Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 107)

2.5.1.1. Vị trí địa lý

Là huyện miền núi nằm ở phiá Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện là thị trấn Neo, cách thị xã Bắc Giang 16 km. Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương ; Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang ; Phía Tây giáp huyện Việt Yên ; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với vị trí của huyện như trên, các trung tâm đô thị lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc sẽ là thị trường lớn để tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả sản phẩm lâm nghiệp, thuỷ sản) có ưu thế. Tuy nhiên, do tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn và gần khu vực cửa khẩu Trung Quốc, nên nông nghiệp của huyện cũng bị một sức ép trực tiếp của các loại hàng hoá nông sản yêu cầu chất lượng cao do các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Quốc sản xuất, trao đổi trên thị trường. Trong những năm tới sản xuất nông nghiệp của huyện cần chuyển đổi cơ cấu để giải quyết sự cạnh tranh trên nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển.

2.5.1.2. Điều kiện khí hậu, đất đai trồng vải ở huyện Yên Dũng

* Điều kiện khí hậu

Cây vải đã được trồng trên đất huyện Yên Dũng nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung từ nhiều năm nay, qua theo dõi cho thấy các giống vải đang được trồng ở đây đều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Cây vải là cây ăn quả á nhiệt đới, có yêu cầu ngoại cảnh khá khắt khe, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa hàng năm. Nhiệt độ cần cho sinh trưởng của vải từ 16 - 280

C, thích hợp nhất là từ 24 - 290C. Biên độ nhiệt ngày và đêm chệnh lệch càng lớn thì sự tăng trưởng của vải càng tốt. Cây vải yêu cầu nhiệt độ trong các tháng giêng, hai xuống dưới 130C để phân hóa mầm hoa. Lượng mưa tốt nhất cho vải từ 1.250 - 1.700mm/năm. Ánh sáng càng nhiều càng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải. Đặc biệt thời kỳ hình thành hoa cần rất nhiều ánh sáng.

Khí hậu của huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang nói chung chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới vùng trung du và miền núi phía Bắc, có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có đặc điểm khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9.

Để tìm hiểu mức độ thích nghi cũng như ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, thời tiết của các vùng nghiên cứu đến khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa đậu quả của cây vải. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về khí tượng thủy văn trung bình nhiều năm của các trạm khí tượng trong tỉnh thông qua Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang được thể hiện qua bảng 4.1:

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,1 – 23,4 oC. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Tháng Bảy có nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,8 oC. Nhiệt độ trung bình tối thấp dao động từ 20,1 – 20,8 oC, nhiệt độ trung bình tối cao từ 27,8 – 27,9 oC. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình thường nhỏ hơn 18 oC. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của cây vải, nhận thấy rằng chế độ nhiệt Các tiêu chuẩn nhiệt độ trung bình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với cây vải, đặc biệt vào các thời kỳ sinh trưởng của vải như: ra lộc, ra hoa và kết trái. Hơn nữa, khi so sánh với các yêu cầu sinh thái, có thể thấy rằng không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 32 oC hoặc nhỏ hơn 10 oC, chứng tỏ yếu tố nhiệt độ tại vùng này thích hợp cao đối với cây vải.

Bảng 2.3. Một số đặc trưng về khí hậu của vùng nghiên cứu (Trung bình nhiều năm từ 2005 – 2009)

Tháng Nhiệt độ (o C) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (giờ) TB CN TN I 16,3 20,8 13,9 23,2 81 65 II 17,4 21,1 15,5 25,4 84 44 III 19,9 23,4 17,8 46,6 85 43 IV 23,6 27,9 21,4 104,5 88 82 V 27,0 31,4 24,1 182,0 85 171 VI 28,8 32,6 25,9 246,5 83 169 VII 28,8 32,6 26,0 272,5 85 182 VIII 28,3 32,5 25,5 272,6 86 173 IX 27,3 32,1 24,5 189,0 82 194 X 24,6 30,0 21,8 140,4 79 171 XI 21,3 26,7 18,3 50,6 79 144 XII 17,8 22,9 14,8 25,2 78 114 TB 23,4 27,8 20,8 1578,6 82 1552

