc cây của 2 giống vải có tính ra hoa rất chậm (cây dưới 10 năm chưa bói quả) đã làm cho chúng ra hoa sớm.

Theo Hertslet (1989), [47], đốn, cắt tỉa tạo hình có thể coi như là các kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây vải nói riêng. Muốn biết cắt tỉa vào lúc nào, những cành nào nên cắt bỏ thì phải có những nghiên cứu cụ thể, dựa trên các nguyên lý chung sau đây:

- Sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất có sự cân bằng theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại cây trồng. Nếu phá vỡ sự cân bằng này cây sẽ tự thiết lập lại một cân bằng mới, dựa vào đặc điểm này ta có thể thay lộc, cành mới hay phục tráng lại bộ rễ.

- Những cành ở trên mặt tán có hiện tượng ưu thế ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới. Phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn sẽ tạo điều kiện cho các cành phía dưới phát triển.

- Theo lý luận về giai đoạn phát dục của các vị trí cành trên cây, sự phát dục giảm dần từ cành ngọn xuống cành phía dưới. Vì vậy, cần tạo cho cây có bộ tán phân bố đều. Mặt khác, thông qua cắt tỉa sẽ làm tăng khả năng ra hoa đậu quả của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ảnh hưởng của gió bão cũng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với một số giống vải khi đốn, tỉa. Việc đốn tỉa cho các cây còn trẻ sẽ tạo cho chúng một cấu trúc khoẻ mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của gió, bão và làm tăng diện tích mang quả. Với những giống có cành dài như: Fay Zee Siu, Tai So... cành rất dễ bị chẻ ra khi gặp gió. Với những giống phân cành ngắn và dày như: Wai Chi, No Wai Chi gặp gió bão có thể bị bẻ gãy ở phần sát mặt đất. Cần quan tâm chăm sóc cho cây thường xuyên trong suốt 4 năm đầu tiên, tỉa bỏ những cành yếu và những cành có phần vỏ sát vào nhau.

Cắt tỉa cành ngoài việc tạo cho tán cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, thuận lợi chăm sóc còn nhằm mục đích điều hoà sự sinh trưởng ra hoa và kết quả của cây. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, tác dụng rõ rệt của việc khoanh vỏ và cắt tỉa cành đến việc hạn chế lộc Đông và tăng năng suất của cây vải. Theo Phạm Văn Côn (2005) [10], ở cây vải thì có 3 lần cắt tỉa, tạo cành, đó là tạo cành cấp 1, tạo cành cấp 2 và tạo cành cấp 3, cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau, các cành này không được giao nhau và phân bố ở các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt. Theo Phùng Quốc Hưng (2006) [19], cắt tỉa để lại 15 nhánh hoa/chùm đã làm tăng năng suất của giống vải thiều 4,83%.

Theo Đỗ Xuân Bình (2003) [7] , khoanh thân kết hợp với phun Ronsstar và Ethrel có hiệu quả cao trong việc xử lý những cây vải không ra hoa vào vụ Xuân, làm cho 100% số cây ra lộc Đông đều ra hoa, đậu quả, có số quả đậu tăng 2,6 quả/chùm và năng suất tăng từ 15,8 – 20,5 kg/cây.

Theo Phạm Minh Cương và cộng sự (2005) [13], thì tỷ lệ ra hoa cao ở phương pháp khoanh xoắn ốc với tỷ lệ 92%, đồng thời với số quả đậu cao nhất đạt tỷ lệ 86%, trong khi đó khoanh vòng tròn chỉ đạt 42% và so với đối chứng là 26%. Như vậy, khoanh vỏ có tác dụng làm tăng số cây ra hoa đồng thời tăng số cây có quả đậu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Ảnh hƣởng của một số loài sâu bệnh hại chính đối với sản xuất vải

Có đến hơn 58 loài sâu hại đã gây thiệt hại cho cây vải. Các loài sâu hại chính là: Bọ xít hại vải (Tessaratoma papillosa), sâu đục cuống quả (Conopomorha sinensis), xén tóc hại vải (Aristobia testudo), ruồi (Dasineura sp), nhện lông nhung (Eriophyes lichi) là những loài nguy hiểm nhất đối với

cây vải ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Sâu đục quả (Cryptophlebia ombrodelta) là sâu hại vải nguy hiểm nhất ở Australia.

Ở Việt Nam, sâu đục quả đã gây hại nghiêm trọng trên cây vải, làm giảm đáng kể hiệu quả kinh tế của người dân trồng vải.