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1578,6 mm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất tháng 1, tháng 2, tháng 11, tháng 12; các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8. So sánh với các yêu cầu về lượng mưa của cây vải, có thể thấy rằng lượng mưa tại các vùng trồng vải chủ lực của Bắc Giang rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây vải. Tổng lượng mưa trong năm thường cao hơn 1300 mm, phân bố tương đối phù hợp theo các giai đoạn và thời kỳ sinh trưởng của cây vải. Tuy nhiên, trong một số năm, lượng mưa phân bổ không đều và khắc nghiệt, lại rơi vào các thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây vải, làm cho cây vải rụng lá, hoa và quả, thường là nguyên nhân chính gây mất mùa.

- Về độ ẩm: ẩm độ không khí trung bình hàng năm là 83 %. Sự chênh lệch độ ẩm các tháng của các vùng trồng vải không lớn, dao động từ 1 – 9 %. Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là tháng 12 (78%), cao nhất là tháng 4 (88%).

- Tổng số giờ nắng: là vùng có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm tại các vùng trồng vải chủ lực dao động là 1552 – 1679 giờ. Bình quân số giờ nắng trong ngày từ 4,2 – 4,6 giờ; cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

* Địa hình:

Địa hình của huyện đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Nham Sơn, Tiền Phong, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thụy và TT. Neo. Dãy núi Nham Biền có độ cao +20m đến +230m cắt ngang địa bàn huyện. Phần lãnh thổ còn lại là địa hình bằng có độ dốc dưới 30, độ cao phổ biến từ + 2m đến +15m, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên.

Theo tài liệu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) xây dựng năm 2005, trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 13.996,87ha chiếm 65,47% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bổ ở ven sông Cầu, sông Thương, sông Lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam. Là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 1.083,47ha chiếm 5,07% diện tích tự nhiên với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ, loại đất này được phân bố hầu hết các xã trong huyện. Đây là đất nghèo đạm, lân song giàu kali; đất tơi xốp, thoát nước tốt thích hợp các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 3.479,49ha, chiếm 16,36% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố ở các xã có dãy núi Nham Biền chạy qua, đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng. Phần lớn diện tích nhóm đất này có tầng đất mỏng, ít thích hợp với trồng cây nông nghiệp, phù hợp với trồng cây ăn quả, cây rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 100,68ha

chiếm 0,47% diện tích đất tự nhiên đất này phù hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây Ngô...

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 178,38ha chiếm 0,82% diện

tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các xã có dãy núi Nham Biền chạy qua. Nhìn chung đất đai của huyện Yên Dũng đa dạng, có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng khác nhau. Các nhóm đất phù sa, bạc màu, dốc tụ thích hợp với trồng cây ngắn ngày như: Lúa, ngô, rau đâu... nhóm đất đỏ vàng ở khu vực chân đồi, tầng đất dày thích hợp trồng cây ăn quả như: vải, na, hồng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Giống vải thiều Thanh Hà 8 năm tuổi trồng bằng cành chiết trên đất đồi núi của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu:tại huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tíên hành từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng.

- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng.

3.4. Phƣơng Pháp nghiên cứu

3.4.1. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng

- Thu thập thông tin thứ cấp của các cơ quan chuyên môn: + Vị trí địa lý, địa hình.

+ Số liệu về khí hậu trung bình 5 năm từ năm 2005 - 2010 (thông qua Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang).

- Diện tích năng suất và sản lượng vải của huyện Yên Dũng thông qua phòng Thống kê.

- Sử dụng phiếu điều tra đánh giá một số chỉ tiêu về canh tác để phát hiện yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng Vải của huyện;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.2. Bố trí các thí nghiệm

3.4.2.1. Thí nghiệm 1

Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa sau thu hoạch đến năng suất, chất lượng vải Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên cây vải 8 tuổi.

+ Công thức I: Cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch 7 – 10 ngày(vào khoảng 6 – 9 tháng 7 năm 2010): Cắt tỉa toàn bộ các cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt.

+ Công thức II: Cắt tỉa theo phương pháp đốn phớt: Cắt tỉa toàn bộ các cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, Cắt bỏ các đầu cành(kể cả cành cho thu quả năm trước và không cho thu quả) ở vị trí 1-2 cm từ phần bẻ hoặc đỉnh sinh trưởng.

+ Công thức III: Cắt tỉa theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch vải của Viện nghiên cứu Rau quả: Cắt tỉa 3 vụ:

 Cắt tỉa vụ Thu: Được tiến hành vào khoảng 27/6 – 2/7, Sau khi thu hoạch quả, tỉa bỏ cành hè mọc quá dài. Khi lộc Thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những cành yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 2 – 3 cành Thu trên mỗi cành mẹ.

 Cắt tỉa vụ Xuân: được tiến hành vào khoảng 30/1 – 10/2, cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, những chùm hoa bị sâu bệnh.

 Cắt tỉa vụ Hè: được tiến hành vào khoảng 30/3 – 10/4, tỉa bỏ những chùm quả nhỏ, sâu bệnh.

+ Công thức IV (đối chứng): không cắt tỉa.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.4.2.2. Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất, chất lượng vải (trên cây vải 8 tuổi)

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây. + Công thức I: Phun GA3 30 ppm

+ Công thức II: Phun GA3 50 ppm + Công thức III: Phun GA3 70 ppm

+ Công thức IV (đối chứng): Phun nước lã Thời gian phun:

 Lần 1: phun trước khi nở hoa

 Lần 2: phun khi hoa tàn

 lần 3: phun khi quả bằng hạt đậu xanh ( sau khi hoa tàn 7 ngày)

Cách pha dung dịch để phun: Hoà tan hoàn toàn lượng GA3 thương phẩm trong cồn 900

(sử dụng lượng cồn vừa đủ để pha), thêm nước cất tạo dung dịch mẹ 1.000 ppm. Pha dung dịch mẹ với nước lã để được nồng độ thích hợp, pha xong phun ngay.

Thí nghiệm được tiến hành trên cây vải cắt tỉa theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch vải của Viện nghiên cứu Rau quả.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

3.4.2.3. Thí nghiệm 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng vải

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên cây vải 8 năm tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công thức I: Phun phân bón lá Siêu Kali + Công thức II: Phun phân bón lá Multi-Rice + Công thức III: Phun phân bón lá Đầu Trâu + Công thức IV(đối chứng): Phun nước lã

Thời gian phun: lần 1 phun trước khi nở hoa 7 - 10 ngày, lần 2 sau khi đậu quả 7-10 ngày (trước rụng quả sinh lý đợt 1, lần 3 sau đậu quả 40 - 50 ngày sau khi đậu quả (trước rụng quả sinh lý lần 2), lần 4 sau đậu quả 60 ngày. Mỗi lần phun với liều lượng là 5g phân bón lá pha với 4 lít nước phun cho 01 cây.

Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình: chế độ làm cỏ, bón

phân, tưới nước và phong trừ sâu bệnh.

- Lượng phân bón: tính cho 1 cây trong 1 năm: 50 kg phân chuồng + 0,9 kg đạm Urê + 1,5 kg Supe lân + 1,3 kg Kali.

3.5. Các chỉ tiêu phƣơng pháp nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng

- Thời gian xuất hiện từng đợt lộc - Số lượng lộc

- Số lộc hình thành cành mẹ

* Nhóm chỉ tiêu về ra hoa đậu quả

- Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả trên các công thức

- Tổng số hoa trên chùm, tỷ lệ hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính: Mỗi cây chọn 4 chùm hoa ở lưng tán theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đếm tổng số hoa ra/chùm, số hoa cái, đực và hoa lưỡng tính sau đó chia trung bình. - Tỷ lệ đậu quả/ chùm(%): Bằng (tổng số quả đậu/ hoa lưỡng tính + hoa cái)x100

* Một số chỉ tiêu quả:

- Tỷ lệ phần ăn được (%) = (Khối lượng cùi x 100)/ khối lượng quả. - Khối lượng hạt (gam) cân 30 hạt/ mẫu và tính trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đánh giá năng suất lý thuyết = Khối lượng quả x số quả/ chùm x số chùm quả/cây.

Đánh giá năng suất thực thu: Cân khối lượng quả của các cây thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)