Một số bệnh gây hại chủ yếu trên cây vải: bệnh loét, thối quả, bệnh thán thư...

2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và ở Việt Nam

2.4.1. Tình hình tiêu thụ vải trên thế giới

Trên thế giới, diện tích trồng vải năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng 251.000 tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng đạt tới 1.95 triệu tấn. Trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng 1,75 triệu tấn, (chiếm 78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới)(Viện nghiên cứu Rau quả, 2007) [41]. Trung Quốc được coi là quê hương của vải và cũng là nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng vải ở Trung Quốc là 584.000 ha và sản lượng là 958.700 tấn.

Sau Trung Quốc thì Ấn Độ là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và sản lượng vải. Theo Ghosh (2000) [46], đến năm 2000, diện tích trồng vải của Ấn Độ là 56.200 ha và sản lượng đạt 428.900 tấn; Các vùng trồng vải chủ yếu của ấn Độ là West Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn), Bihar (310.000 tấn) Uttar Pradesh (14.000 tấn).

Châu Phi có một số nước trồng vải theo hướng sản xuất hàng hóa là Nam Phi, Madagatca, Renyniong trong đó Madagatca nằm ở phía Tây Ấn Độ Dương, sản lượng hàng năm khoảng 3,5 vạn tấn, là nước có sản lượng vải lớn nhất châu Phi (Trần Thế Tục, 2004) [37].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Hiện nay vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng, đặc biệt là các giống vải tốt đều tập trung ở nơi này. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới phải kể đến đó là Hồng Kông, Singapore, hai thị trường này nhập vải chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước

Ở Việt Nam cây vải được trồng cách đây khoảng 2000 năm. Vùng phân bố tự nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 - 190

vĩ Bắc trở ra. Vải được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm đã hình thành các vùng trồng vải có diện tích tương đối lớn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2001):Năm 2000, diện tích vải của Việt Nam đạt trên 20.000 ha, trong đó có 13.5000 ha đang cho thu hoạch với năng suất 2 tấn/ha. Sản lượng khoảng 25.000 - 27.000 tấn quả tươi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2004 diện tích trồng vải của cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn (chiếm 13.69% diện tích và 16.62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống trồng phổ biến là giống vải thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích). Tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tây,… .

Khoảng 70% sản lượng vải của nước ta hiện nay được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa. Phần còn lại được xuất khẩu chủ yếu là sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, ngoài ra một lượng vải nhỏ còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và thị trường châu Âu . Đại đa số vải được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, một số ít được sấy khô hay đóng hộp, chế biến nước giải khát.

2.5. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

2.5.1. Điều kiện tự nhiên

2.5.1.1. Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là huyện miền núi nằm ở phiá Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện là thị trấn Neo, cách thị xã Bắc Giang 16 km. Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương ; Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang ; Phía Tây giáp huyện Việt Yên ; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với vị trí của huyện như trên, các trung tâm đô thị lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc sẽ là thị trường lớn để tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả sản phẩm lâm nghiệp, thuỷ sản) có ưu thế. Tuy nhiên, do tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn và gần khu vực cửa khẩu Trung Quốc, nên nông nghiệp của huyện cũng bị một sức ép trực tiếp của các loại hàng hoá nông sản yêu cầu chất lượng cao do các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Quốc sản xuất, trao đổi trên thị trường. Trong những năm tới sản xuất nông nghiệp của huyện cần chuyển đổi cơ cấu để giải quyết sự cạnh tranh trên nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển.

2.5.1.2. Điều kiện khí hậu, đất đai trồng vải ở huyện Yên Dũng

* Điều kiện khí hậu

Cây vải đã được trồng trên đất huyện Yên Dũng nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung từ nhiều năm nay, qua theo dõi cho thấy các giống vải đang được trồng ở đây đều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Cây vải là cây ăn quả á nhiệt đới, có yêu cầu ngoại cảnh khá khắt khe, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa hàng năm. Nhiệt độ cần cho sinh trưởng của vải từ 16 - 280

C, thích hợp nhất là từ 24 - 290C. Biên độ nhiệt ngày và đêm chệnh lệch càng lớn thì sự tăng trưởng của vải càng tốt. Cây vải yêu cầu nhiệt độ trong các tháng giêng, hai xuống dưới 130C để phân hóa mầm hoa. Lượng mưa tốt nhất cho vải từ 1.250 - 1.700mm/năm. Ánh sáng càng nhiều càng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải. Đặc biệt thời kỳ hình thành hoa cần rất nhiều ánh sáng.

Khí hậu của huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang nói chung chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới vùng trung du và miền núi phía Bắc, có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có đặc điểm khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9.

Để tìm hiểu mức độ thích nghi cũng như ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, thời tiết của các vùng nghiên cứu đến khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa đậu quả của cây vải. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về khí tượng thủy văn trung bình nhiều năm của các trạm khí tượng trong tỉnh thông qua Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang được thể hiện qua bảng 4.1:

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,1 – 23,4 oC. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Tháng Bảy có nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,8 oC. Nhiệt độ trung bình tối thấp dao động từ 20,1 – 20,8 oC, nhiệt độ trung bình tối cao từ 27,8 – 27,9 oC. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình thường nhỏ hơn 18 oC. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của cây vải, nhận thấy rằng chế độ nhiệt Các tiêu chuẩn nhiệt độ trung bình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với cây vải, đặc biệt vào các thời kỳ sinh trưởng của vải như: ra lộc, ra hoa và kết trái. Hơn nữa, khi so sánh với các yêu cầu sinh thái, có thể thấy rằng không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 32 oC hoặc nhỏ hơn 10 oC, chứng tỏ yếu tố nhiệt độ tại vùng này thích hợp cao đối với cây vải.

Bảng 2.3. Một số đặc trưng về khí hậu của vùng nghiên cứu (Trung bình nhiều năm từ 2005 – 2009)

Tháng Nhiệt độ (o C) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (giờ) TB CN TN I 16,3 20,8 13,9 23,2 81 65 II 17,4 21,1 15,5 25,4 84 44 III 19,9 23,4 17,8 46,6 85 43 IV 23,6 27,9 21,4 104,5 88 82 V 27,0 31,4 24,1 182,0 85 171 VI 28,8 32,6 25,9 246,5 83 169 VII 28,8 32,6 26,0 272,5 85 182 VIII 28,3 32,5 25,5 272,6 86 173 IX 27,3 32,1 24,5 189,0 82 194 X 24,6 30,0 21,8 140,4 79 171 XI 21,3 26,7 18,3 50,6 79 144 XII 17,8 22,9 14,8 25,2 78 114 TB 23,4 27,8 20,8 1578,6 82 1552

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1578,6 mm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất tháng 1, tháng 2, tháng 11, tháng 12; các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8. So sánh với các yêu cầu về lượng mưa của cây vải, có thể thấy rằng lượng mưa tại các vùng trồng vải chủ lực của Bắc Giang rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây vải. Tổng lượng mưa trong năm thường cao hơn 1300 mm, phân bố tương đối phù hợp theo các giai đoạn và thời kỳ sinh trưởng của cây vải. Tuy nhiên, trong một số năm, lượng mưa phân bổ không đều và khắc nghiệt, lại rơi vào các thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây vải, làm cho cây vải rụng lá, hoa và quả, thường là nguyên nhân chính gây mất mùa.

- Về độ ẩm: ẩm độ không khí trung bình hàng năm là 83 %. Sự chênh lệch độ ẩm các tháng của các vùng trồng vải không lớn, dao động từ 1 – 9 %. Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là tháng 12 (78%), cao nhất là tháng 4 (88%).

- Tổng số giờ nắng: là vùng có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm tại các vùng trồng vải chủ lực dao động là 1552 – 1679 giờ. Bình quân số giờ nắng trong ngày từ 4,2 – 4,6 giờ; cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

* Địa hình:

Địa hình của huyện đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Nham Sơn, Tiền Phong, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thụy và TT. Neo. Dãy núi Nham Biền có độ cao +20m đến +230m cắt ngang địa bàn huyện. Phần lãnh thổ còn lại là địa hình bằng có độ dốc dưới 30, độ cao phổ biến từ + 2m đến +15m, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên.

Theo tài liệu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) xây dựng năm 2005, trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 13.996,87ha chiếm 65,47% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bổ ở ven sông Cầu, sông Thương, sông Lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam. Là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 1.083,47ha chiếm 5,07% diện tích tự nhiên với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ, loại đất này được phân bố hầu hết các xã trong huyện. Đây là đất nghèo đạm, lân song giàu kali; đất tơi xốp, thoát nước tốt thích hợp các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 3.479,49ha, chiếm 16,36% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố ở các xã có dãy núi Nham Biền chạy qua, đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 107)